Gỡ “thẻ vàng” IUU vẫn dựa trên 3 trụ cột
Nhiều quy định mới nhằm quyết liệt gỡ "Thẻ vàng" IUU Gỡ thẻ vàng, doanh nghiệp thủy sản cam kết "nói không với IUU" Quyết gỡ “thẻ vàng” IUU Quyết tâm cao nhất để gỡ “thẻ vàng” IUU |
Trả lời câu hỏi chất vấn của đại biểu Quốc hội về những khó khăn, vướng mắc trong quá trình gỡ bỏ thẻ vàng của Ủy ban châu Âu (EC) tại Phiên họp thứ 36 ngày 21/8/2024, Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Lê Minh Hoan cho biết, trong năm 2024, ngành thủy sản nước ta tiếp tục đối mặt với rất nhiều thách thức từ thị trường, giá bán đến các thách thức do những rào cản thương mại. Đặc biệt trong bối cảnh đã gần 7 năm Việt Nam bị cảnh báo thẻ vàng của Ủy ban châu Âu (EC) về hoạt động thủy sản.
Về các giải pháp gỡ “thẻ vàng” IUU, Bộ trưởng Lê Minh Hoan cho biết, giải pháp chủ yếu vẫn là thực hiện tốt Chiến lược phát triển thủy sản Việt Nam đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2045; Chiến lược phát triển nông nghiệp và nông thôn bền vững giai đoạn 2021 - 2030, tầm nhìn đến năm 2050 đã được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt. Trong đó phát triển thủy sản dựa trên ba trụ cột: giảm khai thác, tăng nuôi trồng và bảo tồn biển, để đảm bảo trữ lượng thủy sản dành cho thế hệ mai sau.
Đánh giá về những kết quả đạt được, Bộ trưởng Lê Minh Hoan nêu rõ, những giải pháp nhằm gỡ thẻ vàng IUU được thực hiện trong suốt 7 năm qua đã có những thành quả nhất định. Theo đó, Việt Nam đã tổ chức lại hệ thống kiểm ngư (hiện 28 địa phương ven biển đều có lực lượng kiểm ngư); có Nghị quyết của Hội đồng Thẩm phán Tòa án nhân dân tối cao về hình sự hóa những hành vi vi phạm liên quan đến IUU; đã giảm 20.000 chiếc tàu (từ hơn 100.000 chiếc xuống còn 86.000 chiếc) nhưng so với các nước trong khu vực, số lượng tàu của Việt Nam vẫn còn quá nhiều trên vùng biển, ảnh hưởng đến việc phát triển bền vững.
Bên cạnh đó, cấu trúc ngành thủy sản còn rời rạc, manh mún, nhỏ lẻ, chưa có thiết chế thực hiện theo hướng cộng đồng cùng quản lý nguồn lợi thủy sản; trình độ nhân lực nghề cá còn hạn chế, vì vậy thời gian tới Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn sẽ phối hợp với Bộ Giáo dục và Đào tạo có giải pháp để tăng cường nhận thức cho ngư dân cùng tham gia bảo vệ nguồn lợi thủy sản.
“Đồng thời, trong thời gian tới, chúng ta cần tiếp tục chứng minh về những nỗ lực của Việt Nam trong việc tháo gỡ thẻ vàng IUU; phối hợp với Bộ Ngoại giao và Bộ Công an, Bộ Quốc phòng cùng vào cuộc triển khai tháng cao điểm”, Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn nhấn mạnh.
Không gỡ được "thẻ vàng" IUU, xuất khẩu hải sản vào EU sẽ tiếp tục bị ảnh hưởng nghiêm trọng thời gian tới. Ảnh minh hoạ: L.T |
Liên quan đến các giải pháp tháo gỡ khó khăn cho sản xuất nông sản xuất khẩu, nhập khẩu một số nguyên liệu phục vụ cho sản xuất nông nghiệp đồng thời đưa nông sản Việt Nam thâm nhập vào thị trường châu Âu, Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Lê Minh Hoan cho biết, sau khi nhập khẩu nguyên liệu chúng ta vẫn chế biến lại để xuất khẩu, vì vậy chúng ta vẫn có cả xuất- nhập. Do đó, chúng ta cần từng bước tự chủ để cân đối về vấn đề này. Hiện nay, các Tập đoàn, doanh nghiệp trong nước và nước ngoài đã đầu tư về lĩnh vực nguyên liệu phục vụ cho sản xuất nông nghiệp, chính vì vậy các địa phương cần tham gia tích cực. Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn sẽ tiếp thu ý kiến các đại biểu, phối hợp với các bộ, ngành địa phương để tiếp tục thực hiện tốt nội dung này.
Về xuất khẩu nông sản, Bộ trưởng Lê Minh Hoan cho biết, xuất khẩu nông sản đã có sự tăng trưởng vượt bậc, tăng 20% so với năm 2023. Tuy nhiên, vẫn còn tiềm ẩn rất nhiều rủi ro có thể xảy ra vào bất kỳ thời điểm nào.
“Chúng ta không thể làm chủ hết được cả thị trường bởi vì trên thị trường có rất nhiều quốc gia cạnh tranh cùng một mặt hàng với nước ta. Do đó, giải pháp hữu hiệu nhất là cần tổ chức lại sản xuất, tổ chức ngành hàng, tổ chức lại thị trường, tổ chức lại hiệp hội và có sự điều chỉnh nhất định cho từng giai đoạn giá cả lên xuống thất thường hoặc biến cố ngoài mong muốn; có chính sách giúp đỡ người dân, doanh nghiệp. Đồng thời, các địa phương cũng cần tạo thị trường ổn định để đảm bảo điều hòa những nông sản của địa phương mình”, Bộ trưởng Lê Minh Hoan cho biết thêm.
Các mặt hàng như gạo, cà phê, điều, gỗ… của Việt Nam đều vào được thị trường Hoa Kỳ, châu Âu, Nhật Bản, Hàn Quốc. Do đó, theo Bộ trưởng Lê Minh Hoan, nếu chúng ta đảm bảo được chất lượng thì sẽ đáp ứng được các yêu cầu của thị trường. Bên cạnh đó, để đáp ứng được tiêu chuẩn của thị trường thay đổi thường xuyên thì cần có thêm nhiều chính sách hỗ trợ. Về phía Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ đã thường xuyên mở các cuộc họp với Bộ Công Thương, Bộ Ngoại giao để phát triển thị trường. Trong thời gian tới, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn sẽ có những chính sách đối với những thị trường đặc thù, còn nhiều khó khăn để giúp đỡ các doanh nghiệp. |
Tin liên quan
(INFOGRAPHICS) Malaysia: Đối tác chục tỷ đô của Việt Nam ở Đông Nam Á
11:01 | 21/11/2024 Infographics
(INFOGRAPHICS) Thương mại Việt Nam - Campuchia đạt hơn 8 tỷ USD
08:37 | 21/11/2024 Infographics
Giữa tháng 11, xuất nhập khẩu đạt hơn 681 tỷ USD bằng cả năm 2023
15:50 | 20/11/2024 Xuất nhập khẩu
Chính sách đột phá phát triển nhà ở xã hội
20:34 | 21/11/2024 Kinh tế
10 tháng chi hơn 117 tỷ USD nhập hàng Trung Quốc
14:35 | 21/11/2024 Xuất nhập khẩu
Đường sắt tốc độ cao Bắc – Nam: Cần được đánh giá rất kỹ với góc nhìn đa chiều
22:33 | 20/11/2024 Kinh tế
Nhập khẩu nguyên liệu dệt may da giày tăng mạnh
14:49 | 20/11/2024 Xuất nhập khẩu
“Thủ phủ” xuất khẩu đồ gỗ trước nhiều cơ hội bứt phá
13:30 | 20/11/2024 Kinh tế
(INFOGRAPHICS) 70 tỷ USD kim ngạch xuất nhập khẩu tháng 10/2024
10:33 | 20/11/2024 Xuất nhập khẩu
Sắt thép nhập khẩu tăng mạnh vào nhóm chục tỷ đô
09:03 | 20/11/2024 Xuất nhập khẩu
Triển vọng xuất khẩu tôm thời điểm cuối năm
08:41 | 20/11/2024 Kinh tế
Doanh nghiệp Mỹ tăng nhập khẩu tôm trước thông tin tăng thuế
21:37 | 19/11/2024 Kinh tế
Tỷ trọng tín dụng xanh còn thấp do thiếu tiêu chí đánh giá cụ thể
16:35 | 19/11/2024 Kinh tế
Xuất khẩu dệt may có bị tác động từ chính sách Trump 2.0?
16:29 | 19/11/2024 Xuất nhập khẩu
Có sự dịch chuyển về thị trường xuất khẩu cao su
13:38 | 19/11/2024 Kinh tế
Nâng vị thế nếu Việt Nam không muốn trở thành "xưởng lắp ráp" mới
09:20 | 19/11/2024 Kinh tế
Vấn đề Bạn quan tâm
Tin mới
Chính sách đột phá phát triển nhà ở xã hội
Cần giới hạn quy mô, diện tích trong thí điểm thực hiện dự án nhà ở thương mại
Hải quan kiểm soát chặt các chiêu trò trốn thuế trong nhập khẩu thép
Trên 300 doanh nghiệp phía Nam tham dự hội thảo lấy ý kiến của Tổng cục Hải quan
Bộ Chính trị, Ban Bí thư xem xét sai phạm của ông Vương Đình Huệ
Chương trình Chuyển động Hải quan kỳ 2 tháng 11/2024
14:31 | 21/11/2024 Hải quan
(LONGFORM) Sứ mệnh phát triển quan hệ đối tác Hải quan- Doanh nghiệp
10:58 | 11/11/2024 Hải quan
Podcast Hải quan Online tổng hợp tuần 2 tháng 11/2024 (từ ngày 4/10 đến 10/11/2024)
08:52 | 11/11/2024 Multimedia
(INFOGRAPHICS): Thu ngân sách tại 10 đơn vị hải quan tăng 11,86%
14:03 | 04/11/2024 Infographics
(INFOGRAPHICS) 32 tỷ USD kim ngạch xuất nhập khẩu nửa đầu tháng 10
09:14 | 29/10/2024 Infographics