Gói hỗ trợ lần 1: Cần thiết, kịp thời nhưng chưa hiệu quả
Cần thiết, kịp thời
Ngày 23/01/2020, Việt Nam ghi nhận ca mắc Covid-19 đầu tiên, những ngày sau đó số ca mắc tăng lên theo thời gian. Trước tình hình Covid-19 có nguy cơ cao lây nhiễm trong cộng đồng, đe dọa đến tính mạng, sức khỏe con người và kinh tế - xã hội, Thủ tướng Chính phủ đã ban hành các quy định nhằm kiểm soát sự lây lan của dịch bệnh.
Các quy định tập trung vào việc thực hiện việc giãn cách, cách ly xã hội; hạn chế việc đi lại, tiếp xúc của người dân; các hoạt động sản xuất, kinh doanh vận chuyển người, hàng hóa… tạm thời ngừng hoạt động trong một thời gian nhất định. Đây là những giải pháp cần thiết nhưng cũng gây ra nhiều khó khăn cho doanh nghiệp, người lao động và nền kinh tế.
Theo số liệu của Tổng cục Thống kê, tăng trưởng kinh tế quý I/2020 chỉ đạt 3,82%, mức thấp nhất của tăng trưởng quý trong giai đoạn 2011 – 2020. Trong khi số lượng các doanh nghiệp tạm ngừng kinh doanh có thời hạn lên đến 18,6 nghìn doanh nghiệp tăng 26% so với cùng kỳ năm trước.
Tỷ lệ thất nghiệp, thiếu việc làm của lực lượng lao động trong độ tuổi tăng cao nhất trong 5 năm trở lại đây (tỷ lệ thiếu việc làm của lực lượng lao động trong độ tuổi quý I ở mức 2% so với con số 1,76%; 1,82%; 1,52%; 1,17% của các năm từ 2016 – 2019) do nhu cầu thị trường lao động sụt giảm.
Theo kết quả khảo sát của Ban Nghiên cứu Phát triển Kinh tế tư nhân, thuộc Hội đồng tư vấn cải cách thủ tục hành chính của Thủ tướng Chính phủ, nếu Covid-19 kéo dài 6 tháng, 74% doanh nghiệp cho biết sẽ phá sản, gần 30% mất 20-50% doanh thu, 60% doanh nghiệp thậm chí giảm hơn một nửa doanh thu.
Ngày 9/4/2020 Chính phủ đã ban hành Nghị quyết số 42/NQ-CP về các biện pháp hỗ trợ người dân gặp khó khăn do đại dịch Covid-19 (Nghị quyết 42 - còn được gọi là Gói hỗ trợ lần 1). Gói hỗ trợ lần 1 có giá trị 62 nghìn tỷ đồng (tương đương với khoảng 1,03% GDP năm 2019, bao gồm 16 nghìn tỷ đồng hỗ trợ các doanh nghiệp vay với lãi suất 0% để trả lương cho người lao động; còn lại để hỗ trợ cho người lao động bị giảm, mất việc làm việc do ảnh hưởng của Covid-19; các cá nhân, gia đình có công với cách mạng, đang nhận trợ cấp khó khăn và các hộ kinh doanh cá thể. Mục tiêu của gói hỗ trợ lần 1 là giúp người dân, doanh nghiệp vượt qua khó khăn trước mắt với tinh thần “một miếng khi đói bằng một gói khi no”.
Theo số liệu của Bộ Lao động-Thương binh và Xã hội (Bộ LĐ-TB&XH), tính đến ngày 31/7/2020, các địa phương đã phê duyệt danh sách gần 16 triệu người thuộc các nhóm đối tượng được thụ hưởng với tổng kinh phí là trên 17.500 tỷ đồng. Cụ thể, Kho bạc Nhà nước trung ương đã thực hiện giải ngân gần 12.000 tỷ đồng để thực hiện hỗ trợ cho gần 12 triệu người và gần 13.000 hộ kinh doanh.
Bảo hiểm xã hội Việt Nam đã giải quyết cho 1.739 đơn vị sử dụng lao động được tạm dừng đóng vào quỹ hưu trí, tử tuất cho 164.529 người lao động, với tổng kinh phí gần 602,622 tỷ đồng.
Việc triển khai các hoạt động hỗ trợ đã thu được những kết quả tích cực khi có tới 90,9% số lượng lao động bị giảm thu nhập do dịch bệnh nhận được hỗ trợ (trong 6 tháng đầu năm 2020, số lượng người lao động bị giảm thu nhập do Covid-19 là khoảng 17,6 triệu lao động).
Về cơ bản, việc hỗ trợ cho người lao động đã đảm bảo đúng đối tượng, đúng mục đích và yêu cầu đề ra, qua đó góp phần ổn định đời sống người dân, đảm bảo an sinh xã hội.
Chưa hiệu quả với doanh nghiệp
Gói hỗ trợ lần 1 còn một số hạn chế, đặc biệt là trong chính sách hỗ trợ các doanh nghiệp vay vốn trả lương cho người lao động bị giảm thu nhập do Covid-19. Khoản vay hỗ trợ này có giá trị 16 nghìn tỷ đồng, theo đó các doanh nghiệp sẽ được vay với lãi suất 0% trong thời gian tối đa 3 tháng để trả lương ngừng việc cho người lao động. Các hạn chế tập trung vào 2 điểm: (i) mức độ phù hợp của chính sách với thực tế; (ii) và tình hình triển khai thực hiện.
Nghị quyết 42 có một số quy định chưa cụ thể, rõ ràng gây ra khó khăn trong việc xác định đối tượng nhận hỗ trợ. Việc quy định “người sử dụng lao động có khó khăn về tài chính”, hay việc quy định, người lao động được nhận hỗ trợ làm việc trong các doanh nghiệp “không có doanh thu hoặc không có nguồn tài chính để trả lương” gây lúng túng trong triển khai thực hiện cho cả phía người lao động, doanh nghiệp và phía cơ quan nhà nước.
Bên cạnh đó, quy định việc “ngân hàng giải ngân trực tiếp hàng tháng đến người lao động bị ngừng việc” sẽ phát sinh thêm thủ tục hành chính tại các ngân hàng, đồng thời giảm tính chủ động từ phía các doanh nghiệp.
Trên thực thế, việc các doanh nghiệp tiếp cận khoản vay còn gặp cản trở bởi các quy định và thủ tục hành chính tại các đơn vị thực thi chính sách.
Theo đó, tại Văn bản hướng dẫn số 2129/HD-NHCS của Tổng Giám đốc Ngân hàng chính sách xã hội ngày 27/4/2020 hướng dẫn nghiệp vụ cho vay người sử dụng lao động để trả lương ngừng việc đối với người lao động, để được vay các doanh nghiệp phải đáp ứng được các điều kiện: (i) doanh nghiệp phải trả 50% lương ngừng việc cho người lao động; (ii) không có nợ xấu ở các ngân hàng; (iii) phải sử dụng hết quỹ dự phòng tiền lương; (iv) phải có từ 20% hoặc từ 30 người lao động trở lên đang tham gia bảo hiểm xã hội bắt buộc phải ngừng việc từ một tháng liên tục trở lên.
Các điều kiện đã gây khó cho doanh nghiệp trong việc tiếp cận nguồn vốn, bởi lẽ trong khi hoạt động kinh tế bị ảnh hưởng nặng nề, khả năng phát sinh các khoản nợ xấu ngân hàng của doanh nghiệp sẽ cao hơn, trong khi không có nhiều doanh nghiệp trích lập quỹ dự phòng tiền lương, hơn nữa việc có 20% lao động bắt buộc phải ngừng trở lên việc mới được nhận hỗ trợ đồng nghĩa với việc doanh nghiệp đã rơi vào tình trạng rất khó khăn, việc hỗ trợ lúc này không mang lại nhiều ý nghĩa…
Với những điểm hạn chế, tồn tại trên trong đợt thực hiện Gói hỗ trợ lần 1 vừa qua chỉ có 1 doanh nghiệp đủ điều kiện nhận hỗ trợ từ Gói 16 nghìn tỷ đồng, tuy nhiên sau cùng doanh nghiệp này cũng không nhận khoản vay ưu đãi trên. Rõ ràng với hàng ngàn doanh nghiệp gặp khó khăn, tạm ngừng kinh doanh, thậm chí là giải thể, phá sản thì chỉ 1 doanh nghiệp đủ điều kiện vay là vấn đề cần xem xét, đánh giá một cách khoa học, thực tế.
Ngoài các nguyên nhân chủ quan từ phía chính sách được ban hành cũng như quá trình thực thi tại các đơn vị thực hiện trực tiếp, việc Gói hỗ trợ lần 1 chưa hiệu quả còn do một số các nguyên nhân khách quan như việc các đơn vị sử dụng lao động không thực hiện khai báo với cơ quan nhà nước về lao động đang làm việc, nhất là các lao động thời vụ, ngắn hạn; các doanh nghiệp, hộ kinh doanh cá thể chưa khai báo hoặc khai báo không chính xác về các khoản doanh thu, lợi nhuận… khiến cho việc thống kê, xác định đối tượng người lao động, người sử dụng lao động được hưởng chính sách gặp nhiều khó khăn
Theo các chuyên gia, Gói hỗ trợ lần thứ nhất chưa đạt được mục tiêu đặt ra. Nguyên nhân là do khi xây dựng chính sách không có cách tiếp cận “không bình thường” trong bối cảnh “không bình thường” mà vẫn tiếp cận theo lối truyền thống. Trong khi thực thi thì quá nhiều người can thiệp vào, cuối cùng rất nhiều người phải phê duyệt phải chấp thuận, dẫn đến kéo dài thời gian và không thực thi được.
Tin liên quan
Sửa Luật Thuế thu nhập doanh nghiệp, không ưu đãi cho các ngành nghề trùng lắp, dàn trải
12:52 | 22/11/2024 Tài chính
Chính sách đột phá phát triển nhà ở xã hội
20:34 | 21/11/2024 Kinh tế
Sáng kiến tuyên truyền chính sách pháp luật bằng mã QR
13:15 | 19/11/2024 Hải quan
Nâng hiệu quả quản lý vốn, nhưng hoạt động doanh nghiệp phải theo kinh tế thị trường
16:14 | 23/11/2024 Tài chính
Trình dự án Luật thay thế "Luật 69", nâng cao tính tự chủ của doanh nghiệp nhà nước
15:13 | 23/11/2024 Tài chính
Số liệu chính xác giúp quản lý hiệu quả tài sản công
16:42 | 22/11/2024 Tài chính
Quốc hội xem xét bổ sung, tăng thuế tiêu thụ đặc biệt với thuốc lá, bia rượu
12:59 | 22/11/2024 Tài chính
Nguồn thu tiền sử dụng đất chưa đạt, chưa đủ chi cho đầu tư công
11:16 | 22/11/2024 Tài chính
Ra mắt sản phẩm trợ lý ảo hỗ trợ người nộp thuế
16:27 | 21/11/2024 Thuế - Kho bạc
Ngành Thuế phấn đấu tiết kiệm thêm 10% chi thường xuyên tăng thêm dự toán 2025
16:20 | 20/11/2024 Thuế - Kho bạc
Các công ty chứng khoán sẵn sàng cho “sân chơi Non-Prefunding”
13:15 | 20/11/2024 Tài chính
Quản lý chặt chẽ nợ công, đảm bảo an toàn tài chính quốc gia năm 2025
08:39 | 20/11/2024 Tài chính
Học viện Tài chính tiếp tục đổi mới, nâng cao chất lượng giáo dục và đào tạo
19:43 | 19/11/2024 Tài chính
Sửa tên gọi dự thảo 1 luật sửa 7 luật thuộc lĩnh vực tài chính
16:24 | 19/11/2024 Tài chính
Bộ Tài chính Mỹ tiếp tục xác định Việt Nam không thao túng tiền tệ
14:50 | 17/11/2024 Tài chính
Minh bạch thông tin giúp nâng cao vị thế của doanh nghiệp niêm yết
10:40 | 16/11/2024 Tài chính
Vấn đề Bạn quan tâm
Tin mới
Giải thưởng Sách Quốc gia lần thứ 7 sẽ vinh danh 58 bộ sách, cuốn sách
Quốc hội yêu cầu sớm quy định về mức thuế cao với người nhiều nhà đất
Nâng hiệu quả quản lý vốn, nhưng hoạt động doanh nghiệp phải theo kinh tế thị trường
Xuất nhập khẩu nửa đầu tháng 11 có chiều hướng giảm
Trình dự án Luật thay thế "Luật 69", nâng cao tính tự chủ của doanh nghiệp nhà nước
Chương trình Chuyển động Hải quan kỳ 2 tháng 11/2024
14:31 | 21/11/2024 Hải quan
(LONGFORM) Sứ mệnh phát triển quan hệ đối tác Hải quan- Doanh nghiệp
10:58 | 11/11/2024 Hải quan
Podcast Hải quan Online tổng hợp tuần 2 tháng 11/2024 (từ ngày 4/10 đến 10/11/2024)
08:52 | 11/11/2024 Multimedia
(INFOGRAPHICS): Thu ngân sách tại 10 đơn vị hải quan tăng 11,86%
14:03 | 04/11/2024 Infographics
(INFOGRAPHICS) 32 tỷ USD kim ngạch xuất nhập khẩu nửa đầu tháng 10
09:14 | 29/10/2024 Infographics