Giải ngân đầu tư công 11 tháng ước đạt 59,47% kế hoạch, còn khó do đâu?
Giải ngân đầu tư công 11 tháng ước đạt 59,47% kế hoạch. Ảnh minh hoạ: Internet |
64/115 bộ và địa phương giải ngân thấp hơn bình quân cả nước
Theo báo cáo gửi Thủ tướng Chính phủ về tình hình thanh toán vốn đầu tư nguồn NSNN lũy kế 10 tháng, ước thực hiện 11 tháng kế hoạch năm 2023, Bộ Tài chính cho biết, lũy kế thanh toán từ đầu năm đến ngày 31/10/2023 là gần 414.489 tỷ đồng trên tổng kế hoạch (gần 831.093 tỷ đồng), đạt 49,87% kế hoạch. Ước thanh toán từ đầu năm đến ngày 30/11/2023 là gần 494.250 tỷ đồng, đạt 59,47% kế hoạch.
Theo báo cáo của Bộ Tài chính, một số đơn vị đạt kết quả tích cực, có khả năng hoàn thành kế hoạch giải ngân như Ngân hàng Nhà nước (94,74%), Bộ Giao thông vận tải (73,42%), Bộ Quốc phòng (70%), Bộ Công an (71,61%), tỉnh Vĩnh Phúc (98,97%), tỉnh Đồng Tháp (95,19%), tỉnh Tiền Giang (94,55%), tỉnh Thừa Thiên Huế (93,32%)… Tuy nhiên, vẫn còn 15 bộ, cơ quan trung ương chỉ giải ngân được dưới 15%, 2 địa phương dưới 35% trong tổng số 64/115 đầu bộ và địa phương có kết quả giải ngân ước 11 tháng thấp hơn bình quân của cả nước. Vì thế, Bộ Tài chính nhận định, với tình hình thực hiện của các bộ, địa phương thì mục tiêu giải ngân tối thiểu 95% rất khó có thể thực hiện được. |
Trong đó, về giải ngân vốn kế hoạch các năm trước kéo dài sang năm 2023, lũy kế thanh toán từ đầu năm đến ngày 31/10/2023 là gần 24.812 tỷ đồng, đạt 45,22% kế hoạch (54.864,5 tỷ đồng). Ước thanh toán từ đầu năm đến ngày 30/11/2023 là gần 33.270 tỷ đồng, đạt 60,64% kế hoạch.
Về giải ngân vốn kế hoạch năm 2023, lũy kế thanh toán từ đầu năm đến ngày 31/10/2023 là gần 389.677 tỷ đồng, đạt 50,20% kế hoạch (hơn 776.228 tỷ đồng). Trong đó Chương trình phục hồi và phát triển kinh tế - xã hội là 51.881 tỷ đồng, đạt 42,1% kế hoạch Thủ tướng Chính phủ giao.
Ước thanh toán từ đầu năm đến ngày 30/11/2023 là 460.980 tỷ đồng, đạt 59,39% kế hoạch, đạt 65,1% kế hoạch Thủ tướng Chính phủ giao. Tỷ lệ này cũng đã cao hơn cùng kỳ năm 2022 với tỷ lệ lần lượt 52,43% và 58,33%. Trong đó, Chương trình phục hồi và phát triển kinh tế - xã hội là 62.920 tỷ đồng, đạt 51% kế hoạch Thủ tướng Chính phủ giao.
Về tình hình giải ngân các dự án trọng điểm, báo cáo cho biết, đến hết tháng 10/2023, tổng số vốn giải ngân của 9 dự án quan trọng quốc gia ngành giao thông vận tải là gần 59.800 tỷ đồng, đạt tỷ lệ 66,7% trên tổng kế hoạch năm 2023 được giao. Tỷ lệ này cao hơn tỷ lệ bình quân chung 10 tháng của cả nước.
Nhiều nguyên nhân ảnh hưởng tiến độ giải ngân
Cũng tại báo cáo, trên cơ sở tổng hợp báo cáo của các bộ, cơ quan trung ương và địa phương, Bộ Tài chính đã nêu lên nhiều nguyên nhân cả khách quan và chủ quan gây ảnh hưởng đến tiến độ giải ngân các dự án.
Theo đó, về nguyên nhân khách quan, một số cơ chế thực hiện hiện nay chưa phù hợp với đặc thù của các chương trình mục tiêu quốc gia; việc triển khai đồng thời nhiều dự án giao thông lớn trong cùng khu vực khả năng sẽ xảy ra tình trạng khan hiếm nguồn vật liệu trong quá trình thi công, đặc biệt là vật liệu đất đắp, cát, đá... đối với các dự án tại khu vực Đồng bằng Sông Cửu Long.
Theo tính toán sơ bộ, chỉ tính riêng các dự án cao tốc đang triển khai trong khu vực này, nhu cầu vật liệu cần khoảng gần 56 triệu m3 cát, gần 7 triệu m3 đá, chưa kể các công trình, dự án của địa phương triển khai cùng thời điểm.
Hơn nữa, đến tháng 9/2023 mới có hướng dẫn vốn chuẩn bị đầu tư, hướng dẫn điều chỉnh vốn giữa các nhiệm vụ, dự án của Chương trình phục hồi và phát triển kinh tế - xã hội với các nhiệm vụ, dự án thuộc kế hoạch đầu tư công trung hạn giai đoạn 2021-2025 đã được bố trí vốn trong dự toán năm 2023.
Về nguyên nhân chủ quan, theo báo cáo là do công tác tổ chức thực hiện giải phóng mặt bằng, vướng quy hoạch sử dụng đất, trọng tâm là việc xác định nguồn gốc đất, xác định giá đất, người dân chưa đồng thuận với phương án bồi thường, tái định cư... dẫn đến chậm thời gian tổ chức lựa chọn nhà thầu, ký hợp đồng, thi công.
Cùng với đó, vai trò, trách nhiệm của người đứng đầu chưa được thể hiện rõ, phân bổ vốn còn bình quân, thiếu trọng tâm, trọng điểm; chưa sâu sát, thiếu đôn đốc, kiểm tra..., còn tình trạng đùn đẩy, né tránh trách nhiệm.
Đối với các dự án giao thông trọng điểm được phân cấp cho các địa phương làm cơ quan chủ quản đầu tư hoặc có sự tham gia góp vốn của ngân sách địa phương, việc triển khai các thủ tục đầu tư, phân bổ vốn còn lúng túng, khó khăn trong phối hợp giữa các địa phương, đặc biệt đối với các dự án sử dụng nhiều loại nguồn vốn.
Ngoai ra, một số các bộ, cơ quan trung ương và địa phương chưa triển khai phân bổ chi tiết kế hoạch vốn (khoảng 16.000 tỷ đồng, chiếm 2,28% kế hoạch) nên đến thời điểm báo cáo chưa thể giải ngân. Một số dự án đã phân bổ nhưng chưa giải ngân (một số bộ, cơ quan trung ương và địa phương đề nghị cắt giảm do không có khả năng giải ngân) nên ảnh hưởng đến tỷ lệ giải ngân vốn đầu tư công thấp.
Từ những nguyên nhân này, Bộ Tài chính tiếp tục đề nghị các bộ, cơ quan trung ương và địa phương chủ động thực hiện quyết liệt, đồng bộ, hiệu quả các nhiệm vụ, giải pháp đẩy mạnh giải ngân vốn đầu tư công tại các Nghị quyết của Chính phủ, chỉ thị, công điện và văn bản chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ về đôn đốc phân bổ, giải ngân vốn đầu tư công năm 2023.
Bộ Tài chính cũng đề nghị 21 bộ, cơ quan trung ương và 30 địa phương khẩn trương hoàn thành việc phân bổ kế hoạch năm 2023 đối với số vốn chưa bổ. Đồng thời chủ động có phương án phân bổ kế hoạch năm 2024 ngay khi được Thủ tướng Chính phủ giao, tránh trường hợp giao vốn thành nhiều lần trong năm.
Bộ Tài chính đề nghị Thủ tướng Chính phủ giao Bộ Kế hoạch và Đầu tư chủ trì, phối hợp với Bộ Giao thông vận tải và các địa phương được phân cấp làm cơ quan chủ quản xác định cụ thể mức vốn cho từng dự án thành phần và nhu cầu bố trí vốn từ 13.796 tỷ đồng nguồn tăng thu, cắt giảm, tiết kiệm chi của ngân sách trung ương năm 2021 bố trí cho 3 dự án đường bộ cao tốc Khánh Hòa - Buôn Ma Thuột, Biên Hòa – Vũng Tàu và Châu Đốc – Cần Thơ – Sóc Trăng, giai đoạn 1 trong từng năm 2023, 2024 và 2025.
Bộ Tài chính đề nghị Bộ Kế hoạch và Đầu tư trình phương án phân bổ điều chỉnh chi tiết vốn đầu tư công năm 2023 ngay sau khi được cấp có thẩm quyền quyết định.
Vào ngày 27/11, Thủ tướng Phạm Minh Chính đã chủ trì Hội nghị trực tuyến của Thường trực Chính phủ với các bộ, cơ quan Trung ương, địa phương về kiểm điểm, đánh giá tình hình, đôn đốc đẩy mạnh giải ngân vốn đầu tư công năm 2023.
Tại Hội nghị, Thủ tướng đã yêu cầu mỗi cơ quan, đơn vị, địa phương, nhất là người đứng đầu nêu cao tinh thần, ý thức trách nhiệm, phát huy tinh thần vượt khó để phấn đấu vươn lên, quyết tâm giải ngân ít nhất 95% kế hoạch được giao năm 2023.
Thủ tướng đề nghị Bộ Kế hoạch và Đầu tư phát huy vai trò quản lý nhà nước về đầu tư công, theo sát, đôn đốc, hướng dẫn, xử lý kịp thời các khó khăn, vướng mắc của các bộ, cơ quan trung ương, địa phương. Thủ tướng giao Bộ Tài chính chỉ đạo Kho bạc Nhà nước kịp thời thực hiện thanh toán khối lượng hoàn thành, đặc biệt qua hình thức dịch vụ công trực tuyến.
Bộ Giao thông vận tải, Bộ Tài nguyên và Môi trường, UBND các tỉnh, thành phố tập trung tháo gỡ khó khăn, vướng mắc, bảo đảm nguồn cung vật liệu xây dựng thông thường cho các dự án đường bộ cao tốc. Bộ Công Thương theo dõi sát tình hình, diễn biến thị trường vật liệu xây dựng, kiểm soát giá và bảo đảm nguồn cung vật liệu xây dựng, nhất là xăng, dầu, sắt thép…
Tin liên quan
KBNN đảm bảo thu - chi ngân sách kịp thời, điều hành ngân quỹ tập trung
20:30 | 20/12/2024 Thuế - Kho bạc
Đề xuất giảm 30% tiền thuê đất năm 2024
08:00 | 19/12/2024 Chính sách và Cuộc sống
Tổng Giám đốc Tập đoàn GELEX hội kiến Chủ tịch nước Cuba
17:23 | 16/12/2024 Doanh nghiệp - Doanh nhân
Chính sách thuế tạo động lực mạnh mẽ cho phục hồi và phát triển
08:36 | 23/12/2024 Tài chính
Phát hành trái phiếu chính phủ đã đáp ứng vốn ngân sách với chi phí hợp lý
10:50 | 22/12/2024 Thuế - Kho bạc
Bộ trưởng Bộ Tài chính yêu cầu KBNN khẩn trương sắp xếp, đảm bảo bộ máy mới hoạt động ngay
20:22 | 20/12/2024 Thuế - Kho bạc
Cục Thuế TP Hồ Chí Minh tuyên dương 136 doanh nghiệp nộp thuế tiêu biểu
18:26 | 20/12/2024 Thuế - Kho bạc
Nhiều nỗ lực để bình ổn giá trong cao điểm lễ, tết 2025
07:51 | 20/12/2024 Tài chính
Chính thức kích hoạt Cổng thông tin dành cho hộ cá nhân kinh doanh thương mại điện tử
21:23 | 19/12/2024 Thuế - Kho bạc
Ngành Thuế cần hướng tới tinh giản bộ máy theo mô hình quốc tế đảm bảo hiệu lực, hiệu quả
21:19 | 19/12/2024 Thuế - Kho bạc
Ngành Thuế về đích thu ngân sách với tổng số thu ước đạt hơn 1,7 triệu tỷ đồng
16:27 | 19/12/2024 Thuế - Kho bạc
Thị trường chứng khoán Việt Nam sẽ tiếp tục phát triển mạnh mẽ, bền vững
21:18 | 18/12/2024 Chứng khoán
Tổng kiểm kê tài sản công giúp quản lý, sử dụng hiệu quả hơn nguồn lực của đất nước
21:13 | 18/12/2024 Tài chính
Thị trường vốn sẽ chuyển biến tích cực
10:00 | 17/12/2024 Tài chính
Đảm bảo hiệu quả và minh bạch trong quản lý, xử lý nhà đất tại doanh nghiệp nhà nước
08:24 | 16/12/2024 Tài chính
Giải đáp nhiều kiến nghị của doanh nghiệp tại hội nghị đối thoại về chính sách thuế - hải quan
09:19 | 15/12/2024 Tài chính
Vấn đề Bạn quan tâm
Tin mới
Xuất khẩu 2024 có thể lập đỉnh mới hơn 400 tỷ USD
Podcast Hải quan Online tổng hợp tuần 4 tháng 12/2024
Agribank quyết liệt đẩy mạnh ứng dụng dữ liệu dân cư theo Đề án 06
Doanh nghiệp đồng thuận, đánh giá cao hỗ trợ của Hải quan Quảng Ngãi
Đánh thức tiềm năng dược liệu vùng Đồng bằng sông Cửu Long
(Infographics) Tổng thu từ xuất nhập khẩu các tỉnh, thành vùng Tây Nguyên
10:50 | 15/12/2024 Hải quan
(INFOGRAPHICS) Kim ngạch hơn 67 tỷ USD, Hàn Quốc là đối tác thương mại lớn thứ 3 của Việt Nam
11:29 | 04/12/2024 Infographics
(INFOGRAPHICS): Tiêu chí lựa chọn doanh nghiệp tham gia chương trình tự nguyện tuân thủ
16:30 | 06/12/2024 Infographics
(INFOGRAPHICS) Tổng thu từ XNK các tỉnh vùng Bắc Trung Bộ và Duyên hải Trung Bộ
16:33 | 06/12/2024 Xuất nhập khẩu
(INFOGRAPHICS) 66 tỷ USD kim ngạch xuất nhập khẩu tháng 11
14:29 | 12/12/2024 Infographics