Giảm lãi suất dự trữ bắt buộc: “Kích” dòng tiền ra nền kinh tế
Ngân hàng Nhà nước “mạnh tay” giảm lãi suất dự trữ bắt buộc | |
Ngân hàng giảm lãi suất, doanh nghiệp yên tâm vụ cuối năm | |
BIDV giảm lãi suất huy động và lãi suất cho vay |
Các ngân hàng có thêm động lực đưa dòng tiền chảy vào nền kinh tế. Ảnh: ST. |
Nới lỏng chính sách tiền tệ?
Tiền gửi dự trữ bắt buộc là khoản tiền mà các tổ chức, doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực tín dụng tại Việt Nam có nghĩa vụ phải duy trì trên tài khoản thanh toán tại NHNN. Theo quyết định vừa mới đây của NHNN, lãi suất đối với tiền gửi dự trữ bắt buộc bằng VND của tổ chức tín dụng tại NHNN là 0,8%/năm, lãi suất đối với tiền gửi vượt dự trữ bắt buộc bằng VND là 0%/năm. Đối với ngoại tệ, NHNN quy định lãi suất đối với tiền gửi dự trữ bắt buộc bằng ngoại tệ là 0%/năm, lãi suất đối với tiền gửi vượt dự trữ bắt buộc bằng ngoại tệ là 0,05%/năm. Như vậy, so với mức 1,2%/năm theo Quyết định 1716/QĐ-NHNN năm 2005, lãi suất đối với tiền gửi dự trữ bắt buộc bằng VND áp dụng theo quy định mới đã giảm tới 0,4 điểm phần trăm. Giải thích cho quyết định này, NHNN cho biết để nhằm phù hợp với diễn biến kinh tế vĩ mô và mặt bằng lãi suất trên thị trường.
Bình luận về vấn đề này, các chuyên gia của Công ty Cổ phần Chứng khoán Bảo Việt (BVSC) cho rằng, việc giảm lãi suất này sẽ khuyến khích các ngân hàng đang có thanh khoản dư thừa, thường xuyên có tiền gửi vượt mức dự trữ bắt buộc tại NHNN tăng cường hoạt động cho vay ra nền kinh tế thay vì để tiền ở NHNN để hưởng lãi suất. Bởi khi chi phí cơ hội của hoạt động cho vay giảm xuống do nhận được ít tiền lãi hơn từ NHNN, các ngân hàg thương mại sẽ tăng cho vay nhiều hơn, nhất là trong bối cảnh tăng trưởng tín dụng trong 11 tháng của năm 2019 còn cách khá xa mục tiêu 14% của NHNN.
Ngoài ra, theo các chuyên gia, động thái này của NHNN chính là đang nới lỏng chính sách tiền tệ, khi để phù hợp với hàng loạt chính sách tiền tệ mới đây, như việc NHNN giảm trần lãi suất đối với các ngân hàng thương mại, có hiệu lực từ ngày 19/11/2019; giảm lãi suất cho vay trên thị trường mở (OMO); giảm lãi suất phát hành tín phiếu… Đặc biệt, theo các chuyên gia của BVSC, việc giảm lãi suất này còn giúp NHNN tiết kiệm chi phí nhất định trong điều hành chính sách. Ngoài ra, việc này còn giảm bớt chi tiêu cho ngân sách khi chi phí trả lãi cho các khoản tiền gửi này được trích từ ngân sách Nhà nước, dù không nhiều.
Kích thích thị trường
Ngoài quy định về lãi suất tiền gửi, NHNN còn quy định về tỷ lệ dự trữ bắt buộc phụ thuộc vào quy mô và tính chất hoạt động của các ngân hàng và tổ chức tín dụng. Cụ thể, NHNN quy định tỷ lệ dự trữ bắt buộc cho các tổ chức tín dụng với tiền gửi VND không kỳ hạn và dưới 12 tháng là 3%, kỳ hạn từ 12 tháng trở lên là 1%; với ngoại tệ thì tỷ lệ này lần lượt là 8% và 6%. Nghĩa là, cứ có 100 đồng tiền gửi, như loại không kỳ hạn và dưới 12 tháng, các tổ chức tín dụng phải để lại 3 đồng tại NHNN chứ không được dùng kinh doanh cả 100 đồng.
Trong khi đó, báo cáo tài chính của nhiều ngân hàng trong 9 tháng năm 2019 cho thấy các ngân hàng đều có lợi nhuận rất khả quan, nên việc chia sẻ “gánh nặng” thông qua việc hưởng ít lãi suất tiền gửi dự trữ bắt buộc hơn là điều nên làm để hỗ trợ cho nền kinh tế. Nhưng thực tế, nói là “gánh nặng” cũng không hoàn toàn đúng, bởi tỷ lệ dự trữ của các tổ chức tín dụng tại NHNN ở mức như trên là khá thấp, thậm chí từ đầu năm 2019, NHNN còn lấy ý kiến về dự thảo cho phép giảm tỷ lệ dự trữ bắt buộc đối với các tổ chức tín dụng hỗ trợ tái cơ cấu các tổ chức tín dụng yếu kém. Chính vì thế, nếu nhìn ra thế giới, Nhật Bản và châu Âu là những khu vực đang áp mức lãi suất âm (lần lượt là -0,1% và -0,5%) cho các khoản tiền của ngân hàng thương mại gửi tại ngân hàng Trung ương khi vượt một ngưỡng nhất định. Điều này đồng nghĩa các ngân hàng thương mại thậm chí phải trả một khoản phí cho ngân hàng Trung ương thay vì được hưởng lãi.
Tuy nhiên, các ngân hàng thương mại lại đang mong muốn NHNN giảm tỷ lệ dự trữ bắt buộc nhiều hơn là giảm lãi suất, bởi giảm tỷ lệ này thì dòng tiền mang ra nền kinh tế cho vay hoặc đầu tư sẽ nhiều hơn và hiệu quả hơn. Nhất là khi, từ đầu năm, với lời kêu gọi và khuyến khích từ Chính phủ, NHNN, các ngân hàng đã giảm lãi suất cho vay, gây ảnh hưởng không nhỏ tới lợi nhuận của ngân hàng. Do đó, việc giảm tỷ lệ dự trữ bắt buộc sẽ là “liều thuốc” hữu hiệu hơn cả cho nền kinh tế. Chuyên gia tài chính – ngân hàng, TS. Nguyễn Trí Hiếu cho rằng, giảm tỷ lệ dự trữ bắt buộc thì chi phí của các tổ chức tín dụng sẽ giảm, tăng khả năng cho vay cũng như tăng hệ số mở rộng tiền gửi, vừa kích thích thị trường nhưng cũng hỗ trợ khả năng sinh lời của các ngân hàng.
Mặc dù vậy, với bối cảnh kinh tế nước ta đang chịu nhiều tác động từ kinh tế thế giới, có nhiều nguy cơ ảnh hưởng tới lạm phát, tỷ giá, lãi suất cho vay… thì động thái giảm lãi suất dự trữ bắt buộc của NHNN vẫn góp phần tích cực vào hỗ trợ nền kinh tế. Động thái này cũng được xem là sẽ có hiệu ứng lan tỏa đến các chính sách hỗ trợ khác, giúp các hoạt động của nền kinh tế được thực hiện hiệu quả hơn.
Tin liên quan
Nhiều nền tảng và động lực cho kinh tế tăng trưởng mạnh mẽ
14:19 | 01/11/2024 Kinh tế
Nhiều cơ hội cho dòng tiền chảy vào bất động phía Nam
18:05 | 31/10/2024 Kinh tế
Phát triển khu thương mại tự do: 'Cú hích' để Đà Nẵng phát triển
16:18 | 31/10/2024 Kinh tế
4 thách thức gây áp lực lên điều hành chính sách tiền tệ
18:29 | 08/11/2024 Kinh tế
Xuất khẩu thủy sản sang Mỹ tác động ra sao sau bầu cử Mỹ?
13:58 | 08/11/2024 Kinh tế
Giải bài toán về giá và cung cầu vàng trong nước
08:27 | 08/11/2024 Kinh tế
Đổi mới tư duy quản lý thị trường vàng
07:25 | 08/11/2024 Kinh tế
Giảm 1% lãi suất cho các khoản vay trong đề án 1 triệu ha lúa phát thải thấp
20:17 | 07/11/2024 Kinh tế
Chỉ số sản xuất công nghiệp tăng ở 59/63 địa phương
19:58 | 06/11/2024 Kinh tế
Sửa quy định về đầu tư PPP, BT: Tính toán đầy đủ để không thất thoát tài sản nhà nước
19:49 | 06/11/2024 Kinh tế
Thương mại Việt Nam - Hoa Kỳ thế nào giữa 2 lần ông Trump đắc cử?
15:12 | 06/11/2024 Xuất nhập khẩu
Giải pháp thiết thực phát triển ngành nước và môi trường bền vững
13:57 | 06/11/2024 Kinh tế
Thấy gì từ bức tranh xuất nhập khẩu hàng hóa tháng 10/2024?
12:04 | 06/11/2024 Xuất nhập khẩu
Sử dụng các FTA hiệu quả giúp đa dạng hóa nguồn nguyên liệu đầu vào
10:40 | 06/11/2024 Kinh tế
Hàng Việt Nam có lợi thế xuất khẩu sang thị trường Indonesia
10:39 | 06/11/2024 Kinh tế
Doanh nghiệp đón cơ hội “vàng” xuất khẩu cá ngừ sang UAE
10:22 | 06/11/2024 Kinh tế
Vấn đề Bạn quan tâm
Tin mới
Samsung Việt Nam tổ chức Ngày hội Trách nhiệm xã hội lần thứ 2
Hải quan Khánh Hòa công nhận địa điểm kiểm tra đá xây dựng gần 9.000 m2
4 thách thức gây áp lực lên điều hành chính sách tiền tệ
Tổng cục Hải quan ghi nhận nhiều ý kiến đóng góp của Hiệp hội Logistics Việt Nam
TP Hồ Chí Minh “tiếp sức” doanh nghiệp công nghiệp và logistics
(INFOGRAPHICS): Thu ngân sách tại 10 đơn vị hải quan tăng 11,86%
14:03 | 04/11/2024 Infographics
(INFOGRAPHICS) 32 tỷ USD kim ngạch xuất nhập khẩu nửa đầu tháng 10
09:14 | 29/10/2024 Infographics
Phiên họp Ủy ban Kỹ thuật thường trực WCO tại Bỉ: Dấu ấn điều hành của đại diện Hải quan Việt Nam
09:25 | 29/10/2024 Hải quan
Hành vi buôn lậu “khí cười” tại Công ty Hoa Việt diễn ra thế nào?
10:18 | 29/10/2024 An ninh XNK