Giấy thông hành cho thực phẩm dễ dàng xuất khẩu vào Nhật Bản
Nhờ chế biến sâu, Việt Nam dẫn đầu xuất khẩu tôm vào Nhật Bản FTA “đòn bẩy” cho xuất khẩu nông thủy sản Việt Nam sang Nhật Bản |
Việt Nam là nguồn cung số 1 về tôm cho Nhật Bản. Ảnh: TL |
Chiều 29/9, tại TPHCM, Văn phòng SPS Việt Nam, Hiệp hội Chế biến và Xuất khẩu thủy sản Việt Nam (VASEP) và Hiệp hội Rau quả Việt Nam phối hợp tổ chức Hội thảo “Các quy định về nhập khẩu thực phẩm và lợi ích khi áp dụng tiêu chuẩn JFS đối với doanh nghiệp sản xuất, kinh doanh thực phẩm Việt xuất khẩu sang Nhật Bản”.
Ông Lê Thanh Hòa, Phó Cục trưởng Cục Chất lượng, Chế biến và Phát triển thị trường, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn cho biết, việc Việt Nam và Nhật Bản đã cùng tham gia 4 hiệp định thương mại sẽ mở ra nhiều cơ hội cho doanh nghiệp hai bên phát triển thương mại, đầu tư, trong đó có thương mại nông lâm thủy sản.
Hiện Nhật Bản là đối tác thương mại thứ 3 của Việt Nam về xuất khẩu nông lâm thủy sản, bao gồm nhiều mặt hàng như thủy sản, cà phê, rau quả, sắn… Để thâm nhập được vào thị trường Nhật Bản, sản phẩm thực phẩm Việt Nam phải chịu sự giám sát, quản lý chặt chẽ về dư lượng, an toàn thực phẩm. Nhưng một khi đã đáp ứng được các yêu cầu và trở thành bạn hàng tin cậy thì việc phát triển thương mại tại thị trường này khá thuận lợi.
Ông Nguyễn Hoài Nam, Phó Tổng thư ký Hiệp hội Chế biến và Xuất khẩu thủy sản (VASEP) cho biết, Nhật Bản là thị trường xuất khẩu lớn thứ 2 của thủy sản Việt Nam với kim ngạch chiếm tỷ trọng 15-17% tổng kim ngạch xuất khẩu của thủy sản Việt Nam. Ông Nam cũng dẫn số liệu của Trademap cho thấy Việt Nam là nhà cung cấp thủy sản lớn thứ 5 cho Nhật Bản với thị phần khoảng 7-8%, đứng sau Trung Quốc, Chi lê, Mỹ và Nga. Đặc biệt, Việt Nam là nguồn cung số 1 về tôm cho Nhật Bản, chiếm tới 25-26% thị phần.
Trong giai đoạn 2022-2023, xuất khẩu thủy sản của Việt Nam sang Nhật chịu tác động bởi nhiều yếu tố tại thị trường Nhật như tình hình kinh tế đi xuống, lạm phát, nhu cầu giảm, giá nhập khẩu giảm… Trong khi đó, ở trong nước, chi phí sản xuất liên tục tăng cùng tình trạng thiếu nguyên liệu, thiếu vốn để duy trì sản xuất nguyên liệu và chế biến xuất khẩu cũng đặt ra không ít thách thức cho các doanh nghiệp.
Tuy nhiên, ông Nam đánh giá, với quan hệ ngoại giao, kinh tế, thương mại Việt Nam và Nhật Bản ổn định và tốt đẹp, Nhật Bản là đối tác truyền thống của thủy sản Việt Nam, thời gian tới, các mặt hàng thủy sản Việt Nam vẫn có cơ hội rất lớn tại thị trường Nhật Bản. Những năm qua, sản phẩm thủy sản và doanh nghiệp thủy sản Việt Nam đã xây dựng được uy tín với các đối tác Nhật Bản. Thêm vào đó, Hiệp định CPTPP đang tạo cơ hội về nguồn nguyên liệu gia công, chế biến xuất khẩu từ Nhật và Nhật Bản cũng đang hợp tác và hỗ trợ tích cực về công nghệ cho ngành khai thác, chế biến thủy sản ở Việt Nam.
Bên cạnh những cơ hội trên, các doanh nghiệp Việt Nam cũng phải đối mặt với không ít thách thức. Trước tiên phải kể đến quy định thị trường khắt khe như kiểm soát chặt dư lượng hóa chất, kháng sinh trong sản phẩm thủy sản. Theo ông Nam, Nhật Bản có quy định khắt khe về kháng sinh và vi khuẩn gây bệnh. Nếu doanh nghiệp chỉ vi phạm 1 lần về an toàn thực phẩm thì sẽ bị nâng cấp kiểm soát, thậm chí có thể bị kiểm soát 100%.
Ngoài ra, Việt Nam cũng chưa tận dụng được hết ưu đãi thuế quan của hiệp định VJ FTA và áp lực cạnh tranh với các nước khác về giá và nguồn cung đang có xu hướng tăng lên. Bên cạnh đó là những thách thức từ sự tăng trưởng chậm của kinh tế, ảnh hưởng đến nhu cầu nhập khẩu và nguy cơ Nhật Bản sẽ tăng các quy định, yêu cầu liên quan đến phát triển bền vững…
Để đảm bảo các sản phẩm nông sản, thực phẩm Việt Nam đáp ứng tốt các tiêu chuẩn kỹ thuật của Nhật Bản, ông Masanori Kotani, Phó Chủ tịch, Trưởng ban thư ký của Hiệp hội quản lý an toàn thực phẩm cho biết (JFSM), JFS-C là bộ tiêu chuẩn an toàn thực phẩm quốc tế do JFSM xây dựng. Bộ tiêu chuẩn được Tổ chức Sáng kiến an toàn thực phẩm toàn cầu (GFSI) công nhận phù hợp với các yêu cầu mới nhất về chuẩn mực an toàn thực phẩm.
Hiện bộ tiêu chuẩn JFS-C đã được các doanh nghiệp kinh doanh thực phẩm Nhật Bản tại châu Á tin tưởng và đang mở rộng áp dụng ngày càng rộng rãi. Theo ông Masanori Kotani, việc doanh nghiệp đạt được tiêu chuẩn này cũng giống như đã được cấp hộ chiếu, giấy thông hành để hàng hóa dễ dàng xuất khẩu vào thị trường Nhật Bản cũng như các nước khác.
Vừa qua, Hiệp hội Quản lý an toàn thực phẩm Nhật Bản (JFSM) đã công nhận Công ty CP Chứng nhận và giám định VinaCert là tổ chức đầu tiên của Đông Nam Á chứng nhận được tiêu chuẩn quốc tế về an toàn thực phẩm JFS-C. Thông qua tổ chức chứng nhận và giám định VinaCert, việc chứng nhận các doanh nghiệp, hợp tác xã, cá nhân sản xuất, chế biến và xuất khẩu nông sản, thực phẩm phù hợp với yêu cầu của tiêu chuẩn JFS-C không chỉ giúp các doanh nghiệp Việt mở rộng giao dịch với các công ty Nhật Bản, mà còn thúc đẩy sự phát triển ngành công nghiệp thực phẩm an toàn của Việt Nam.
Tin liên quan
Chủ động nguồn hàng đón cơ hội trong xuất khẩu xanh
14:43 | 04/12/2024 Kinh tế
(INFOGRAPHICS) Kim ngạch hơn 67 tỷ USD, Hàn Quốc là đối tác thương mại lớn thứ 3 của Việt Nam
11:29 | 04/12/2024 Infographics
Móng Cái: Lập chốt kiểm tra, phát hiện hàng tấn thực phẩm nhập lậu
11:27 | 04/12/2024 An ninh XNK
TP Hồ Chí Minh: Tập trung 4 nhóm giải pháp phát triển kinh tế số
20:55 | 04/12/2024 Kinh tế
Thương mại điện tử Việt Nam- Trung Quốc: Nhìn từ biên giới Lạng Sơn
13:14 | 04/12/2024 Kinh tế
“Có đi, có lại” khi tham gia chuỗi giá trị trong thị trường CPTPP
08:00 | 04/12/2024 Kinh tế
Tín dụng cuối năm tiếp tục tăng, nới room để tránh "nơi thừa - nơi thiếu"
20:56 | 03/12/2024 Kinh tế
Chính sách tài khóa mở rộng ngăn chặn đà suy giảm, thúc đẩy tổng cầu
13:30 | 03/12/2024 Kinh tế
Hỗ trợ tổng cầu thúc đẩy tăng trưởng kinh tế
13:20 | 03/12/2024 Kinh tế
Lạng Sơn: Kết nối và phát triển thương mại, du lịch Việt – Trung
08:44 | 03/12/2024 Kinh tế
Lào Cai chú trọng đầu tư hạ tầng cửa khẩu thúc đẩy giao thương
07:53 | 03/12/2024 Kinh tế
Ba mục tiêu, bảy nhiệm vụ để ngành logistics bứt tốc
18:44 | 02/12/2024 Kinh tế
Khu thương mại tự do: Giải pháp đột phá thúc đẩy tăng trưởng logistics
21:33 | 01/12/2024 Kinh tế
Xuất khẩu thủy sản gia tăng sức cạnh tranh bằng chất lượng
16:14 | 01/12/2024 Xuất nhập khẩu
Trung Quốc chiếm gần 90% kim ngạch xuất khẩu bột cá của Việt Nam
09:51 | 01/12/2024 Kinh tế
Một số mặt hàng chủ lực bứt phá tại thị trường châu Á-châu Phi
07:16 | 01/12/2024 Kinh tế
Vấn đề Bạn quan tâm
Tin mới
TP Hồ Chí Minh: Tập trung 4 nhóm giải pháp phát triển kinh tế số
Kinh doanh mỹ phẩm lậu, một doanh nghiệp bị phạt 180 triệu đồng
Thu ngân sách TP Hồ Chí Minh tăng trưởng cao
Tạm giữ trên 200.000 sản phẩm nước tăng lực giả nhãn hiệu Redbull
Hải quan Hà Tĩnh: Bắt giữ 2 đối tượng vận chuyển 52 kg ma túy
(INFOGRAPHICS) Quá trình công tác của tân Cục trưởng Cục Hải quan Lạng Sơn
08:22 | 29/11/2024 Hải quan
(INFOGRAPHICS) Quá trình công tác của tân Cục trưởng Cục Hải quan Quảng Trị Chu Quang Hải
18:39 | 25/11/2024 Infographics
Chương trình Chuyển động Hải quan kỳ 2 tháng 11/2024
14:31 | 21/11/2024 Hải quan
(LONGFORM) Sứ mệnh phát triển quan hệ đối tác Hải quan- Doanh nghiệp
10:58 | 11/11/2024 Hải quan
Podcast Hải quan Online tổng hợp tuần 2 tháng 11/2024 (từ ngày 4/10 đến 10/11/2024)
08:52 | 11/11/2024 Multimedia