Giảm công tác nước ngoài, tăng họp trực tuyến: Không cứ mùa dịch Covid-19!
Hạn chế thậm chí hoãn các chuyến công tác nước ngoài, hoãn các cuộc hội họp đông người và tăng cường các cuộc họp trực tuyến. Đó là những chỉ đạo của người đứng đầu Chính phủ trong bối cảnh dịch Covid-19 đang có những diễn biến phức tạp và chúng ta đang căng mình để đối phó với những ca nhiễm virus Sars-CoV-2 mới.
| |
Giảm công tác nước ngoài, tăng họp trực tuyến: Không cứ mùa dịch! |
Hẳn nhiên, trong bối cảnh “chống dịch như chống giặc” thì mọi ưu tiên lúc này, không có gì quan trọng hơn là kiểm soát dịch bệnh, bảo vệ sức khỏe và tính mạng cho dân. Nhưng ngay cả khi dịch đã lắng xuống và mọi việc trở lại bình thường thì yêu cầu trên của Thủ tướng cũng rất có lợi “cho dân, cho nước”.
Vâng, nếu các chuyến công tác nước ngoài của cán bộ mà thật sự cần thiết, thật sự mang lại những hiệu quả thiết thực khi đất nước mở cửa và hội nhập thì chúng ta phải khuyến khích, chúng ta không tiếc tiền. Nhưng chưa có một đánh giá nào chính xác rằng, bao nhiêu phần trăm các chuyến công cán nước ngoài đưa lại hiệu quả như ý muốn và bao nhiêu trong số đó, ra nước ngoài chỉ với mục đích tham quan, du lịch, nhất là những cán bộ sắp nghỉ hưu.
Dưới danh nghĩa “khảo sát, học tập kinh nghiệm”, không ít bộ-ngành-địa phương đã hào phóng chi ra cả trăm triệu, thậm chí nhiều hơn để tổ chức các đoàn ra nước ngoài, bao vé máy bay quốc tế, ăn ở, tiền tiêu vặt, thuê phương tiện di chuyển, điện thoại… trong thời gian ở nước ngoài. Không phải dân không có lý khi than rằng, có những cán bộ “đi nước ngoài như đi chợ”, có cán bộ một phần ba thời gian trong năm là ở nước ngoài, thậm chí, có người ra nước ngoài chỉ với mục đích….chơi golf.
Vậy nên, không cứ mùa dịch, chúng ta cần tiếp tục việc quản lý, siết chặt các chuyến công tác nước ngoài. Không thể có chuyện du di, nể nang, giải quyết đi nước ngoài như một ân huệ bởi cơ chế- xin cho. Chỉ giải quyết đúng người, đúng việc và đúng mục tiêu. Cứ làm thế đi cho dân nhờ.
Song song với việc quản lý ngân sách cho các chuyến công tác nước ngoài, việc đẩy mạnh triển khai các cuộc họp trực tuyến cũng rất đáng được khuyến khích sau khi dịch bệnh lắng xuống. Chúng ta triển khai Chính phủ điện tử để làm gì? Thời đại 4.0 để làm gì khi hễ có hội nghị, hội thảo lại tái diễn cảnh từng đoàn, từng đoàn đại biểu ở khắp các tỉnh, thành lại tề tựu ở thủ đô hoặc một địa điểm nào đó, tốn quá nhiều chi phí cho ăn, ở, đi lại. Thậm chí, có cán bộ ở địa phương nọ, sau khi 4 người bay từ một tỉnh phía Nam ra Hà Nội họp. Ra đến nơi, hoãn họp, họ lại bay ngược trở lại.
Hạ tầng kỹ thuật ngày càng hiện đại, tốc độ kết nối của chúng ta không kém gì thế giới, chúng ta cứ nhắc đến Cách mạng công nghiệp 4.0 như một cụm từ “nói cho sang” và triển khai ở đâu đó, không liên quan gì đến mình. Nếu Trung ương làm được thì địa phương cũng phải noi theo. Ngay cả cán bộ xã cũng không nhất thiết phải lên huyện để họp. Các bộ, ngành, cơ quan, đoàn thể cũng không tốn quá nhiều người, tốn quá nhiều thời gian chỉ để đi…họp. Cứ thế, dần dà sẽ thành thói quen: Một thói quen tốt.
Tiết kiệm kinh phí cho công tác nước ngoài, tiết kiệm kinh phí cho hội họp và còn rất nhiều khoản khác có thể cắt giảm được nữa. Chính mùa dịch này cũng là phép thử để chúng ta mạnh dạn nói không với lãng phí. Tiết kiệm ngân sách mà hiệu quả công việc không vì thế mà kém hơn, mọi việc vẫn diễn ra suôn sẻ. Vậy nên, tại sao chúng ta không tiếp tục duy trì?./.
Tin liên quan
Covid-19 là bệnh truyền nhiễm nhóm B: Bộ Y tế hướng dẫn thanh toán chi phí điều trị
10:00 | 02/11/2023 Sự kiện - Vấn đề
Học viện Tài chính giành giải Nhất cuộc thi ESG Challenge 2023
10:16 | 04/12/2023 Chứng khoán
Thủ tướng chủ trì Hội nghị Tổng kết công tác phòng, chống COVID-19
18:04 | 29/10/2023 Sự kiện - Vấn đề
Quan hệ Việt Nam-Malaysia phát triển mạnh mẽ trong giai đoạn mới
19:49 | 23/11/2024 Sự kiện - Vấn đề
36 tỷ USD kinh tế internet
18:46 | 23/11/2024 Người quan sát
Giải thưởng Sách Quốc gia lần thứ 7 sẽ vinh danh 58 bộ sách, cuốn sách
16:25 | 23/11/2024 Sự kiện - Vấn đề
Quốc hội yêu cầu sớm quy định về mức thuế cao với người nhiều nhà đất
16:20 | 23/11/2024 Sự kiện - Vấn đề
Trình dự án Luật Công nghiệp công nghệ số với quy định về AI, tài sản số
15:11 | 23/11/2024 Sự kiện - Vấn đề
Cơ hội đột phá cho giáo dục khi ứng dụng trí tuệ nhân tạo
20:13 | 22/11/2024 Sự kiện - Vấn đề
Tuân thủ FTA thế hệ mới, cần cách làm mới về tiêu chuẩn, quy chuẩn kỹ thuật
20:08 | 22/11/2024 Sự kiện - Vấn đề
Tuyên bố chung giữa Thủ tướng Việt Nam và Tổng thống Cộng hòa Dominicana
09:17 | 22/11/2024 Sự kiện - Vấn đề
Tuyên bố chung nâng cấp quan hệ Đối tác Chiến lược Toàn diện Việt Nam-Malaysia
09:17 | 22/11/2024 Sự kiện - Vấn đề
Minh bạch và giảm thiểu rủi ro nhờ ESG
08:25 | 22/11/2024 Sự kiện - Vấn đề
Cần giới hạn quy mô, diện tích trong thí điểm thực hiện dự án nhà ở thương mại
20:24 | 21/11/2024 Sự kiện - Vấn đề
Bộ Chính trị, Ban Bí thư xem xét sai phạm của ông Vương Đình Huệ
20:01 | 21/11/2024 Sự kiện - Vấn đề
Tổng Bí thư Tô Lâm hội đàm với Thủ tướng Malaysia Anwar Ibrahim
20:00 | 21/11/2024 Sự kiện - Vấn đề
Vấn đề Bạn quan tâm
Tin mới
Mạnh tới 398 mã lực Range Rover Velar 2024 có giá từ 3,7 tỷ đồng
Quan hệ Việt Nam-Malaysia phát triển mạnh mẽ trong giai đoạn mới
36 tỷ USD kinh tế internet
Giải thưởng Sách Quốc gia lần thứ 7 sẽ vinh danh 58 bộ sách, cuốn sách
Quốc hội yêu cầu sớm quy định về mức thuế cao với người nhiều nhà đất
Chương trình Chuyển động Hải quan kỳ 2 tháng 11/2024
14:31 | 21/11/2024 Hải quan
(LONGFORM) Sứ mệnh phát triển quan hệ đối tác Hải quan- Doanh nghiệp
10:58 | 11/11/2024 Hải quan
Podcast Hải quan Online tổng hợp tuần 2 tháng 11/2024 (từ ngày 4/10 đến 10/11/2024)
08:52 | 11/11/2024 Multimedia
(INFOGRAPHICS): Thu ngân sách tại 10 đơn vị hải quan tăng 11,86%
14:03 | 04/11/2024 Infographics
(INFOGRAPHICS) 32 tỷ USD kim ngạch xuất nhập khẩu nửa đầu tháng 10
09:14 | 29/10/2024 Infographics