Giải quyết nút thắt giúp huy động tối đa nguồn lực phát triển vùng động lực phía Bắc
Quang cảnh Diễn đàn. |
Theo Ban tổ chức, Vùng đồng bằng sông Hồng gồm có 11 tỉnh, thành phố, là địa bàn đặc biệt quan trọng về chính trị, kinh tế - xã hội, quốc phòng an ninh của cả nước; có vị trí rất thuận lợi, hội tụ nhiều lợi thế về phát triển kinh tế - xã hội.
Trong nhiều năm qua, sức cạnh tranh của nền kinh tế vùng động lực phía Bắc ngày càng tăng cao, cơ cấu kinh tế chuyển dịch theo hướng tích cực; thu hút đầu tư nước ngoài tăng mạnh; tốc độ tăng trưởng GRDP bình quân của vùng đạt 9,08%/năm, cao nhất trong các vùng kinh tế trọng điểm.
Thu ngân sách nhà nước của các địa phương trong vùng đều đạt và vượt dự toán. Từ năm 2017, tất cả 7 địa phương trong vùng đều có tỷ lệ điều tiết về ngân sách trung ương, đóng góp lớn vào nguồn thu ngân sách của cả nước.
Theo TS. Đỗ Minh Thụy, Trưởng khoa Kinh tế và Quản trị kinh doanh - Trường Đại học Hải Phòng, ngày 25/10/2022 Chính phủ đã ban hành Nghị quyết 138/NQ-CP về Quy hoạch tổng thể quốc gia thời kỳ 2021 - 2030, tầm nhìn đến năm 2050 sẽ phát triển 4 vùng động lực quốc gia và các hành lang kinh tế.
Trong đó, vùng động lực phía Bắc được hình thành để phát triển vùng kinh tế trọng điểm Bắc Bộ, tập trung vào Tam giác Hà Nội - Hải Phòng - Quảng Ninh, dọc theo các hành lang Quốc lộ 5 và quốc lộ 18, trong đó Thủ đô Hà Nội là cực tăng trưởng trung tâm giữ vai trò quan trọng trong liên kết phát triển khu vực phía Bắc và kết nối quốc tế.
Có thể thấy vùng động lực phía Bắc giữ vai trò rất quan trọng trong phát triển kinh tế - xã hội là động tạo hiệu ứng lan tỏa thúc đẩy kinh tế địa phương, kinh tế vùng và kinh tế cả nước phát triển nhanh, hiệu quả và bền vững. Đồng thời vùng động lực phía Bắc cũng đóng vai trò một cửa ngõ kinh tế và cầu nối giao thương của Việt Nam với thế giới.
“Khu vực này đang hội tụ những lợi thế nổi trội và có nhiều điều kiện để phát triển công nghiệp, dịch vụ. Đây sẽ là vùng trọng điểm, là đầu tàu trong quá trình công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước”, TS. Đỗ Minh Thụy nói.
Bên cạnh những kết quả đã đạt được, quá trình phát triển của Vùng động lực phía Bắc còn một số tồn tại, hạn chế. Theo ông Nguyễn Đức Thọ, Phó Chủ tịch UBND TP. Hải Phòng, tăng trưởng kinh tế của Vùng còn chưa tương xứng với tiềm năng, lợi thế; chuyển dịch cơ cấu các ngành kinh tế còn chậm…
Khu vực công nghiệp chủ yếu phát triển chiều rộng, phát triển công nghiệp chưa đồng đều và mới dừng lại ở gia công, lắp ráp với giá trị gia tăng chưa cao; các khu công nghiệp còn thiếu liên kết, chưa hình thành được các cụm liên kết ngành; quản lý đất đai, tài nguyên còn những hạn chế; ô nhiễm môi trường ngày càng phức tạp…
Bên cạnh đó, theo Ban tổ chức, việc huy động nguồn lực tài chính cho phát triển KT-XH vùng còn một số khó khăn, thách thức.
TS. Nguyễn Như Quỳnh, Viện trưởng Viện Chiến lược và Chính sách tài chính, Bộ Tài chính cho rằng, khó khăn trong việc huy động nguồn lực tài chính thể hiện ở nguồn lực để thực hiện các mục tiêu, nhiệm vụ về phát triển kinh tế vùng động lực còn hạn chế, chủ yếu là nguồn lực công, trong khi cân đối NSNN và dư địa để mở rộng quy mô động viên NSNN đang đối mặt với nhiều khó khăn, thách thức.
Quy mô động viên từ NSNN có xu hướng biến động mạnh do vẫn phụ thuộc vào một số nguồn thu như đất đai, dầu thô, hoạt động xuất nhập khẩu, khai thác tài nguyên - những lĩnh vực phụ thuộc nhiều vào biến động thị trường quốc tế.
Bên cạnh đó, việc huy động nguồn lực tư nhân trong thực hiện các mục tiêu về phát triển KT-XH còn hạn chế.
“Cần rà soát, nghiên cứu và hoàn thiện hệ thống các văn bản pháp luật về tài chính có tính đến yếu tố đặc thù của vùng, qua đó, giải quyết những nút thắt, giúp huy động tối đa nguồn lực phục vụ cho phát triển KT-XH của cả nước nói chung và vùng động lực phía Bắc nói riêng. Đồng thời, hoàn thiện chính sách thu gắn với cơ cấu lại thu NSNN theo hướng bao quát toàn bộ các nguồn thu, nhất là các nguồn thu mới, phù hợp với thông lệ quốc tế, tăng tỷ trọng thu nội địa, khai thác tốt thuế thu từ tài nguyên đi cùng với công tác bảo vệ môi trường”, TS. Nguyễn Như Quỳnh khuyến nghị.
TS. Đỗ Minh Thụy cho rằng, cùng với cải cách thể chế, tạo lập môi trường kinh doanh thực chất thì việc đổi mới từ chủ trương, cơ chế, chính sách đến tổ chức triển khai có hiệu quả hỗ trợ phát triển DN chính là giải pháp tổng thể có ý nghĩa chiến lược về phát triển vùng động lực phía Bắc trong giai đoạn phát triển hiện nay.
Về phía DN, TS. Đỗ Minh Thụy lưu ý, khi Việt Nam tham gia vào các FTA thế hệ mới như CPTPP, EVFTA và RCEP, các DN trong vùng động lực phía Bắc cần nghiên cứu kỹ để không vi phạm các quy định về môi trường, luật lao động… trong thương mại quốc tế, tránh những thiệt hại không đáng có.
Các DN cần cập nhật các quy định, thông lệ quốc tế, nghiên cứu kỹ các FTA liên quan đến thị trường trọng điểm của doanh nghiệp; dám thay đổi, nâng cao trình độ; tăng cường quảng bá, xúc tiến thương mại; tăng cường liên kết; tranh thủ mọi sự hỗ trợ từ các bộ, ngành trung ương và địa phương…, tìm kiếm thị trường, đối tác…
Tin liên quan
Maersk khai trương kho ngoại quan tại Việt Nam
16:05 | 01/11/2024 Doanh nghiệp - Doanh nhân
Cảng Hoàng Diệu lập kỷ lục khai thác 1 triệu tấn hàng trong tháng 10
09:35 | 01/11/2024 Doanh nghiệp - Doanh nhân
Đề nghị thêm chính sách đặc thù cho Hải Phòng và Huế phát huy tiềm năng
13:47 | 31/10/2024 Sự kiện - Vấn đề
Doanh nghiệp cần gì cho công cuộc chuyển đổi số?
19:31 | 02/11/2024 Kinh tế
Mỗi ngày dệt may xuất khẩu mang về hơn 100 triệu USD
12:40 | 02/11/2024 Xuất nhập khẩu
Tối ưu hóa chuỗi cung ứng, thúc đẩy giao thương Việt Nam - Trung Quốc
12:39 | 02/11/2024 Kinh tế
Cơ hội bứt tốc xuất khẩu nông sản sang Trung Quốc
08:35 | 02/11/2024 Kinh tế
Xuất khẩu thủy sản tháng 10 trở lại mức 1 tỷ USD sau 27 tháng
20:26 | 01/11/2024 Xuất nhập khẩu
Đâu là tác nhân đẩy giá, gây nhiễu loạn thị trường bất động sản?
20:20 | 01/11/2024 Kinh tế
Dữ liệu cá nhân có thể bị “đánh cắp” khi mua sắm trên nền tảng xuyên biên giới chưa đăng ký
20:12 | 01/11/2024 Kinh tế
Doanh nghiệp Việt trước làn sóng sàn thương mại điện tử quốc tế: Lợi ích và thách thức
17:59 | 01/11/2024 Kinh tế
Nắm bắt cơ hội để "chen chân" thay thế nhà cung cấp hàng hoá cho EU
17:49 | 01/11/2024 Kinh tế
Ngành sản xuất đang hồi phục sau bão Yagi
15:20 | 01/11/2024 Kinh tế
Đổi mới sáng tạo - chìa khóa giải quyết rác thải nhựa
14:29 | 01/11/2024 Kinh tế
Nhiều nền tảng và động lực cho kinh tế tăng trưởng mạnh mẽ
14:19 | 01/11/2024 Kinh tế
Vi mạch bán dẫn là ngành ưu tiên thu hút đầu tư của TP Hồ Chí Minh
11:14 | 01/11/2024 Kinh tế
Vấn đề Bạn quan tâm
Tin mới
Khởi tố Công ty Biomass buôn lậu “khí cười”
Doanh nghiệp cần gì cho công cuộc chuyển đổi số?
Mua bán thuốc online
TP Hồ Chí Minh ra quân phát triển người tham gia bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế
Thủ tướng: Phát triển giáo dục, đào tạo phục vụ kỷ nguyên vươn mình của dân tộc
Tuyên bố chung giữa Việt Nam và UAE về nâng cấp quan hệ lên Đối tác Toàn diện
08:35 | 29/10/2024 Sự kiện - Vấn đề
(INFOGRAPHICS) 32 tỷ USD kim ngạch xuất nhập khẩu nửa đầu tháng 10
09:14 | 29/10/2024 Infographics
Phiên họp Ủy ban Kỹ thuật thường trực WCO tại Bỉ: Dấu ấn điều hành của đại diện Hải quan Việt Nam
09:25 | 29/10/2024 Hải quan
Hành vi buôn lậu “khí cười” tại Công ty Hoa Việt diễn ra thế nào?
10:18 | 29/10/2024 An ninh XNK