Hạ tầng giao thông có vai trò quan trọng trong phát triển toàn diện kinh tế
Tạo đột phá hạ tầng giao thông phải tính đến quy hoạch dài hơi Thủ tướng phân công giải quyết vướng mắc trong đầu tư, xây dựng kết cấu hạ tầng giao thông |
PGS.TS Trần Chủng, Chủ tịch Hiệp hội các Nhà đầu tư công trình giao thông đường bộ Việt Nam (VARSI) |
Ông đánh giá thế nào về ý nghĩa kinh tế - xã hội của các dự án giao thông trọng điểm; trong đó có dự án cao tốc Bắc – Nam, sân bay Long Thành, đường Vành đai 4 Hà Nội và Vành đai 3 TP Hồ Chí Minh đang triển khai?
Một trong những nguyên tắc phát triển nền kinh tế của mỗi quốc gia là phải đầu tư vào hạ tầng kỹ thuật, trong đó có hạ tầng giao thông. Bởi giao thông là “mạch máu” của nền kinh tế, đường đi đến đâu là kinh tế phát triển đến đó, đường đi đến đâu là văn minh lan tỏa đến đó… Hay nói cách khác, muốn phát triển kinh tế vĩ mô, phát triển toàn diện kinh tế của một quốc gia, không thể không nói đến vai trò của hạ tầng, trong đó có hạ tầng giao thông.
Đảng, Nhà nước quan tâm đến đầu tư phát triển hạ tầng giao thông là định hướng đúng đắn. Vì vậy, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính nhiều lần nhấn mạnh, thực hiện 3 đột phá chiến lược theo Nghị quyết Đại hội XIII của Đảng gồm thể chế, hạ tầng, nhân lực; trong đó có các công trình, dự án quan trọng quốc gia, trọng điểm ngành Giao thông vận tải. Đại hội XIII cũng đặt mục tiêu tới năm 2030, cả nước phải có ít nhất 5.000 km cao tốc. Hiện nay, cả nước mới có gần 1.100 km cao tốc. Với quan điểm “cơ sở hạ tầng đi trước một bước”, trong những năm qua Chính phủ đã dành một mức đầu tư cao cho phát triển cơ sở hạ tầng. Khoảng 9 – 10% GDP hàng năm đã được đầu tư vào giao thông, năng lượng, viễn thông, nước và vệ sinh…
Những dự án đã, đang và sắp triển khai như đường bộ cao tốc Bắc – Nam, đường Vành đài 4 Hà Nội, Vành đai 3 TP Hồ Chí Minh, sân bay Long Thành và hàng loạt dự án trọng điểm khác sau khi hoàn thành sẽ giúp kết nối phát triển kinh tế các vùng, liên vùng và vùng kinh tế trọng điểm, đặc biệt là những vùng kinh tế cần thúc đẩy, nâng đỡ phát triển, kể cả vùng sâu, vùng xa.
Bởi khi những đầu tàu kinh tế như Hà Nội, TP Hồ Chí Minh phát triển sẽ lôi kéo cả một đoàn tàu đi theo, muốn vậy mấu chốt phải nhanh chóng hoàn thiện hạ tầng giao thông của những địa phương này. Hay như đường bộ cao tốc Bắc – Nam nếu thông tuyến vào năm 2025 và đưa vào khai thác năm 2026 theo đúng chỉ đạo của Chính phủ, mạch máu của nền kinh tế sẽ phát huy hiệu quả cao nhất của việc luân chuyển hàng hóa, giảm chi phí logistics, tăng cường khả năng cạnh tranh của quốc gia…
Để có thể đẩy nhanh tiến độ của các dự án giao thông trọng điểm, đảm bảo tiến độ, chất lượng công trình, theo ông, chúng ta cần triển khai những giải pháp nào?
Các dự án giao thông trọng điểm nếu về đích đúng hạn có ý nghĩa rất lớn, tác động tổng thể tới cả nền kinh tế, của cả vùng hay từng địa phương. Do đó, mục tiêu tiến độ các dự án cần được coi là pháp lệnh. Tuy nhiên, với tư cách nguyên là Cục trưởng Cục Giám định nhà nước về chất lượng công trình tôi cho rằng, chất lượng công trình có vai trò quan trọng không kém, không thể vì tiến độ mà “du di” chất lượng. Một công trình về đúng hay vượt tiến độ nhưng chất lượng không đảm bảo thì chúng ta phải trả giá rất đắt.
Do đó, tiến độ và chất lượng luôn phải song hành. Tôi cho rằng, các công trình giao thông trọng điểm sắp tới trong đó có đường bộ cao tốc Bắc – Nam giai đoạn 2 được triển khai, vành đai 3, vành đai 4, hay dự án sân bay Long Thành... các cơ quan quản lý nhà nước cần phải quan tâm đặc biệt tới chất lượng công trình. Bởi nếu công trình về đích đảm bảo chất lượng sẽ giúp phát huy hiệu quả kinh tế - xã hội của dự án ngay.
Để đảm bảo tiến độ công trình, tôi cho rằng, cần coi trọng nguyên tắc “làm tốt ngay từ đầu”. Muốn thực hiện được nguyên tắc này, cần coi trọng tuyển chọn các nhà thầu có năng lực chuyên môn và chuyên nghiệp, kiểm soát được chất lượng vật tư đầu vào và coi trọng giám sát các công đoạn hình thành sản phẩm.
Các nhà thầu biết nhận dạng được tất cả những khó khăn mà dự án có thể gặp phải để từ đó có “lời giải” cho từng vấn đề. Ngoài năng lực về con người và trang thiết bị thì nhà thầu có năng lực về tổ chức thi công sẽ nhận dạng và giải quyết các khó khăn mà dự án gặp phải một cách nhanh nhất.
Ngoài ra, yếu tố chuyên nghiệp của các Ban quản lý dự án cũng rất quan trọng, ảnh hưởng đến tiến độ dự án. Các đơn vị này phải kiểm soát chặt chẽ các yếu tố như năng lực của các nhà thầu có phù hợp hồ sơ dự thầu không, kiểm soát được chất lượng vật liệu đầu vào và sự tuân thủ chỉ dẫn kỹ thuật của dự án trong thi công xây dựng.
Một trong những yếu tố tôi muốn nhấn mạnh là vấn đề phát triển bền vững. Bởi dự án giao thông thường trải dài qua nhiều địa phương, vùng miền, có tác động không nhỏ đến môi trường. Vì vậy, cần tính toán đến các yếu tố mà các dự án giao thông có thể ảnh hưởng đến sự bất ổn môi trường ở mức độ thấp nhất trong tương lai.
Để hoàn thành mục tiêu 5.000km cao tốc vào năm 2030, Thủ tướng Chính phủ và Bộ Giao thông vận tải đã xác định vốn ngân sách chỉ là vốn “mồi” và cần huy động tối đa nguồn lực từ tư nhân. Vậy theo ông, nhà nước cần hỗ trợ, tạo điều kiện gì để tháo gỡ khó khăn cho các nhà đầu tư?
Mục tiêu trên thực sự rất khó khăn để có thể đạt được nếu không có các cơ chế đặc thù, chính sách đặc biệt. Ngoài ra cần có các chính sách về cung cấp vật liệu xây dựng, phân cấp cho các địa phương quyền và trách nhiệm đối với dự án đi qua địa phương mình. Mặt khác, chính quyền cũng cần nghiên cứu cải tiến các thủ tục hành chính để có thể rút ngắn thời gian cho các thủ tục nhưng vẫn đảm bảo sự kiểm soát chặt chẽ đúng pháp luật.
Nhu cầu vốn phát triển các dự án cao tốc BOT khá lớn, lên tới hàng trăm nghìn tỷ đồng. Nếu chỉ tập trung vào nguồn vốn vay ngân hàng thì rất khó khăn, ngoài các nguồn vốn “truyền thống” từ xưa đến nay, chúng ta có thể huy động thêm các nguồn vốn nào khác từ bên ngoài, thưa ông?
Tôi cho rằng vốn từ tín dụng ngân hàng vẫn là kênh cung cấp vốn rất quan trọng, nhưng nhà nước nghiên cứu để có chính sách phù hợp cho các dự án hạ tầng giao thông. Mặt khác cần khuyến khích phát hành trái phiếu doanh nghiệp. Cần tạo cơ chế để nhà đầu tư dự án cao tốc hợp tác đầu tư với các nhà đầu tư các dự án bất động sản đô thị, khu công nghiệp, khu du lịch và nghỉ dưỡng, các cơ sở của hệ thống logistics được hình thành do chính con đường cao tốc tạo ra để có nguồn vốn ổn định cho dự án.
Vừa qua, Luật Đầu tư theo phương thức đối tác công tư (Luật PPP) đã được ban hành nhằm tạo ra một sân chơi mới huy động nguồn lực xã hội tham gia đầu tư các dự án công cùng Nhà nước. Vậy những khó khăn trong việc huy động nguồn lực theo phương thức PPP thời gian qua cần phải được các cơ quan quản lý nhà nước nhận dạng đầy đủ hơn nhằm tìm cách khơi thông nguồn lực xã hội.
Xin cảm ơn ông!
Tin liên quan
Nâng quy mô vốn đầu tư công dự án quan trọng quốc gia lên 30.000 tỷ đồng
19:35 | 29/11/2024 Sự kiện - Vấn đề
Thúc đẩy tiến độ đầu tư công các dự án giao thông trọng điểm quốc gia
07:17 | 01/12/2024 Tài chính
Thủ tướng Phạm Minh Chính trao quyết định bổ nhiệm và giao nhiệm vụ cho 2 tân Bộ trưởng
19:49 | 28/11/2024 Sự kiện - Vấn đề
Khu thương mại tự do: Giải pháp đột phá thúc đẩy tăng trưởng logistics
21:33 | 01/12/2024 Kinh tế
Xuất khẩu thủy sản gia tăng sức cạnh tranh bằng chất lượng
16:14 | 01/12/2024 Xuất nhập khẩu
Trung Quốc chiếm gần 90% kim ngạch xuất khẩu bột cá của Việt Nam
09:51 | 01/12/2024 Kinh tế
Một số mặt hàng chủ lực bứt phá tại thị trường châu Á-châu Phi
07:16 | 01/12/2024 Kinh tế
Thông qua Luật Điện lực (sửa đổi), chưa xoá bỏ ngay việc bù chéo giá điện
15:02 | 30/11/2024 Kinh tế
Doanh nghiệp FDI xuất siêu 43 tỷ USD
11:58 | 30/11/2024 Kinh tế
Nâng tầm giá trị hàng Việt qua thương mại điện tử
08:13 | 30/11/2024 Kinh tế
Thúc đẩy giao thương Việt Nam - Ba Lan qua các tuyến hàng hải mới
08:09 | 30/11/2024 Kinh tế
Mở đường tiêu thụ sản phẩm miền núi, vùng sâu, vùng xa và hải đảo
20:58 | 29/11/2024 Kinh tế
TP Hồ Chí Minh: Chú trọng kết nối logistics với 13 tỉnh, thành vùng ĐBSCL
16:50 | 29/11/2024 Kinh tế
Lần thứ 2 tăng thêm chỉ tiêu tăng trưởng tín dụng 2024 cho các ngân hàng
08:33 | 29/11/2024 Kinh tế
Cú hích mới cho hoạt động xuất nhập khẩu Việt Nam – Ba Lan
16:42 | 28/11/2024 Kinh tế
8 nhóm hàng xuất khẩu tỷ đô của ngành nông nghiệp
14:32 | 28/11/2024 Xuất nhập khẩu
Vấn đề Bạn quan tâm
Tin mới
Nissan Almera 2024 nhập khẩu có giá từ 489 triệu đồng
Chính thức phát động chương trình Khuyến mại tập trung quốc gia 2024
TKV: 11 tháng đạt doanh thu hơn 150 nghìn tỷ đồng
MSB và Ngân Lượng hợp tác kiến tạo tương lai thanh toán số
Hải quan Philippines hợp tác khu vực tư nhân thúc đẩy thương mại không giấy tờ
(INFOGRAPHICS) Quá trình công tác của tân Cục trưởng Cục Hải quan Lạng Sơn
08:22 | 29/11/2024 Hải quan
(INFOGRAPHICS) Quá trình công tác của tân Cục trưởng Cục Hải quan Quảng Trị Chu Quang Hải
18:39 | 25/11/2024 Infographics
Chương trình Chuyển động Hải quan kỳ 2 tháng 11/2024
14:31 | 21/11/2024 Hải quan
(LONGFORM) Sứ mệnh phát triển quan hệ đối tác Hải quan- Doanh nghiệp
10:58 | 11/11/2024 Hải quan
Podcast Hải quan Online tổng hợp tuần 2 tháng 11/2024 (từ ngày 4/10 đến 10/11/2024)
08:52 | 11/11/2024 Multimedia