Giải quyết các điểm nghẽn để nâng hạng thị trường chứng khoán
Thúc đẩy nâng hạng thị trường chứng khoán Việt Nam Minh bạch thông tin để thúc đẩy nâng hạng thị trường chứng khoán Tháo điểm nghẽn pháp lý để phục hồi thị trường bất động sản |
Nâng hạng thị trường chứng khoán sẽ có thêm nhiều NĐTNN đến với Việt Nam. Ảnh: ST |
Xem xét gỡ quy định phải ký quỹ 100% tiền trước khi mua chứng khoán
Thời gian vừa qua, TTCK Việt Nam đã có nhiều nỗ lực trong cải thiện các tiêu chí nhằm thỏa mãn các điều kiện của một thị trường mới nổi. Tuy nhiên, hiện vẫn có một số trở ngại cần tập trung giải quyết, tháo gỡ nhằm khuyến khích hơn nữa sự tham gia của các nhà đầu tư nước ngoài (NĐTNN) trong thời gian tới, trong đó quan trọng nhất là yêu cầu ký quỹ trước giao dịch (prefunding); giới hạn sở hữu của NĐTNN.
Theo ông Nguyễn Sơn, Chủ tịch Tổng công ty Lưu ký và Bù trừ chứng khoán Việt Nam (VSDC), giải pháp căn cơ và lâu dài đối với vấn đề yêu cầu ký quỹ trước giao dịch là triển khai cơ chế bù trừ, thanh toán giao dịch chứng khoán theo mô hình đối tác bù trừ trung tâm (CCP), khi đó các văn bản pháp lý không yêu cầu NĐT phải ký quỹ trước khi giao dịch, đồng thời VSDC là đơn vị chịu trách nhiệm thanh toán cuối cùng cho các giao dịch của NĐT. Với cơ chế CCP sẽ không có việc huỷ giao dịch khi NĐT mất khả năng thanh toán.
Cũng theo ông Nguyễn Sơn, hiện tại có một số lý do khiến cho cơ chế này chưa được triển khai như: cơ chế CCP đang được xây dựng gấp với hệ thống công nghệ thông tin quản lý và điều hành giao dịch (KRX), tuy nhiên, hệ thống KRX hiện chưa đi vào hoạt động. Bên cạnh đó, pháp luật chứng khoán và pháp luật ngân hàng có một số nội dung chưa đồng nhất, cần phải bổ sung sửa đổi. Theo đó, ngân hàng thương mại, chi nhánh ngân hàng nước ngoài cung cấp dịch vụ lưu ký chứng khoán cần được cho phép làm thành viên bù trừ, kết nối với hệ thống bù trừ thanh toán của VSDC để nhận thông báo về nghĩa vụ thanh toán của NĐT và thực hiện thanh toán giao dịch cho NĐT là khách hàng của mình trực tiếp với VSDC. Trường hợp NĐT không đủ tiền hoặc chứng khoán để thanh toán giao dịch của mình, trách nhiệm thanh toán giao dịch chứng khoán sẽ được chuyển sang công ty chứng khoán nơi NĐT đặt lệnh.
Ông Sơn cho biết, để đảm bảo mục tiêu nâng hạng thị trường vào năm 2025, giải pháp trước mắt là VSDC đang cùng UBCKNN đề xuất, kiến nghị Bộ Tài chính xem xét sửa đổi Thông tư 120/2020/TT-BTC gỡ bỏ quy định NĐT phải ký quỹ 100% tiền trước khi mua chứng khoán, thay vào đó cho phép công ty chứng khoán (CTCK) được quyền chủ động quy định NĐT của mình có phải ký quỹ hay không cần kỹ quỹ, tỷ lệ ký quỹ đối với từng NĐT căn cứ vào đánh giá tín nhiệm của CTCK đối với từng NĐT đó cũng như tỷ lệ ký quỹ cho từng chứng khoán căn cứ vào mức độ rủi ro của từng chứng khoán. Trường hợp NĐT không đủ tiền để thanh toán giao dịch, CTCK sẽ phải thực hiện thanh toán cho NĐT, áp dụng cả trường hợp NĐT mở tài khoản lưu ký tại ngân hàng lưu ký và chỉ đặt lệnh tại CTCK.
Giảm bớt số lượng ngành nghề hạn chế sở hữu của NĐTNN
Liên quan giải pháp về tỷ lệ sở hữu của NĐTNN, ông Phùng Xuân Minh, Chủ tịch Công ty Saigon Ratings cho rằng cần xem xét áp dụng mô hình chứng chỉ lưu ký không có quyền biểu quyết trên cơ sở nghiên cứu kỹ lưỡng kinh nghiệm của các nước trên thế giới và đánh giá tác động của mô hình này lên cơ cấu sở hữu doanh nghiệp. Ngoài ra, các doanh nghiệp niêm yết cũng cần phải được chuẩn bị kiến thức một cách đầy đủ và chi tiết để có thể hiểu và áp dụng các thay đổi này.
"Cần từng bước mở rộng và công bố đầy đủ tỷ lệ sở hữu nước ngoài tối đa của các ngành nghề kinh doanh có điều kiện, hạn chế tiếp cận và chỉ hạn chế sở hữu nước ngoài đối với những ngành thực sự liên quan đến an ninh quốc gia. Ngay cả đối với một số lĩnh vực có tính chất nhạy cảm như tài chính – ngân hàng vẫn có thể xây dựng giới hạn tỷ lệ sở hữu nước ngoài cho từng đối tượng cụ thể, tránh cào bằng. Ví dụ, hiện nay có mở rộng và khuyến khích NĐTNN đầu tư vào các tổ chức tín dụng yếu kém và tổ chức tín dụng nhận chuyển giao; còn đối với các ngân hàng thương mại cổ phần khác, chưa nên điều chỉnh tổng mức sở hữu cổ phần của các NĐTNN vượt giới hạn 30% vốn điều lệ", ông Phùng Xuân Minh đề xuất.
Về tỷ lệ sở hữu cho NĐTNN, ông Đặng Hồng Quang, Giám đốc, Trưởng đại diện Văn phòng Hà Nội, Quỹ đầu tư VinaCapital cho biết, hiện tại, theo Luật Đầu tư và Nghị định 31/2021/NĐ-CP, có 25 ngành nghề NĐTNN chưa được tiếp cận thị trường và 59 ngành nghề tiếp cận thị trường có điều kiện. “Chúng tôi kiến nghị giảm bớt số lượng ngành nghề ở trong danh sách này đối với những ngành nghề không nhất thiết phải hạn chế tiếp cận thị trường đối với NĐTNN. Ngoài ra, việc phát hành chứng chỉ lưu ký không có quyền biểu quyết cũng sẽ giúp NĐTNN có thể đầu tư vào những doanh nghiệp đã chạm giới hạn tỷ lệ sở hữu cho NĐTNN”, ông Đặng Hồng Quang kiến nghị.
Ngoài hai trở ngại lớn nêu trên, đại diện VinaCapital cho biết còn một số vấn đề khác cũng cần giải quyết để TTCK Việt Nam được nâng hạng như: thủ tục đăng ký mở tài khoản mới cho NĐTNN còn tốn nhiều thời gian; một số thông tin về doanh nghiệp, các quy định về pháp lý không có sẵn bằng tiếng Anh; và một số hạn chế về mức độ tự do hóa trên thị trường giao dịch ngoại hối. “Nếu giải quyết được tất cả những vấn đề nêu trên, TTCK Việt Nam sẽ sớm được nâng hạng. Đây sẽ là bước ngoặt quan trọng của TTCK Việt Nam và là một trong những động lực phát triển về lâu dài cho các doanh nghiệp niêm yết, đồng thời góp phần vào việc mang thêm nhiều NĐTNN đến với Việt Nam" ông Quang nhấn mạnh.
Theo Uỷ ban Chứng khoán Nhà nước, không như nhiều thị trường khác, việc Việt Nam chưa được nâng cấp lên thị trường mới nổi không phải do các yếu tố Để quy quy mô và thanh khoản mà chủ yếu do các yếu tố liên quan đến khả năng tiếp cân thị trường của NĐTNN. Trong đó, một trong những vấn đề quan trọng cần cải thiện chính là tăng cương quyền tiếp cận thông tin một cách công bằng và minh bạch cho NĐTNN, cũng như khuyến khích công bố thông tin bằng tiếng Anh và nâng cao chất lượng thông tin công bố của các doanh nghiệp trên thị trường. Để một TTCK phát triển bền vững, đó phải là một TTCK thực sự “khỏe mạnh”, minh bạch, đảm bảo công bằng cho tất cả nhà đầu tư tham gia trên thị trưởng. Với vai trò là cơ quan trực tiếp quản lý, giám sát TTCK, Uỷ ban Chứng khoán đã đang và sẽ tiếp tục nỗ lực để đảm bảo sự vận hành liên tục, thông suốt, ổn định, minh bạch của thị trường củng cố niềm tin của cộng đồng nhà đầu tư trong và ngoài nước, tạo nền tảng cho công tác nâng hạng của TTCK Việt Nam.
Tin liên quan
Ngành Tài chính thi đua hoàn thành thắng lợi mục tiêu, nhiệm vụ năm 2025
19:16 | 08/01/2025 Tài chính
Báo chí: Nguồn thông tin quan trọng giúp người dân, doanh nghiệp nắm bắt kịp thời chính sách tài chính
21:31 | 07/01/2025 Tài chính
Agribank tham dự các phiên họp và làm việc với một số tổ chức quốc tế, đối tác tại Mỹ về ESG
17:00 | 30/11/2024 Doanh nghiệp - Doanh nhân
Kỳ vọng thị trường chứng khoán năm 2025 sẽ phát triển đột phá cả về quy mô, chất lượng
16:44 | 02/01/2025 Chứng khoán
Thị trường chứng khoán tiếp tục duy trì sức hấp dẫn
19:13 | 31/12/2024 Chứng khoán
10 sự kiện chứng khoán nổi bật năm 2024
10:20 | 31/12/2024 Chứng khoán
Thị trường chứng khoán Việt Nam sẽ tiếp tục phát triển mạnh mẽ, bền vững
21:18 | 18/12/2024 Chứng khoán
Dùng AI để phát hiện hành vi thao túng thị trường chứng khoán
15:14 | 13/12/2024 Chứng khoán
Thị trường trái phiếu Chính phủ: Thực hiện tốt chức năng huy động cho đầu tư phát triển
19:54 | 05/12/2024 Chứng khoán
Việt Nam- Trung Quốc hợp tác, chia sẻ thông tin trong lĩnh vực chứng khoán
15:24 | 26/11/2024 Chứng khoán
FTSE Rusell và Morgan Stanley làm việc với Uỷ ban Chứng khoán về nâng hạng thị trường
21:13 | 04/11/2024 Chứng khoán
Nhà đầu tư cá nhân được quyền đầu tư trái phiếu doanh nghiệp riêng lẻ
17:41 | 01/11/2024 Chứng khoán
Thúc đẩy tăng trưởng ASEAN thông qua thị trường vốn bền vững, linh hoạt
10:25 | 22/10/2024 Chứng khoán
Thị trường trái phiếu doanh nghiệp có tốc độ phục hồi nhanh chóng
09:34 | 22/10/2024 Chứng khoán
Vốn ngoại đang đảo chiều?
15:43 | 11/10/2024 Tài chính
FTSE Russell tiếp tục giữ Việt Nam trong danh sách xem xét nâng hạng
15:42 | 09/10/2024 Chứng khoán
Tin mới
SHB dành hơn 13 tỷ đồng ưu đãi cho khách hàng mở mới và sử dụng tài khoản
Chi 380 tỷ USD nhập khẩu hàng hóa, Trung Quốc chiếm hơn 1/3
Xuất khẩu lập đỉnh hơn 400 tỷ USD, nhóm hàng nào đóng góp nhiều nhất?
Khách hàng cá nhân hưởng lãi vay ưu đãi từ BAC A BANK dịp đầu năm 2025
Cơ hội nào cho xuất khẩu cá tra sang EU năm 2025?
(Infographics) Tổng thu từ xuất nhập khẩu các tỉnh, thành vùng Tây Nguyên
10:50 | 15/12/2024 Hải quan
(INFOGRAPHICS) Kim ngạch hơn 67 tỷ USD, Hàn Quốc là đối tác thương mại lớn thứ 3 của Việt Nam
11:29 | 04/12/2024 Infographics
(INFOGRAPHICS): Tiêu chí lựa chọn doanh nghiệp tham gia chương trình tự nguyện tuân thủ
16:30 | 06/12/2024 Infographics
(INFOGRAPHICS) Tổng thu từ XNK các tỉnh vùng Bắc Trung Bộ và Duyên hải Trung Bộ
16:33 | 06/12/2024 Xuất nhập khẩu
(INFOGRAPHICS) 66 tỷ USD kim ngạch xuất nhập khẩu tháng 11
14:29 | 12/12/2024 Infographics