Hải quan ASEAN chung sức cùng nỗ lực tạo thịnh vượng
Hiện thực hóa các mục tiêu
ASEAN hiện nằm trong những khu vực có nền kinh tế năng động nhất thế giới. Bên cạnh đó, nhằm mở rộng hội nhập kinh tế toàn cầu, ASEAN đã và đang đẩy mạnh triển khai các Hiệp định Thương mại tự do (FTA) với các nước và vùng lãnh thổ, như: Trung Quốc, Nhật Bản, Hàn Quốc, Ấn Độ, Australia, New Zealand, Hồng Kông (Trung Quốc).
Xuất phát điểm cho hội nhập kinh tế khu vực là quyết định thành lập Khu vực mậu dịch tự do ASEAN (AFTA) tại Hội nghị thượng đỉnh ASEAN lần thứ IV vào năm 1992. Bên cạnh việc cắt giảm thuế quan, các cam kết AFTA còn bao gồm cả việc dỡ bỏ các hàng rào phi thuế quan và thúc đẩy tạo thuận lợi thương mại, đơn giản hoá và hài hoà hoá thủ tục hải quan để đảm bảo lưu thông thương mại giữa các nước.
Trong đó, hài hòa thủ tục hải quan và thu hẹp khoảng cách về quản lý hải quan trong khu vực dựa trên những chuẩn mực của Tổ chức Hải quan thế giới (WCO) là một trong những mục tiêu quan trọng của ASEAN. Vấn đề hợp tác khu vực về hải quan được xác định đóng vai trò rất then chốt trong việc hỗ trợ xây dựng AFTA nhằm mục tiêu tạo thuận lợi cho thương mại giữa các thành viên ASEAN cũng như hiện thực hóa các mục tiêu hội nhập kinh tế dài hạn của ASEAN.
Khái quát về những thành tựu trong hợp tác Hải quan ASEAN cho thấy, hợp tác, hội nhập khu vực và quốc tế là một quá trình tất yếu, một xu thế chủ đạo trong bối cảnh hiện nay với trọng tâm là mở cửa kinh tế, tự do hóa thương mại, nhằm phát huy nguồn lực trong nước và tận dụng cơ hội bên ngoài.
Vì một cộng đồng ASEAN thịnh vượng. Ảnh minh họa. |
Để hiện thực hóa tầm nhìn của ASEAN về “Một khu vực phát triển và thịnh vượng cho tất cả người dân”, “Một ASEAN – Một bản sắc – Một tầm nhìn”, việc xây dựng và phát triển một khuôn khổ để tăng cường hợp tác sâu rộng trong lĩnh vực hải quan trong ASEAN ngày càng trở nên quan trọng.
Cùng với xu thế chung về hội nhập và phát triển trên thế giới, ASEAN luôn có những giải pháp kịp thời khuyến khích các nước thành viên tạo thuận lợi tối đa cho thương mại hợp pháp thông qua tăng cường hợp tác hải quan. Hiện nay, các nước thành viên của ASEAN đang nỗ lực áp dụng các kỹ thuật quản lý hải quan hiện đại, đặc biệt là những chuẩn mực được nêu trong Công ước Kyoto sửa đổi. Là thành viên tích cực, Hải quan Việt Nam đã triển khai nhiều hoạt động trong chương trình hợp tác này.
Theo đó, từ ngày 4 đến 6/6 tại TP Phú Quốc, tỉnh Kiên Giang, Hải quan Việt Nam sẽ đăng cai tổ chức Hội nghị Tổng cục trưởng Hải quan ASEAN lần thứ 33. Đây là lần thứ 4, Hải quan Việt Nam đăng cai tổ chức với vai trò là Chủ tịch (năm 1995, 2004 và 2014).
Bà Nguyễn Thị Việt Nga, Phó Vụ trưởng Vụ Hợp tác quốc tế, Hải quan Việt Nam cho biết, hội nghị là diễn đàn để cộng đồng Hải quan ASEAN tăng cường đối thoại, tham vấn với các đối tác đối thoại của ASEAN nhằm thực hiện các mục tiêu phù hợp với tình hình phát triển kinh tế trong giai đoạn mới. Trong đó, chương trình nghị sự của hội nghị tập trung vào các chương trình và giải pháp tiếp tục thực hiện và hoàn thành các mục tiêu xác định tại Kế hoạch Chiến lược phát triển Hải quan ASEAN giai đoạn 2021 - 2025.
Nền tảng nội lực vững chắc toàn diện
Nhìn lại lịch sử hình thành và phát triển, ASEAN đã sớm xây dựng và liên tục hoàn thiện khung khổ pháp lý, tạo nền tảng cho hợp tác, hội nhập về hải quan trong khu vực mang tính chiến lược, dài hạn, bao gồm các văn kiện mang tính cột mốc như: Bộ quy tắc ứng xử Hải quan ASEAN được các Tổng cục trưởng Hải quan ký kết năm 1983, Hiệp định Hải quan ASEAN, Hiệp định về xây dựng và thực hiện Cơ chế một cửa ASEAN, Nghị định thư về thực hiện biểu thuế hài hòa hóa của ASEAN (AHTN), Nghị định thư về hệ thống quá cảnh hải quan (ACTS)...
Năm 1995, Bộ quy tắc ứng xử Hải quan ASEAN được điều chỉnh để phản ánh những diễn biến mới của ASEAN, đặc biệt là vấn đề AFTA. Thông qua Bộ quy tắc, các nước thành viên cam kết tạo thuận lợi cho thương mại nội khối bằng cách đơn giản hóa và hài hòa hóa các thủ tục thương mại và nâng cao hợp tác khu vực trong lĩnh vực hải quan.
Song song với Bộ quy tắc ứng xử, Hiệp định Hải quan ASEAN được ký kết tại Hội nghị Bộ trưởng Tài chính ASEAN lần thứ nhất vào ngày 1/3/1997 nhằm tạo thuận lợi cho thương mại nội khối tiếp tục được mở rộng. Năm 2012, nhằm đáp ứng những yêu cầu mới về hợp tác hải quan trong việc đẩy nhanh tiến trình thực hiện AEC, Hiệp định Hải quan ASEAN mới được tiến hành đàm phán và ký kết trong Hội nghị Bộ trưởng Tài chính ASEAN lần thứ 16.
Nhằm quy định rõ việc cam kết thực hiện và kết nối với hệ thống một cửa của các quốc gia trong khu vực, Hiệp định về xây dựng và thực hiện Cơ chế một cửa ASEAN đã được ký năm 2005 tại Kuala Lampur, Malaysia. Hiệp định là nền tảng pháp lý và kỹ thuật để hải quan các nước thành viên trao đổi trực tiếp thông tin, chứng từ thương mại trong môi trường điện tử, đưa kết nối khu vực lên một tầm cao mới.
Cùng với đó, Nghị định thư về AHTN hướng đến tạo cơ sở pháp lý cho các cơ quan Hải quan ASEAN thực hiện thống nhất và tăng cường minh bạch về các vấn đề phân loại hàng hóa trong khu vực. Trong đó, Biểu thuế AHTN được rà soát theo danh mục của WCO và được các nước ASEAN ban hành, thực hiện thống nhất, trước đây theo chu kỳ 5 năm và từ năm 2024 sẽ là chu kỳ 6 năm.
Để tăng cường tạo thuận lợi cho dòng hàng hóa lưu chuyển tự do hơn trong khu vực bằng việc đơn giản hóa và hài hòa hóa thủ tục thông quan từ điểm đi, quá cảnh đến điểm đến được quản lý thông qua Hệ thống ACTS, Nghị định thư ACTS của Hiệp định khung ASEAN về tạo thuận lợi thương mại cho hàng hóa quá cảnh là cơ sở pháp lý cho hợp tác hải quan ASEAN, được tạo lập thông qua việc đàm phán, ký kết các thỏa thuận hợp tác, thực hiện các sáng kiến và xây dựng các hệ thống quản lý chung, đã tạo nền tảng để thúc đẩy hợp tác hải quan khu vực trên nhiều lĩnh vực và hoạt động, đạt được kết quả thiết thực.
Theo bà Nguyễn Thị Việt Nga, trong vai trò Chủ tịch Hải quan ASEAN nhiệm kỳ 2024-2025, Hải quan Việt Nam sẽ nỗ lực hết mình để hoàn thành trách nhiệm trong việc tích cực điều phối, thúc đẩy các nước triển khai đúng tiến độ, lộ trình đã định với các nội dung ưu tiên về một cửa, quá cảnh và công nhận lẫn nhau về DN ưu tiên; khuyến khích các nước tăng cường trao đổi, cập nhật thông tin, chia sẻ kinh nghiệm và bài học trong quá trình thực tế triển khai, thu hẹp khoảng cách giữa các cơ quan Hải quan thành viên.
Hải quan Việt Nam tích cực điều phối, phối hợp cùng Ban Thư ký ASEAN trao đổi, tham vấn với các đối tác, tìm kiếm nguồn lực hỗ trợ phù hợp trong triển khai các sáng kiến hoạt động của Hải quan ASEAN, đặc biệt là đối với những nội dung mới nổi liên quan đến quản lý hải quan, bà Nguyễn Thị Việt Nga nhấn mạnh.
Tin liên quan
Sẽ có nhiều điểm mới quản lý loại hình gia công, sản xuất xuất khẩu
20:33 | 22/11/2024 Hải quan
Hải quan kiểm soát chặt các chiêu trò trốn thuế trong nhập khẩu thép
20:17 | 21/11/2024 An ninh XNK
Hải quan Quảng Bình: Tăng thu ngân sách nhờ thu hút doanh nghiệp
08:20 | 22/11/2024 Hải quan
Giá trị lịch sử- văn hóa của tòa nhà được xếp hạng di tích của Hải quan TPHCM
16:08 | 22/11/2024 Hải quan
Trên 300 doanh nghiệp phía Nam tham dự hội thảo lấy ý kiến của Tổng cục Hải quan
20:06 | 21/11/2024 Hải quan
Lào Cai hướng tới trung tâm logistics cửa khẩu hàng đầu cả nước
14:41 | 21/11/2024 Hải quan
Hải quan phía Nam đóng góp nhiều nội dung thực tiễn về thủ tục giám sát, kiểm soát hải quan
14:28 | 21/11/2024 Hải quan
(INFOGRAPHICS) Tân Cục trưởng Cục Điều tra chống buôn lậu Vũ Quang Toàn
14:12 | 21/11/2024 Infographics
Bổ nhiệm lãnh đạo Ban Cải cách hiện đại hóa hải quan và Cục Điều tra chống buôn lậu
14:08 | 21/11/2024 Hải quan
Trụ sở Cục Hải quan TPHCM được xếp hạng di tích cấp Thành phố
10:21 | 21/11/2024 Hải quan
Thông quan lô tổ yến đầu tiên xuất khẩu qua cầu Bắc Luân II
13:36 | 20/11/2024 Hải quan
Phó Tổng cục trưởng Đinh Ngọc Thắng chúc mừng trường Hải quan Việt Nam nhân dịp 20/11
16:15 | 19/11/2024 Hải quan
Hội nghị Tổng cục trưởng Hải quan Việt Nam - Lào: Vun đắp quan hệ hợp tác
14:51 | 19/11/2024 Hải quan
Hải quan Hải Phòng thu ngân sách hơn 7.300 tỷ trong tháng 10
14:20 | 19/11/2024 Hải quan
Sáng kiến tuyên truyền chính sách pháp luật bằng mã QR
13:15 | 19/11/2024 Hải quan
Hải quan cửa khẩu cảng tổng hợp Bình Dương đồng hành, tạo thuận lợi cho doanh nghiệp
07:45 | 19/11/2024 Hải quan
Vấn đề Bạn quan tâm
Tin mới
Kiến nghị thay đổi thời gian áp dụng quy định mới về nhập khẩu vật liệu xây dựng
Cảnh sát biển bắt giữ tàu cá vận chuyển 55.000 lít dầu DO trái phép
Thách thức chuyển đổi số trong chống hàng giả, xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ
Xuất khẩu dệt may lạc quan nhờ cơ hội thị trường
Cơ hội để 500 triệu người thoát nghèo
Chương trình Chuyển động Hải quan kỳ 2 tháng 11/2024
14:31 | 21/11/2024 Hải quan
(LONGFORM) Sứ mệnh phát triển quan hệ đối tác Hải quan- Doanh nghiệp
10:58 | 11/11/2024 Hải quan
Podcast Hải quan Online tổng hợp tuần 2 tháng 11/2024 (từ ngày 4/10 đến 10/11/2024)
08:52 | 11/11/2024 Multimedia
(INFOGRAPHICS): Thu ngân sách tại 10 đơn vị hải quan tăng 11,86%
14:03 | 04/11/2024 Infographics
(INFOGRAPHICS) 32 tỷ USD kim ngạch xuất nhập khẩu nửa đầu tháng 10
09:14 | 29/10/2024 Infographics