Hà Nội chỉ ra “thủ phạm” gây ô nhiễm không khí trầm trọng
Chiều 1/10, tại buổi cung cấp thông tin cho các cơ quan thông tấn, báo chí về tình hình kinh tế, xã hội 9 tháng năm 2019, ông Vũ Đăng Định, Chánh Văn phòng, người phát ngôn của UBND TP. Hà Nội đã thông tin về tình hình ô nhiễm không khí trên địa bàn.
Ô nhiễm không khí Hà Nội ở mức báo động. |
Ông Định khẳng định, hiện trên địa bàn TP Hà Nội và một số khu vực miền Bắc, tình trạng ô nhiễm bụi tăng cao, nhiều ngày ở mức kém, trong đó ô nhiễm bụi mịn PM 2.5 là chủ yếu, ảnh hưởng tới sức khoẻ con người, đặc biệt là người già và trẻ em. Người dân nên đeo khẩu trang khi đi ra ngoài.
Theo ông Định, có nhiều nguyên nhân gây ô nhiễm không khí của Hà Nội, đó là lượng khí thải từ phương tiện giao thông trong đó xe máy là chủ yếu; tình trang đốt than tổ ong; chuyên chở vật liệu xây dựng không che đậy đầy đủ; việc phá dỡ các công trình xây dựng, mùi hôi thối từ hệ thống thoát nước; các trang trại chăn nuôi gia súc, gia cầm chưa đạt chuẩn; việc đốt rơm rạ của người dân, khói bụi từ các nhà máy chưa được xử lý đạt chuẩn; công tác thu gom rác thải, bùn thải chưa được xử lý và nguyên nhân cuối cùng là… do thời tiết chuyển mùa.
Trả lời câu hỏi về việc đưa ra cảnh báo, khuyến cáo nào cho người dân, ông Mai Trọng Thái, Chi cục trưởng Chi Cục Tài nguyên và Môi trường Hà Nội, cho biết Hà Nội đã đưa ra công bố và khuyến cáo người dân không nên ra ngoài, đeo khẩu trang, học sinh không nên ra ngoại khoá ngoài trời... Hiện TP có 3 trạm quan trắc không khí cố định đạt quy chuẩn, ngoài ra còn có các trạm cảm biến khác để đưa ra khuyến cáo.
Ông Thái cũng cho hay, dự kiến đến năm 2020, TP sẽ có sẽ có 32 trạm quan trắc chất lượng không khí, trong đó có 20 trạm quan trắc cố định, 12 trạm quan trắc cảm biến. Từ đó đưa ra những cảnh báo về chất lượng không khí.
"Mỗi ngày TP sử dụng đến 528 tấn than tổ ong, lượng khí CO2 phát ra môi trường là rất lớn, đây là một nguyên nhân quan trọng gây ra ô nhiễm môi trường", ông Thái lý giải về việc vì sao đốt than tổ ong là một nguyên nhân gây ra ô nhiễm môi trường.
Cũng theo ông Thái, theo dự kiến, đến ngày 3/10, thời tiết sẽ có mưa, từ đó chất lượng không khí sẽ được cải thiện
Liên quan chất lượng không khí, ngày 1/10, thông tin từ Tổng cục Môi trường, Bộ Tài nguyên và Môi trường cho biết, liên tục những ngày tháng 9/2019, chất lượng không khí tại các đô thị lớn như Hà Nội và Thành phố Hồ Chí Minh nhận được sự quan tâm của cộng đồng xã hội. Chỉ số chất lượng không khí AQI của Hà Nội ở mức kém, có hại cho sức khỏe; ở Thành phố Hồ Chí Minh cũng xuất hiện hiện tượng sương mù quang hoá gây cản trở tầm nhìn.
Về việc gia tăng mức độ ô nhiễm bụi PM2.5 và hiện tượng sương mù quang hóa, Tổng cục Môi trường nhận định, đây là hiện tượng thường gặp trong thời gian này do đây là giai đoạn giao mùa, chất lượng không khí chịu tác động rất nhiều của các yếu tố thời tiết kết hợp với các nguồn gây ô nhiễm.
Được biết, ô nhiễm tại Việt Nam chủ yếu là ô nhiễm bụi mịn PM2.5 - loại bụi được coi là sát thủ trong không khí. Bụi PM¬ 2.5 là các hạt bụi có kích thước nhỏ hơn 2,5 Mm, bằng khoảng 1/30 sợi tóc con người (1 Mm có kích thước bằng một phần triệu mét). Với kích thước cực nhỏ này, khi hít vào, chúng sẽ thẩm thấu thẳng vào mạch máu và đi đến các cơ quan nội tạng quan trọng.
Tiếp xúc trực tiếp với PM2.5 có thể dẫn đến các bệnh về hô hấp, tim mạch và thần kinh nghiêm trọng. Chỉ số ô nhiễm PM2.5 ở mức 12 micro-gram/mét khối được xem như ở mức an toàn cho sức khỏe. Chỉ số này tương đương với AQI mức 50.
Liên tiếp trong hai ngày 29/9 và sáng 30/9, ô nhiễm không khí tại thủ đô Hà Nội tăng lên mức nghiêm trọng. Đặc biệt, ngày 1/10 lượng bụi mịn PM 2.5 đo được cao nhất ở mưc 252- mức rất có hại cho sức khỏe con người.
Tin liên quan
Sữa đậu nành Soya Canxi kết nối các thế hệ cùng chăm sóc sức khỏe và sắc đẹp toàn diện
19:16 | 17/09/2024 Doanh nghiệp - Doanh nhân
Sửa Luật thuế TTĐB để giảm tỷ lệ tiêu thụ các mặt hàng có hại cho sức khoẻ
08:49 | 14/09/2024 Chính sách và Cuộc sống
Cách bảo vệ sức khỏe cho học sinh, sinh viên trước thềm năm học mới
07:52 | 14/09/2023 Doanh nghiệp - Doanh nhân
Đại biểu Quốc hội đề nghị gỡ khó cho điều nhập khẩu, cải thiện hạ tầng cho xuất khẩu
16:23 | 04/11/2024 Kinh tế
Thủ tướng sẽ tham dự Hội nghị Thượng đỉnh Hợp tác Tiểu vùng Mekong mở rộng
09:51 | 04/11/2024 Sự kiện - Vấn đề
Hậu “ly hôn” nghìn tỷ
10:32 | 03/11/2024 Sự kiện - Vấn đề
Chuyến công du Trung Đông của Thủ tướng: Ngày mai bắt đầu từ ngày hôm nay
08:48 | 03/11/2024 Sự kiện - Vấn đề
Việt Nam đoàn kết, kêu gọi gỡ bỏ các biện pháp bao vây, cấm vận với Cuba
08:48 | 03/11/2024 Sự kiện - Vấn đề
Vốn của “sếu đầu đàn”
07:29 | 03/11/2024 Sự kiện - Vấn đề
Mua bán thuốc online
19:30 | 02/11/2024 Người quan sát
TP Hồ Chí Minh ra quân phát triển người tham gia bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế
19:27 | 02/11/2024 Sự kiện - Vấn đề
Thủ tướng: Phát triển giáo dục, đào tạo phục vụ kỷ nguyên vươn mình của dân tộc
19:23 | 02/11/2024 Sự kiện - Vấn đề
Thông cáo chung giữa Việt Nam và Qatar
20:49 | 01/11/2024 Sự kiện - Vấn đề
Kẻ đáng gờm 2 tuổi
09:08 | 01/11/2024 Người quan sát
Đề xuất giữ nguyên phạm vi hưởng như lộ trình thông tuyến khám chữa bệnh Bảo hiểm y tế
23:17 | 31/10/2024 Sự kiện - Vấn đề
Giải ngân vốn đầu tư công tại TP Hồ Chí Minh mới đạt gần 22%
20:43 | 31/10/2024 Sự kiện - Vấn đề
Vấn đề Bạn quan tâm
Tin mới
Kiến nghị “cởi trói” thủ tục cho các “anh cả đỏ” về tăng vốn
FTSE Rusell và Morgan Stanley làm việc với Uỷ ban Chứng khoán về nâng hạng thị trường
Những thông tin hấp dẫn trên Tạp chí Hải quan số 89 phát hành ngày 5/11/2024
Chính sách về thuỷ sản chưa sát thực tế, lo doanh nghiệp xuất khẩu bế tắc
Cuộc đua sít sao chưa từng có
Tuyên bố chung giữa Việt Nam và UAE về nâng cấp quan hệ lên Đối tác Toàn diện
08:35 | 29/10/2024 Sự kiện - Vấn đề
(INFOGRAPHICS) 32 tỷ USD kim ngạch xuất nhập khẩu nửa đầu tháng 10
09:14 | 29/10/2024 Infographics
Phiên họp Ủy ban Kỹ thuật thường trực WCO tại Bỉ: Dấu ấn điều hành của đại diện Hải quan Việt Nam
09:25 | 29/10/2024 Hải quan
Hành vi buôn lậu “khí cười” tại Công ty Hoa Việt diễn ra thế nào?
10:18 | 29/10/2024 An ninh XNK