Giải bài toán nhân lực du lịch chất lượng cao
Nhân lực du lịch chất lượng cao hiện còn rất thiếu. Trong ảnh: Hướng dẫn viên giới thiệu cho du khách nước ngoài tham quan Hội trường Thống Nhất. Ảnh T.D |
"Khát" nhân lực chất lượng cao
Đó là ý kiến của nhiều của nhiều đại biểu tại Diễn đàn “Nguồn nhân lực du lịch Việt Nam 2019” diễn ra ngày 12/4, tại Hội trường Thống nhất (TPHCM) do UBND TPHCM chỉ đạo Sở Du lịch TPHCM phối hợp với Trường Đại học Hoa Sen tổ chức.
Theo Ban Tổ chức, nguồn nhân lực du lịch Việt Nam hiện đã có những bước phát triển vượt bậc cả về số lượng và cơ cấu. Chất lượng nguồn nhân lực du lịch đã dần được nâng cao. Hiện tại, cả nước có 346 cơ sở đào tạo du lịch các cấp từ sơ cấp đến đại học. Riêng TPHCM có 63 cơ sở đào tạo du lịch (24 trường đại học, 20 trường cao đẳng, và 19 trường trung cấp).
Tuy nhiên, ngành du lịch vẫn còn gặp những bất cập trong tổ chức đào tạo và phát triển nguồn nhân lực như quy mô đào tạo tăng mạnh nhưng chưa đáp ứng được nhu cầu của thực tế.
Theo Tổng cục Du lịch, mỗi năm toàn ngành cần thêm gần 40.000 lao động nhưng lượng sinh viên chuyên ngành ra trường chỉ khoảng 15.000 người/năm, trong đó chỉ hơn 12% có trình độ cao đẳng, đại học trở lên...
Ông Bùi Tá Hoàng Vũ, Giám đốc Sở Du lịch TPHCM cho biết, nhiều chỉ tiêu lẽ ra được coi là lợi thế của du lịch Việt Nam vẫn chưa được đánh giá cao, trong đó có chỉ tiêu về nguồn nhân lực chưa phải là lợi thế so với các nước khác. Dù tài nguyên du lịch có ưu đãi nhưng nếu thiếu nguồn nhân lực, đặc biệt là nhân lực lành nghề, chất lượng cao - điều kiện quan trọng để đảm bảo chất lượng dịch vụ - sự tăng trưởng du lịch vẫn còn lực cản.
Thủ tướng: “Con người, cơ sở hạ tầng, chiến lược” là yếu tố đưa du lịch thành ngành kinh tế mũi nhọn | |
Nhân lực du lịch yếu trước hội nhập |
Ví dụ điển hình, TPHCM hiện có 140.000 lao động trực tiếp trong ngành du lịch, 15% trình độ Đại học, 50% trình độ trung cấp cao đẳng, 5.400 hướng dẫn viên, 63 cơ sở đào tạo ngành du lịch cung cấp 3.000 lao động hàng năm cho cả nước. Phấn đấu đến 2020 du lịch trở thành ngành kinh tế mũi nhọn, thúc đẩy kinh tế - xã hội và các ngành khác, đồng bộ, sản phẩm đa dạng có thể cạnh tranh với các nước khác trong khu vực.
Tuy nhiên, hiện nguồn nhân lực du lịch thành phố chỉ mới đáp ứng 70% nhu cầu, thiếu hướng dẫn viên biết nói tiếng Đức, Hàn Quốc, Thái Lan... làm hạn chế trong việc đa dạng hoá thu hút khách du lịch.
Bên cạnh đó, theo ông Bùi Tá Hoàng Vũ, năng suất lao động còn thấp so với các nước trong khu vực. Năm 2018, ngành du lịch Việt Nam đón 15,5 triệu lượt khách quốc tế, doanh thu du lịch cả nước 23 tỉ USD, đóng góp 7,5% vào GDP. Đây là mức tăng doanh thu ấn tượng nhưng năng suất lại khá thấp, với chỉ 3.477 USD/năm/người. Trong khi đó ở Singapore, đất nước với số dân gần 5,9 triệu người nhưng có tới khoảng 80% làm trong ngành du lịch, mỗi lao động trong ngành tạo ra 47.713 USD/năm, gấp 15 lần Việt Nam; còn ở Thái Lan, mỗi lao động tạo ra 8.369 USD/năm, gấp 2,5 lần.
Gắn lý thuyết với thực hành
Do đó, để phát triển bền vững thì đòi hỏi phải có nguồn lao động chất lượng cao. Để giải bài toán nguồn nhân lực du lịch, GS-TS Mai Hồng Quỳ, Hiệu trưởng Trường Đại học Hoa Sen, kiến nghị trong hoạch định chính sách và triển khai, cần đưa các chỉ số đào tạo nhân lực thành phần quan trọng nhất trong xây dựng chiến lược, kế hoạch triển khai và theo dõi phát triển du lịch cả nước, và địa phương. Đối với các sở du lịch, cần phối hợp với các trường đại học triển khai chiến lược đào tạo các bộ quản lý địa phương, đặc biệt các địa phương tập trung phát triển kinh tế du lịch, các tư duy, kiến thức và kỹ năng cập nhật để nâng cấp nguồn nhân lực chất lượng cao tại điạ phương.
Ngoài ra, theo bà Mai Hồng Quỳ, các trường đại học khi mở ngành đào tạo du lịch, cần xác định rõ chiến lược đào tạo, phân khúc ngành nghề, chức danh nghề để phát triển chương trình và phương pháp đào tạo phù hợp. Song song đó, các trường đại học có đào tạo nhân lực du lịch cần có sự hợp tác chia sẻ thông tin và kinh nghiệm trong đào tạo…
Ông Nguyễn Quốc Kỳ, Chủ tịch HĐQT Công ty du lịch Vietravel cho rằng, trong bối cảnh hiện nay, các trường học nên chú trọng đào tạo thực hành. Bởi thực tế, doanh nghiệp hầu như phải đào tạo lại, đối với các em sinh viên đã tốt nghiệp ra trường. Theo đó, cần có chính sách khuyến khích thành lập các trường trong doanh nghiệp, chú trong đào tạo chuyên sâu, chuyên ngành cho đối tượng trực tiếp làm du lịch; đào tạo cho đối tượng quản lý.
Ngoài ra, theo một số đại biểu, để giải bài toán nguồn nhân lực cần giải quyết những bất cập trong quy mô đào tạo, sự liên kết giữa nhà trường và doanh nghiệp, chính sách và hành lang pháp lý…
Tin liên quan
Ưu tiên đào tạo nguồn nhân lực bán dẫn
15:02 | 08/12/2024 Sự kiện - Vấn đề
Đào tạo nguồn nhân lực bán dẫn cần sự đồng bộ
13:40 | 21/08/2024 Sự kiện - Vấn đề
Doanh nghiệp FDI duy trì lợi thế riêng để giữ chân nhân lực chất lượng cao
08:00 | 22/08/2024 Doanh nghiệp - Doanh nhân
Trải nghiệm các món ẩm thực đặc sắc tại miền đất nắng gió Ninh Thuận
10:43 | 31/12/2020 Ẩm thực
Vẻ đẹp kiến trúc di tích lịch sử quốc gia thành cổ Diên Khánh
09:57 | 30/12/2020 Điểm đến
Bánh thắng dền – Món ăn dung dị nơi cao nguyên đá
13:15 | 29/12/2020 Ẩm thực
5.000 suất du lịch khám phá TPHCM dành cho thiếu nhi, hộ nghèo
16:08 | 26/12/2020 Du lịch
Núi Fajing - Chiêm ngưỡng vẻ đẹp của "Thành phố Bầu Trời"
13:20 | 24/12/2020 Điểm đến
Giòn, thơm củ cải khô Đầm Hà
09:00 | 23/12/2020 Ẩm thực
Nét đặc trưng kiến trúc cổ nhà thờ Domain de Marie
11:59 | 21/12/2020 Điểm đến
Canh thưng mồng tơi
09:07 | 18/12/2020 Ẩm thực
Chinh phục Tà Chì Nhù - thiên đường mây và hoa tím
07:41 | 16/12/2020 Điểm đến
Đặc sản vùng đất Hậu Giang
14:13 | 11/12/2020 Ẩm thực
Ra mắt chuỗi khách sạn SOJO Hotels
14:07 | 11/12/2020 Tour - KS
Khám phá 13 thành phố rực rỡ sắc màu nhất trên thế giới
07:44 | 11/12/2020 Điểm đến
Google ra mắt công cụ hỗ trợ phục hồi ngành du lịch Việt Nam
13:21 | 09/12/2020 Du lịch
Tin mới
Giá xăng dầu tiếp tục tăng trong kỳ điều hành ngày 9/1
Doanh nghiệp châu Âu kỳ vọng thủ tục hành chính đơn giản hoá nhờ sắp xếp, tinh gọn bộ máy
Lễ công bố Top 500 doanh nghiệp lớn nhất Việt Nam năm 2024
Xây dựng và hoàn thiện thể chế để thực sự là "đột phá của đột phá" năm 2025
Ngành Tài chính thi đua hoàn thành thắng lợi mục tiêu, nhiệm vụ năm 2025
(Infographics) Tổng thu từ xuất nhập khẩu các tỉnh, thành vùng Tây Nguyên
10:50 | 15/12/2024 Hải quan
(INFOGRAPHICS) Kim ngạch hơn 67 tỷ USD, Hàn Quốc là đối tác thương mại lớn thứ 3 của Việt Nam
11:29 | 04/12/2024 Infographics
(INFOGRAPHICS): Tiêu chí lựa chọn doanh nghiệp tham gia chương trình tự nguyện tuân thủ
16:30 | 06/12/2024 Infographics
(INFOGRAPHICS) Tổng thu từ XNK các tỉnh vùng Bắc Trung Bộ và Duyên hải Trung Bộ
16:33 | 06/12/2024 Xuất nhập khẩu
(INFOGRAPHICS) 66 tỷ USD kim ngạch xuất nhập khẩu tháng 11
14:29 | 12/12/2024 Infographics