Giám sát chặt, không bổ sung dự án thủy điện dưới 3 MW vào quy hoạch
Thứ trưởng Bộ Công Thương Đỗ Thắng Hải chủ trì cuộc họp báo. |
Tại cuộc họp báo thường kỳ Bộ Công Thương chiều nay, 16/10, trao đổi về các dự án thủy điện, ông Đỗ Đức Quân, Phó Cục trưởng Cục Điện lực và Năng lượng tái tạo (Bộ Công Thương) cho hay, về quy hoạch, phía Bộ đã rà soát và xuống các tỉnh, địa phương rà soát, loại bỏ các dự án ảnh hưởng môi trường, chiếm đất rừng…
Đặc biệt từ 2016 đến nay, tất cả các dự án thủy điện nhỏ, liên quan đến rừng tự nhiên, không có dự án nào được bổ sung quy hoạch. Các dự án được bổ sung quy hoạch đều được kiểm soát rất kỹ về đất, rừng.
Các diện tích chiếm đất trước đây từ 4-5ha/MW thì hiện chỉ còn bình quân 1-2ha/MW. Các tỉnh, địa phương cũng đã nhận thức rất tốt vấn đề này.
"Theo thống kê từ năm 2017, diện tích chiếm đất chưa đến 2ha cho 1 MW. Chúng tôi đã có các chỉ thị, yêu cầu thực hiện nghiêm túc, không có dự án nào được quy hoạch chiếm đất rừng tự nhiên; không bổ sung các dự án dưới 3 MW vào quy hoạch. Ngoài ra, cảnh báo của Bộ Tài nguyên Môi trường với các dự án thủy điện liên quan đến bồi lắng, dòng chảy… đều được Bộ Công Thương lưu ý khi xem xét quy hoạch...”, ông Quân nói.
Bên cạnh vấn đề quy hoạch dự án thủy điện, vấn đề đảm bảo an toàn hồ chứa cũng được đại diện Bộ Công Thương lý giải khá cụ thể.
Ông Tô Xuân Bảo, Phó Cục trưởng Cục Kỹ thuật An toàn và Môi trường công nghiệp (Bộ Công Thương), cho biết, phạm vi quản lý của Bộ Công Thương theo Nghị quyết số 62/2013/QH13 của Quốc hội về tăng cường quản lý quy hoạch, đầu tư xây dựng, vận hành khai thác công trình thủy điện.
Ông Đỗ Đức Quân, Phó Cục trưởng Cục Điện lực và Năng lượng tái tạo trả lời câu hỏi tại buổi họp báo |
Bộ Công Thương cũng đã ban hành nhiều văn bản quản lý, rà soát, đánh giá an toàn của các hồ chứa và yêu cầu các chủ hồ chứa thực hiện yêu cầu cung cấp theo quy định.
Bộ Công Thương đã yêu cầu các địa phương, Sở Công Thương trên địa bàn thực hiện kiểm tra liên ngành trong tỉnh. Qua báo cáo, các hồ thủy điện đang vận hành trên cả nước đều đảm bảo an toàn so với quy định.
Liên quan tới vấn đề xả lũ, ông Bảo nêu rõ, Bộ Công Thương cũng chỉ đạo các hồ, đặc biệt là các hồ có dung tích trữ lũ và các hồ nhỏ. Đối với các hồ thủy điện trong khu vực, thủy điện nhỏ thường không có dung tích phòng lũ nên khi lũ ở thượng nguồn về thì nước sẽ tràn qua các đập tràn để về hạ du.
Còn đối với hồ có dung tích phòng lũ liên quan đến điều hành chỉ đạo thì thực hiện theo quy trình liên hồ chứa. Hiện có 11 liên hồ chứa theo quy định.
“Về nguyên tắc vận hành, với vai trò quản lý, trong các đợt lũ, Bộ trưởng Bộ Công Thương đều ban hành công điện chỉ các hồ chứa triển khai các biện pháp đạo ứng phó với mưa lũ và đảm bảo đúng quy trình phê duyệt”, ông Bảo nói.
Vấn đề hết sức quan trọng khác được ông Bảo nhắc tới là đảm bảo an toàn hạ du khi tổ chức vận hành. Khi được lệnh xả lũ tất các hồ thủy điện đều phải có thông báo, cảnh báo đến khu vực dân cư hạ du và phối hợp chính quyền địa phương thông báo đến người dân để hạn chế tác động của việc xả lũ đến người dân hạ du.
Ban chỉ huy phòng chống thiên tai của Bộ Công Thương trong mùa lũ hàng ngày đều kết nối với các hồ thủy điện qua cơ sở dữ liệu để theo dõi mực nước và lưu lượng nước về hồ để có điều hành cụ thể để đảm bảo báo cáo với Ban chỉ đạo phòng chống thiên tai Quốc gia để kịp thời có phương án điều hành, đảm bảo an toàn cho công trình và khu vực hạ du.
Liên quan đến việc rà soát hồ chứa đã đầy nước ở khu vực miền Bắc cũng như miền Trung, ông Bảo chia sẻ thêm, trong 10 ngày qua, khu vực miền Trung bị ảnh hưởng 4 đợt mưa bão. Qua thống kê, từ ngày 5 - 12/10, tổng lượng mưa ở Hà Tĩnh có nơi 500 mm, Quảng Bình có nơi 1.200mm, Quảng Trị có nơi lên tới 1.800 mm, đặc biệt Thừa Thiên Huế có nơi 2.000 mm.
Trong khi đó theo thống kê cả mùa mưa ở Huế là 2.009 – 2.127mm mà 1 tuần đã gần bằng cả mùa mưa ở Huế, gây ra lượng mưa lớn, ngập lụt nhiều vùng ở miền Trung, ảnh hưởng đến cơ sở hạ tầng và thiệt hại con người, xảy ra ngoài mong muốn.
Cùng với lượng mưa lớn, các hồ ở khu vực miền Trung thường có địa hình dốc và mỏng và không có hồ lớn, đa số hồ nhỏ không có dung tích phòng lũ, đập tràn tự nhiên nên khi nước về qua đập tràn về hạ du.
Một số hồ lớn như hồ Sông Tranh, hồ Bình Điền, A Vương đều có dung tích phòng lũ. Các hồ này đều phải duy trì mức đón lũ để phòng lũ khi lũ ở thượng nguồn về, đảm bảo làm chậm, giảm lũ ở hạ du.
“Đợt mưa vừa rồi, dựa trên dự báo thời tiết và xác định mực nước thượng nguồn về, mực nước hạ du và mực nước ở các hồ chứa thì ban chỉ huy của các tỉnh đã chỉ đạo các hồ duy trì mực nước đón lũ khi có lũ về. Thời gian qua có điều tiết lũ để duy trì mực nước đón lũ làm giảm lũ, trong quá trình điều tiết nước về hạ du cũng ảnh hưởng đến quá trình khắc phục ngập lụt ở hạ du”, ông Tô Xuân Bảo nói.
Qua sự kiện vừa rồi, Bộ Công Thương sẽ tiếp tục phối hợp các bộ ngành địa phương chỉ đạo rà soát, đặc biệt là các phương án ứng phó thiên tai để đảm bảo chủ động lường trước được tình huống có thể xảy ra.
Vừa qua, 2 vụ sạt lở nghiêm trọng xảy ra tại Nhà máy thủy điện Rào Trăng 3 và Tiểu khu 67 (thuộc tỉnh Thừa Thiên - Huế) đã khiến nhiều người thiệt mạng và hiện tại công tác cứu hộ vẫn đang được tập trung triển khai. Từ vụ việc trên, vấn đề an toàn của các đập, hồ thủy điện lại được nhiều chuyên gia, người dân đặt vấn đề. Nhà máy thủy điện Rào Trăng 3 nằm trên sông Rào Trăng được cấp phép đầu tư vào đầu tháng 11/2008. Nhà máy có công suất 11MW với tổng nguồn vốn đầu tư 290,8 tỷ đồng. Diện tích đất dự kiến sử dụng là 11,1 ha; trong đó diện tích khu vực lòng hồ là 8,8 ha, còn lại là khu vực nhà máy, tuyến áp lực, tuyến năng lượng và công trình phụ trợ. |
Tin liên quan
Bộ Công Thương "hỏa tốc" yêu cầu đảm bảo an toàn trong vận hành công trình thuỷ điện
19:10 | 09/09/2024 Sự kiện - Vấn đề
Volkswagen Tiguan Platinum 2024 có giá mới là 1,688 tỷ đồng
15:21 | 03/07/2024 Xe - Công nghệ
Thụy Điển chính thức trở thành thành viên thứ 32 của NATO
08:36 | 08/03/2024 Nhìn ra thế giới
Khuyến cáo thực hiện nghiêm quy định vệ sinh an toàn thực phẩm của Hàn Quốc
19:22 | 31/12/2020 Nhịp độ phát triển
Năm 2020 CPI Hà Nội tăng 2,67% so năm 2019
10:53 | 31/12/2020 Nhịp độ phát triển
EVFTA “cứu” xuất khẩu cá ngừ không bị giảm sâu
15:33 | 30/12/2020 Nhịp độ phát triển
Vừa đạt hơn 41 tỷ USD, xuất khẩu nông sản "nhắm" tới 50 tỷ USD
15:33 | 30/12/2020 Nhịp độ phát triển
Lưu ý mới nhất về thực thi quy tắc xuất xứ trong EVFTA
14:19 | 30/12/2020 Nhịp độ phát triển
Kiến nghị tiết giảm chi phí tạo đà cho xuất khẩu dệt may đạt 39 tỷ USD
15:25 | 29/12/2020 Nhịp độ phát triển
Khởi động Triển lãm Quốc tế Đổi mới sáng tạo 2021
15:10 | 29/12/2020 Nhịp độ phát triển
Ngân hàng tiếp tục giảm chỉ tiêu lợi nhuận để giảm lãi suất cho vay
11:03 | 29/12/2020 Nhịp độ phát triển
Ách tắc hàng hoá, xuất khẩu cá tra vào Trung Quốc giảm sâu
18:24 | 28/12/2020 Nhịp độ phát triển
Năm 2021 xuất khẩu nông sản đạt 44 tỷ USD ?
15:35 | 28/12/2020 Nhịp độ phát triển
Năm 2020, Việt Nam có mức tăng trưởng thuộc nhóm cao nhất thế giới
08:58 | 28/12/2020 Nhịp độ phát triển
Gần 1.200 gian hàng tại Triển lãm Quốc tế VIETBUILD HOME 2020
19:46 | 26/12/2020 Nhịp độ phát triển
Chưa có lô gạo xuất khẩu nào mang logo thương hiệu gạo Việt Nam
18:42 | 25/12/2020 Nhịp độ phát triển
Tin mới
SHB dành hơn 13 tỷ đồng ưu đãi cho khách hàng mở mới và sử dụng tài khoản
Chi 380 tỷ USD nhập khẩu hàng hóa, Trung Quốc chiếm hơn 1/3
Xuất khẩu lập đỉnh hơn 400 tỷ USD, nhóm hàng nào đóng góp nhiều nhất?
Khách hàng cá nhân hưởng lãi vay ưu đãi từ BAC A BANK dịp đầu năm 2025
Cơ hội nào cho xuất khẩu cá tra sang EU năm 2025?
(Infographics) Tổng thu từ xuất nhập khẩu các tỉnh, thành vùng Tây Nguyên
10:50 | 15/12/2024 Hải quan
(INFOGRAPHICS) Kim ngạch hơn 67 tỷ USD, Hàn Quốc là đối tác thương mại lớn thứ 3 của Việt Nam
11:29 | 04/12/2024 Infographics
(INFOGRAPHICS): Tiêu chí lựa chọn doanh nghiệp tham gia chương trình tự nguyện tuân thủ
16:30 | 06/12/2024 Infographics
(INFOGRAPHICS) Tổng thu từ XNK các tỉnh vùng Bắc Trung Bộ và Duyên hải Trung Bộ
16:33 | 06/12/2024 Xuất nhập khẩu
(INFOGRAPHICS) 66 tỷ USD kim ngạch xuất nhập khẩu tháng 11
14:29 | 12/12/2024 Infographics