Hải quan Đà Nẵng đối thoại giải đáp vướng mắc cho doanh nghiệp
![]() |
Hoạt động nghiệp vụ tại Chi cục Hải quan cửa khẩu cảng Đà Nẵng. Ảnh: N.Linh. |
Đối với qui định về kiểm hóa hộ đối với hàng hóa gia công và sản xuất XK, theo quy định tại điểm 9 khoản 18 Điều 1 Thông tư 39/2018/TT-BTC, việc kiểm tra thực tế hàng hóa theo quy định tại khoản này chỉ áp dụng đối với hàng xá, hàng rời và hàng hóa NK phục vụ gia công, sản xuất hàng hóa XK, hàng hóa của DN chế xuất. Như vậy, hàng hóa XK gia công hoặc sản xuất XK không được thực hiện việc kiểm hóa hộ theo đề nghị của Chi cục Hải quan nơi đăng ký tờ khai. Quy định này đang gây khó khăn cho các DN XK vì trên thực tế phát sinh rất nhiều trường hợp mà việc được phép kiểm hóa hộ giúp DN tiết giảm được rất nhiều thời gian, chi phí và thuận tiện trong việc thực hiện các thủ tục có liên quan đến kiểm tra thực tế hàng hóa.
Ví dụ, hàng hóa giao cho các đơn vị tại TP Hồ Chí Minh gia công, xuất hàng tại các cửa khẩu của TP Hồ Chí Minh, DN thì mở tờ khai tại các chi cục hải quan thuộc Cục Hải quan Đà Nẵng vì thuận tiện nhưng hàng hóa lại rơi vào luồng Đỏ, phải kiểm tra thực tế. Phương án xử lý trong trường hợp này là kéo hàng về Đà Nẵng kiểm hóa dẫn tới phát sinh chi phí vận chuyển; Hủy tờ khai đã mở (sẽ bị cập nhật vào Hệ thống quản lý rủi ro để đánh giá tiêu chí chấp hành pháp luật đối với DN) để mở tờ khai mới tại các chi cục thuộc Cục Hải quan TP Hồ Chí Minh cho thuận tiện thì lại phải cử nhân viên vào để thực hiện các thủ tục hoặc phải thuê đơn vị dịch vụ (hoặc mở tờ khai từ đầu tại các chi cục thuộc Cục Hải quan TP Hồ Chí Minh), dẫn đến không thuận tiện, phát sinh chi phí. Ngoài ra, đối với hàng dệt may, thường các đơn hàng sát với ngày giao hàng, nếu vướng trường hợp như trên sẽ làm chậm trễ việc giao hàng, có thể trễ chuyến tàu. DN kiến nghị bãi bỏ hoặc sửa đổi qui định hiện hành, cho phép thực hiện việc kiểm hóa hộ tại cửa khẩu nhằm tạo thuận lợi cho DN thông quan hàng hóa nhanh chóng, tiết kiệm thời gian và chi phí cho DN.
Trả lời vướng mắc của DN, Cục Hải quan Đà Nẵng cho biết: Vấn đề trên đã được Tổng cục Hải quan ghi nhận đưa vào Dự thảo Thông tư sửa đổi, bổ sung Thông tư 38/2015/TT-BTC, Thông tư 39/2018/TT-BTC. Theo đó, dự kiến sẽ bãi bỏ Khoản 9 Điều 29 Thông tư 38/2015/TT-BTC, đã được sửa đổi, bổ sung tại Khoản 18 Điều 1 Thông tư 39/2018/TT-BTC.
DN phản ánh hiện nay, có nhiều đối tác nước ngoài cần thuê DN tại Việt Nam sửa chữa các sản phẩm bị lỗi hay hư hỏng. Nhưng qua tìm hiểu thì hoạt động đưa hàng hóa từ nước ngoài về Việt Nam để thực hiện dịch vụ sửa chữa, thu phí và sau đó xuất trả lại cho phía đối tác nước ngoài không phải là hoạt động gia công hay tạm nhập tái xuất theo như qui định của Luật Thương mại, Luật Quản lý ngoại thương... Những trường hợp này, hiện tại cơ quan Hải quan đang tư vấn cho DN thực hiện thủ tục NK và XK theo loại hình kinh doanh thông thường và phải tuân thủ chính sách mặt hàng và chính sách thuế theo qui định hiện hành đã gây nhiều khó khăn và không tạo điều kiện thuận lợi cho các DN khi thực hiện loại hình dịch vụ này. DN đề nghị có cách thức xử lý phù hợp để tạo điều kiện thuận lợi cho các DN khi thực hiện loại hình dịch vụ này.
Về vấn đề trên, Cục Hải quan Đà Nẵng cho biết: Theo quy định tại Điều 178 Luật Thương mại quy định: “Gia công trong thương mại là hoạt động thương mại, theo đó bên nhận gia công sử dụng một phần hoặc toàn bộ nguyên liệu, vật liệu của bên đặt gia công để thực hiện một hoặc nhiều công đoạn trong quá trình sản xuất theo yêu cầu của bên đặt gia công để hưởng thù lao”.
Theo quy định tại Khoản 1 Điều 41 Luật Quản lý ngoại thương: “Trừ trường hợp kinh doanh tạm nhập, tái xuất quy định tại Điều 39 của Luật này, thương nhân được tạm nhập vào Việt Nam hàng hóa không thuộc Danh mục hàng hóa cấm XK, cấm NK; hàng hóa không thuộc diện tạm ngừng XK, tạm ngừng NK theo hợp đồng với nước ngoài để phục vụ mục đích bảo hành, bảo dưỡng, thuê, mượn hoặc để sử dụng vì mục đích khác trong một khoảng thời gian nhất định rồi tái xuất chính hàng hóa đó ra khỏi Việt Nam”.
Căn cứ các quy định nêu trên, hoạt động đưa hàng hóa về Việt Nam để sửa chữa không phải là hoạt động gia công hay hoạt động tạm nhập, tái xuất theo quy định của Luật Thương mại, Luật Quản lý ngoại thương. Đề nghị DN thực hiện thủ tục NK, XK theo loại hình kinh doanh thông thường và phải tuân thủ chính sách mặt hàng, chính sách thuế theo quy định hiện hành.
DN cũng phản ánh về vấn đề có quá nhiều yêu cầu kiểm tra chuyên ngành khi NK dẫn đến việc thông quan hàng hóa chậm, từ đó làm tăng thêm chi phí cho DN. Đề nghị bỏ quy định phải đăng ký kiểm tra chuyên ngành bởi vì đối với một số sản phẩm đặc thù khi muốn đưa sản phẩm ra thị trường DN cũng phải làm thủ tục kiểm tra bởi các bộ ngành liên quan. Nếu DN không thực hiện thì khi kiểm tra sau thông quan sẽ áp dụng chế tài xử phạt thật nặng.
Theo qui định hiện hành, trường hợp cơ quan kiểm tra chuyên ngành chưa thực hiện kết nối với Cổng thông tin một cửa quốc gia, người khai hải quan có trách nhiệm nộp kết quả kiểm tra chuyên ngành cho chi cục hải quan nơi đăng ký tờ khai trong thời hạn 30 ngày kể từ ngày đưa hàng về bảo quản trừ trường hợp việc kiểm tra kéo dài theo xác nhận của cơ quan kiểm tra chuyên ngành. Nếu vi phạm quy định đưa hàng về bảo quản, ngoài việc bị xử phạt vi phạm hành chính theo quy định của pháp luật, người khai hải quan không được mang hàng về bảo quản: i) Trong thời gian 1 năm kể từ ngày bị xử phạt về hành vi tự ý phá dỡ niêm phong; tráo đổi hàng hóa, tự ý đưa hàng hóa ra lưu thông, sử dụng; bảo quản hàng hóa không đúng địa điểm đăng ký với cơ quan Hải quan; ii) Trong thời gian 6 tháng kể từ ngày bị xử phạt về hành vi vi phạm bị lập biên bản nếu vi phạm quy định về thời hạn nộp kết quả kiểm tra chuyên ngành nêu tại điểm a khoản này.
Do đặc thù của việc kiểm tra chuyên ngành, phải cung cấp rất nhiều hồ sơ cho các bộ ngành kiểm tra, dẫn đến mất rất nhiều thời gian nên DN đề xuất cho thông quan trước và sẽ cung cấp khi kiểm tra sau thông quan nhằm tạo thuận lợi cho DN XNK hàng hóa để giúp cho DN giảm bớt chi phí phát sinh không đáng có.
Trả lời vướng mắc của DN, Cục Hải quan Đà Nẵng cho biết, căn cứ quy định tại Khoản 2 Điều 3, Điều 65 Luật Quản lý ngoại thương năm 2017 về hàng hóa XK, NK là đối tượng phải kiểm tra; mục 3, mục 4 Chương 3 Luật Chất lượng sản phẩm hàng hóa năm 2007 và Chương VI Luật An toàn thực phẩm năm 2010, theo đó áp dụng các biện pháp kỹ thuật đối với hàng hóa xuất NK do các bộ, ngành chịu trách nhiệm quản lý. Cơ quan Hải quan chỉ căn cứ quy định của pháp luật chuyên ngành để thực hiện. Do vậy, đề nghị bỏ quy định phải đăng ký kiểm tra chuyên ngành không thuộc và vượt thẩm quyền của cơ quan Hải quan.
Bên cạnh đó, việc kiểm tra chuyên ngành được thực hiện theo các quy định của pháp luật về chuyên ngành như Luật Chất lượng sản phẩm hàng hóa năm 2007, Luật An toàn thực phẩm năm 2010, Nghị định số 132/2008/NĐ-CP, Nghị định số 74/2018/NĐ-CP, Nghị định 15/2018/NĐ-CP của Chính phủ và Thông tư của các bộ, ngành. Theo đó, tùy theo hàng hóa XNK sẽ có quy định phương thức kiểm tra cụ thể (trước thông quan hoặc sau thông quan). Cơ quan Hải quan sẽ căn cứ quy định của pháp luật về chuyên ngành để thực hiện.
Tin liên quan

Hải quan khu vực XX hướng dẫn doanh nghiệp quy định về ưu đãi đầu tư
16:24 | 05/07/2025 Hải quan

Hải quan Hà Nam đối thoại, gỡ vướng cho doanh nghiệp
09:03 | 01/07/2025 Hải quan

Doanh nghiệp xuất khẩu vay vốn tăng hơn 50%
15:49 | 27/06/2025 Cần biết

Hải quan tích cực trao đổi thông tin với các tập đoàn lớn
16:16 | 14/07/2025 Hải quan

Yếu tố tác động đến nguồn thu từ hoạt động xuất nhập khẩu những tháng cuối năm
16:14 | 14/07/2025 Hải quan

Bài 4: Lợi ích thiết thực, doanh nghiệp mong mở rộng Chương trình doanh nghiệp tuân thủ
15:12 | 14/07/2025 Hải quan

Nhiều điểm sáng ở Đảng bộ Chi cục Hải quan khu vực VIII
14:32 | 14/07/2025 Hải quan

Nửa năm, Hải quan khu vực III làm thủ tục gần 1,2 triệu tờ khai
14:26 | 14/07/2025 Hải quan

Hải quan khu vực V giải quyết thủ tục cho 924.432 tờ khai luồng xanh
14:24 | 14/07/2025 Hải quan

Nỗ lực thu ngân sách ở Chi cục Hải quan khu vực XI
14:20 | 14/07/2025 Hải quan

Hải quan khu vực VIII thu qua cảng biển đạt 5.691 tỷ đồng
08:18 | 14/07/2025 Hải quan

Tờ khai luồng Đỏ qua Hải quan khu vực XII chiếm 2,6%
10:00 | 12/07/2025 Hải quan

Bài 3: Tự nguyện tuân thủ pháp luật là động lực để doanh nghiệp phát triển
08:50 | 12/07/2025 Hải quan

Hải quan khu vực II: Đổi mới sáng tạo, chuyển đổi số để thực hiện nhiệm vụ
21:56 | 11/07/2025 Hải quan

Hải quan TP. Hồ Chí Minh luôn giữ vị trí đặc biệt trong hệ thống tổ chức ngành Hải quan
16:35 | 11/07/2025 Hải quan

Hải quan khu vực III thông quan hơn 56 tỷ USD hàng xuất nhập khẩu
15:46 | 11/07/2025 Hải quan
Tin mới

Thị trường trái phiếu doanh nghiệp sẽ cán đích nửa triệu tỷ đồng

VASEP kiến nghị gỡ vướng để thủy sản về lại “sân nhà”

Triển khai kịp thời, hiệu quả các chính sách hỗ trợ thuế: giảm áp lực tài chính cho doanh nghiệp

Bảo hiểm nhân thọ Việt Nam: Tái cấu trúc sản phẩm, đẩy mạnh số hóa và lan tỏa cộng đồng

Thẩm quyền xử phạt vi phạm hành chính của cơ quan Hải quan

(INFOGRAPHICS): Kết quả nổi bật công tác thuế 6 tháng đầu năm 2025
13:30 | 14/07/2025 Infographics

(INFOGRAPHICS): Xuất khẩu 6 tháng đầu năm 2025 bứt phá ấn tượng
09:00 | 12/07/2025 Infographics

(INFORGRAPHICS): 5 nhóm hàng xuất khẩu chục tỷ USD trong nửa đầu năm
09:42 | 11/07/2025 Infographics

(INFORGRAPHICS): Hướng dẫn các kênh nộp thuế điện tử nhanh chóng, tiện lợi
00:00 | 08/07/2025 Infographics

(INFORGRAPHICS): 10 doanh nghiệp niêm yết có vốn hóa lớn nhất tại TP. Hà Nội
09:00 | 08/07/2025 Infographics