Gói kích thích kinh tế: Bối cảnh đặc biệt cần chính sách đặc biệt
Hàng không là một trong những ngành được đề xuất hỗ trợ đặt biệt trong thời gian tới. |
Sớm ban hành
Tháng trước, Bộ KH&ĐT đã đề xuất các chính sách hỗ trợ bổ sung cho các đối tượng gặp khó khăn do đại dịch Covid-19. Có nhiều điểm đáng chú ý tại gói giải pháp dự kiến do Bộ KH&ĐT đề xuất. Cụ thể, một loạt chính sách tài khóa mạnh mẽ dành cho DN đã xuất hiện trong gói kích thích kinh tế lần 2.
Cụ thể như: Bộ KH&ĐT đề xuất giảm 80% số tiền ký quỹ của DN lữ hành trong thời hạn 2 năm để giúp tạo dòng tiền vào, giúp DN duy trì, cầm cự và có nguồn tiền làm vốn lưu động, sản xuất.
Đáng chú ý nhất là những giải pháp hỗ trợ các doanh nghiệp hàng không bị ảnh hưởng nghiêm trọng do đại dịch Covid-19 được đề xuất. Theo đó, Bộ KH&ĐT đề xuất Chính phủ bảo lãnh các khoản vay cho các DN hàng không, nghiên cứu cơ chế cho Tổng Công ty kinh doanh và đầu tư vốn Nhà nước (SCIC) được phép đầu tư vào các DN hàng không.
Nguồn lực dự kiến ước tính khoảng 11 nghìn tỷ đồng. Tác động của chính sách này, theo Bộ KH&ĐT là sẽ hỗ trợ dòng tiền và thanh khoản cho các DN hàng không, tránh việc các DN này phải tuyên bố phá sản, gây ra tác động bất ổn cho kinh tế - xã hội.
Cùng với đó, Bộ KH&ĐT cũng đề xuất giảm thuế suất giá trị gia tăng (VAT) đối với các mặt hàng tiêu dùng thiết yếu để kích cầu tiêu dùng nội địa.
Đánh giá tốt về những đề xuất dự kiến sẽ dành cho gói hỗ trợ nền kinh tế lần thứ 2, PGS. TS. Vũ Sỹ Cường, Giảng viên Học viện Tài chính nhấn mạnh, điều quan trọng là Quốc hội, Chính phủ phải đánh giá những ngành nào phải hỗ trợ trực tiếp và ngành nào phải hỗ trợ gián tiếp, không phải ngành nào cũng ưu tiên.
Những ngành kinh tế cốt lõi, có tính lan tỏa lớn, ảnh hưởng lớn, nếu để bị phá sản sẽ kéo theo nhiều DN khác cũng phá sản thì phải được cứu trước. Ông Vũ Sĩ Cường cũng lưu ý, trong những bối cảnh đặc biệt thì cần phải có chính sách đặc biệt, và chính sách này cần sớm được ban hành.
Cần đảm bảo hiệu quả, công bằng
Tại Hội thảo công bố báo cáo Đánh giá về tác động của dịch Covid-19 và các gói kích thích kinh tế của Chính phủ tới nền kinh tế vừa được tổ chức ngày 2/12, TS. Lê Xuân Sang, Viện Kinh tế Việt Nam cho rằng, cách thức, dung lượng hỗ trợ DN lớn trong nước tùy thuộc vào mức độ sở hữu nhà nước, chức năng hoạt động công ích, mức độ trầm trọng, khó khăn trong kinh doanh, tiềm lực và mức độ ảnh hưởng kinh tế, nhất là người lao động của từng DN.
Việc Nhà nước mua lại cổ phần của các hãng có khả năng hồi phục nhanh khi đại dịch được kiểm soát là một lựa chọn đáng lưu ý trong các cách thức hỗ trợ DN, như trựờng hợp giải cứu Vietnam's Airlines. Ông Lê Xuân Sang cũng nhấn mạnh, có thể kết hợp các cách thức hỗ trợ khác nhau với dung lượng chuyên biệt cho từng DN.
Theo TS. Lê Xuân Sang, các gói kích thích kinh tế không phải là thuốc thần và không thể cứu hết DN gặp khó khăn, nhất là khi nguồn ngân sách hiện hữu tương đối hạn chế trong tình hình bệnh dịch còn rất phức tạp, khó lường. Chính vì vậy, chỉ có thể cứu được một số DN theo các tiêu chí hợp lý về mặt kinh tế và thực tiễn tối đa, bảo đảm minh bạch, công bằng cao.
“Mục tiêu của các gói kích thích không nên và không thế cứu các DN yếu kém để tạo ra gánh nợ cho nền kinh tế mà chỉ nên tập trung vào giải cứu, hỗ trợ các DN có triển vọng tăng trưởng cao, tạo năng lực cạnh tranh, đổi mới sáng tạo cho nền kinh tế trong dài hạn, mức độ ngành hàng thuộc diện giải cứu phải tính đến mức độ hưởng lợi, thiệt hại của ngành từ đại dịch”, TS Lê Xuân Sang nhấn mạnh.
Tin liên quan
Thủ tướng chỉ đạo phấn đấu tốc độ tăng trưởng GDP năm 2025 đạt trên 8%
15:53 | 21/12/2024 Sự kiện - Vấn đề
Ngân hàng Thế giới: Kinh tế toàn cầu ổn định, Việt Nam tăng trưởng vượt trội
09:06 | 20/12/2024 Sự kiện - Vấn đề
Thích ứng và đổi mới trong môi trường toàn cầu luôn biến động
07:45 | 20/12/2024 Sự kiện - Vấn đề
Trung Đông- thị trường tiềm năng xuất khẩu thủy sản của Việt Nam
15:28 | 22/12/2024 Kinh tế
(INFOGRAPHICS) Xuất nhập khẩu nửa đầu tháng 12 có chiều hướng giảm
10:54 | 22/12/2024 Infographics
Xuất khẩu dừa bước vào chu kỳ tăng tốc
09:52 | 22/12/2024 Kinh tế
Xuất nhập khẩu chính thức đạt gần 750 tỷ USD
18:24 | 20/12/2024 Xuất nhập khẩu
Cơ hội bền vững để hàng Việt Nam thâm nhập thị trường toàn cầu
08:00 | 20/12/2024 Kinh tế
Nắm bắt xu thế chuyển đổi xanh - Cơ hội sống còn của doanh nghiệp Việt Nam
07:53 | 20/12/2024 Kinh tế
Diễn biến nào của lãi suất cho vay trong năm 2025?
21:39 | 19/12/2024 Kinh tế
Nhập khẩu từ Trung Quốc cao kỷ lục đạt hơn 130 tỷ USD
14:40 | 19/12/2024 Xuất nhập khẩu
TP Hồ Chí Minh: Đa dạng hình thức hỗ trợ doanh nghiệp xuất khẩu hàng hóa
07:46 | 19/12/2024 Kinh tế
Phòng vệ thương mại bảo vệ các ngành sản xuất trong nước
16:40 | 18/12/2024 Kinh tế
Thị trường xuất khẩu đầu tiên cán mốc 100 tỷ USD
16:38 | 18/12/2024 Xuất nhập khẩu
Hồng Kông: Cầu nối cho doanh nghiệp Việt Nam tiếp cận thị trường khu vực Vịnh Lớn
09:11 | 18/12/2024 Kinh tế
Chuyển đổi số thúc đẩy kinh tế tuần hoàn và tiêu dùng bền vững trong bán lẻ
21:18 | 17/12/2024 Kinh tế
Vấn đề Bạn quan tâm
Tin mới
Trung Đông- thị trường tiềm năng xuất khẩu thủy sản của Việt Nam
Báo động tai nạn tự chế pháo nổ
Đảm bảo năng lực tài chính của các tổ chức phát hành trái phiếu ra công chúng
Bấp bênh “núi nợ” của các nền kinh tế đang phát triển
(INFOGRAPHICS) Xuất nhập khẩu nửa đầu tháng 12 có chiều hướng giảm
(Infographics) Tổng thu từ xuất nhập khẩu các tỉnh, thành vùng Tây Nguyên
10:50 | 15/12/2024 Hải quan
(INFOGRAPHICS) Kim ngạch hơn 67 tỷ USD, Hàn Quốc là đối tác thương mại lớn thứ 3 của Việt Nam
11:29 | 04/12/2024 Infographics
(INFOGRAPHICS): Tiêu chí lựa chọn doanh nghiệp tham gia chương trình tự nguyện tuân thủ
16:30 | 06/12/2024 Infographics
(INFOGRAPHICS) Tổng thu từ XNK các tỉnh vùng Bắc Trung Bộ và Duyên hải Trung Bộ
16:33 | 06/12/2024 Xuất nhập khẩu
(INFOGRAPHICS) 66 tỷ USD kim ngạch xuất nhập khẩu tháng 11
14:29 | 12/12/2024 Infographics