Giải thể, sáp nhập các trường đại học: Không dễ định nghĩa trường đại học yếu kém
Tại Hội nghị tổng kết năm học 2018-2019, triển khai nhiệm vụ năm học 2019-2020, vấn đề sáp nhập, giải thể các trường ĐH yếu kém lại được đặt ra. Vậy theo ông, việc sáp nhập, giải thể các trường ĐH yếu kém phải đối mặt với những khó khăn gì?
Theo tôi, không dễ để định nghĩa thế nào là trường ĐH yếu kém. Một số trường tư tuy không có nguồn ngân sách hỗ trợ của Nhà nước vẫn tồn tại được, thậm chí có trường mấy năm qua không tuyển được sinh viên bậc ĐH nhưng vẫn tồn tại tốt nhờ vào số lượng khá lớn học viên cao học. Có những trường ĐH ở các khu vực xa xôi so với những trường ĐH ở khu vực đồng bằng có thể không ngang bằng về chất lượng đào tạo, đội ngũ giảng viên… nhưng cũng không thể đánh giá trường này yếu kém và đưa vào diện giải thể vì trường còn phục vụ mục đích kinh tế-xã hội và an ninh, chính trị.
Việc sáp nhập, giải thể các trường ĐH sẽ có ảnh hưởng không nhỏ đến người lao động đang làm việc ở trường. Giải quyết bài toán của các vị trí lãnh đạo trong các trường cũng gặp nhiều khó khăn. Điển hình như TP Hà Nội sáp nhập địa giới hành chính với tỉnh Hà Tây đã được 10 năm nay, nhưng nhiều vị trí vẫn chưa giải quyết xong. Không chỉ có vậy, về hành chính việc sáp nhập các trường cũng không phải dễ dàng. Nếu hai trường ĐH thuộc 2 cơ quan hành chính khác nhau sẽ vô cùng phức tạp vì liên quan đến con người, bộ máy quản lí, cơ sở vật chất, đất đai.
Tôi nghĩ việc sáp nhập, giải thể các trường ĐH yếu kém là quá trình lâu dài và là bài toán phức tạp liên quan đến quy hoạch tổng thể kinh tế - xã hội của đất nước. Hiện nay, các cơ quan quản lý Nhà nước đang trong quá trình cân nhắc, lựa chọn các tiêu chí đánh giá thế nào là trường ĐH yếu kém.
Vậy chúng ta cần có “thước đo” để đánh giá các trường, thưa ông?
Tôi cho rằng, xây dựng một “thước đo” chung đánh giá các trường cũng rất khó. Ví dụ, các trường ĐH ở các địa bàn khó khăn so với các ĐH ở các thành phố trung tâm thì kém hơn nhiều nhưng các trường này lại phục vụ thiết thực cho mục đích phát triển kinh tế địa phương. Đó là chỉ là một thách thức khi làm đánh giá trường nào là yếu kém. Theo tôi, cách tốt nhất chuyển đổi tài sản các trường sang tài sản tập thể, giống như cổ phẩn hóa các công ty nhà nước, sau các thành viên của nhà trường sẽ tự quyết định tương lai của trường.
Tuy nhiên, hiện một trường ĐH chịu điều tiết của rất nhiều cơ quan quản lí như: Bộ Tài chính, Bộ Nội vụ, UBND tỉnh, thành phố, Bộ GD&ĐT và cơ quan chủ quản… Do đó, khi chuyển các trường ĐH sang mô hình sở hữu tập thể thì sẽ thay đổi cơ chế kiểm soát các trường này. Khi đó, Nhà nước sẽ cần có mô hình quản lí các trường ĐH để phù hợp với thực tế mới.
Theo ông cần làm gì đẩy thúc đẩy tiến trình sáp nhập, giải thể những trường ĐH yếu kém một cách hiệu quả?
Tôi cho rằng, để sáp nhập, giải thể các trường ĐH thì phải chuyển các trường thành đơn vị độc lập, ít chịu sự ràng buộc các cơ quan quản lí, cơ quan chủ quản, tăng quyền hạn của nhà trường. Điều đó đồng nghĩa tăng quyền tự chủ tối đa cho các trường, đơn giản hóa các mối quan hệ với hệ thống hành chính nhà nước. Đồng thời, căn cứ vào mục tiêu phát triển kinh tế-xã hội, an ninh, chính trị và quy hoạch hệ thống giáo dục ĐH trong chiến lược tổng thể phát triển kinh tế, xã hội của đất nước để tìm ra những trường hoạt động không hiệu quả. Từ đó, đưa ra lộ trình sáp nhập, giải thể các trường ĐH yếu kém.
Bên cạnh đó, vấn đề tài sản công hữu sẽ phải được thay đổi, tức là tài sản của trường phải chuyển sang tài sản tập thể, giống như cổ phần hóa các công ty của nhà nước. Nếu như không chuyển hóa được điều đó thì rất khó thực hiện sáp nhập hay giải thể các trường ĐH.
Việc sáp nhập, giải thể các trường ĐH yếu kém có tác động đến quá trình tự chủ các trường không, thưa ông?
Tự chủ liên quan đến nhiều khía cạnh như tuyển sinh, tổ chức đào tạo, nghiên cứu khoa học, hợp tác đào tạo. Hiện nay, nhiều người mới nói đến tự chủ là tự lo nguồn kinh phí ngoài ngân sách. Tất nhiên, trong bối cảnh khó khăn chung của nền kinh tế hiện nay vẫn cần khuyến khích các trường ĐH tạo thêm nguồn thu, giảm bớt ngân sách cho nhà nước.
Tuy nhiên, các trường ĐH không chỉ phục vụ các mục đích hành chính mà còn góp phần đảm bảo anh ninh, chính trị, phát triển kinh tế - xã hội địa phương. Đối với những trường ĐH ở vùng khó khăn nhà nước phải bao cấp cao, còn trường ĐH những nơi điều kinh tế phát triển thì khuyến khích gia tăng nguồn thu ngoài nguồn ngân sách nhà nước là hợp lí. Theo tôi, thúc đẩy tự chủ tài chính phải phù hợp với sứ mạng kinh tế, chính trị, xã hội của các trường trong bối cảnh cụ thể.
Trong việc cơ cấu lại hệ thống các trường ĐH, thời gian qua đã có ý kiến cho rằng nên giải thể các ĐH vùng vì nó làm cản trở sự phát triển của những trường ĐH thành viên. Quan điểm của ông về việc này như thế nào?
So với nhiều nước trên thế giới, mô hình ĐH vùng, ĐH quốc gia của Việt Nam khá đặc biệt. Đây là mô hình liên minh các trường ĐH và những trường ĐH thành viên hoạt động tương đối độc lập. Trong khi đó, những trường ĐH thành viên có tính chuyên sâu cao nên rất khó có thể thực hiện các hoạt động đào tạo mang tính chất tổng hợp rộng hơn lĩnh vực của mình. Tuy nhiên, những trường ĐH thành viên có thể cùng nhau triển khai hoạt động mang tính chất chung dưới “cái ô” của trường ĐH lớn.
Mô hình ĐH vùng, ĐH quốc gia đã được thử nghiệm ở Việt Nam trong một thời gian và vẫn còn nhiều ý kiến về mô hình này. Tôi nghĩ rằng, trong thời gian tới thông qua đổi mới thể chế thúc đẩy sự phát triển các trường ĐH sẽ có những đánh giá hiệu quả của mô hình ĐH vùng, ĐH quốc gia, thậm chí đánh giá lại từng trường ĐH để xem mô hình của các trường có hợp lí.
Đối với ý kiến cho rằng, mô hình trường ĐH vùng cản trở sự phát triển của những trường ĐH thành viên đó mới chỉ là ý kiến một chiều. Ở đây, họ mới chỉ nhìn thấy ĐH vùng cản trở trường ĐH thành viên phát triển mà quên lợi thế về đầu tư, ưu đãi của nhà nước, địa phương.
Xin cảm ơn ông!
Tin liên quan
DN nhận sáp nhập sẽ kế thừa toàn bộ quyền, nghĩa vụ, lợi ích của DN bị sáp nhập
10:40 | 10/07/2024 Chính sách và Cuộc sống
Tránh lãng phí khi sáp nhập
10:31 | 16/04/2024 Người quan sát
Xử lý thuế đối với doanh nghiệp không hoạt động tại địa chỉ kinh doanh
14:51 | 28/03/2024 Chính sách và Cuộc sống
Chủ tịch Quốc hội đề nghị “nói đi đôi với làm" ngay sau phiên chất vấn
00:10 | 13/11/2024 Sự kiện - Vấn đề
Chống lãng phí - “xử lý một vụ, cảnh tỉnh cả vùng, cả lĩnh vực”
23:50 | 12/11/2024 Sự kiện - Vấn đề
Chính phủ sẽ xây dựng cơ chế đặc thù về kinh tế báo chí
15:37 | 12/11/2024 Sự kiện - Vấn đề
Tổng Bí thư Tô Lâm điện đàm với Tổng thống đắc cử Hoa Kỳ Donald Trump
09:00 | 12/11/2024 Sự kiện - Vấn đề
Thu phí phương tiện vào nội đô (?)
07:41 | 12/11/2024 Người quan sát
Gia tăng xuất khẩu nhờ đầu tư hạ tầng kết nối với cửa khẩu thông minh
07:41 | 12/11/2024 Sự kiện - Vấn đề
Còn tình trạng kinh doanh, sản phẩm mỹ phẩm là hàng xách tay, hàng giả, không rõ nguồn gốc
20:18 | 11/11/2024 Sự kiện - Vấn đề
Đồng chí Nguyễn Đức Trung được bầu giữ chức Bí thư Tỉnh ủy Nghệ An
18:48 | 11/11/2024 Sự kiện - Vấn đề
Thống đốc NHNN: Kiên định kiểm soát lạm phát, ổn định giá trị Việt Nam đồng
14:35 | 11/11/2024 Sự kiện - Vấn đề
Việt Nam mong muốn hợp tác với các nước bạn bè truyền thống ở Mỹ Latinh
09:30 | 11/11/2024 Sự kiện - Vấn đề
Báo Hải quan hưởng ứng Chương trình "xóa nhà tạm, nhà dột nát" và đồng hành "Cùng học sinh biên giới đến trường"
22:52 | 10/11/2024 Sự kiện - Vấn đề
Chủ tịch nước Lương Cường bắt đầu thăm chính thức Cộng hòa Chile
08:16 | 10/11/2024 Sự kiện - Vấn đề
Khởi tố 6 bị can trong vụ án tại Công ty Vàng bạc đá quý Sài Gòn SJC
19:07 | 09/11/2024 Sự kiện - Vấn đề
Vấn đề Bạn quan tâm
Tin mới
Chủ tịch Quốc hội đề nghị “nói đi đôi với làm" ngay sau phiên chất vấn
Phấn đấu tăng trưởng GDP năm 2025 khoảng 7-7,5%
Chống lãng phí - “xử lý một vụ, cảnh tỉnh cả vùng, cả lĩnh vực”
Doanh nghiệp cần "tiếp sức" từ các cơ quan đại diện Việt Nam tại nước ngoài
Hoàn thành tổng hợp kết quả kiểm kê ngành Tài chính trước 31/5/2025
(LONGFORM) Sứ mệnh phát triển quan hệ đối tác Hải quan- Doanh nghiệp
10:58 | 11/11/2024 Hải quan
Podcast Hải quan Online tổng hợp tuần 2 tháng 11/2024 (từ ngày 4/10 đến 10/11/2024)
08:52 | 11/11/2024 Multimedia
(INFOGRAPHICS): Thu ngân sách tại 10 đơn vị hải quan tăng 11,86%
14:03 | 04/11/2024 Infographics
(INFOGRAPHICS) 32 tỷ USD kim ngạch xuất nhập khẩu nửa đầu tháng 10
09:14 | 29/10/2024 Infographics
Phiên họp Ủy ban Kỹ thuật thường trực WCO tại Bỉ: Dấu ấn điều hành của đại diện Hải quan Việt Nam
09:25 | 29/10/2024 Hải quan