Giá xăng tăng "sốc": Thêm thách thức kiềm chế lạm phát
Xăng, điện đồng loạt tăng giá sẽ tạo ra biến động lớn cho CPI . Ảnh: Nguyễn Thanh. |
Sức ép lên lạm phát
Trong kỳ điều hành giá xăng dầu mới nhất ngày 17/4, liên bộ Công Thương-Tài chính đã quyết định điều chỉnh tăng giá toàn bộ các mặt hàng xăng dầu. Mức tăng giá cao nhất được ghi nhận với xăng RON95-III là 1.202 đồng/lít; tiếp đó đến xăng E5RON92 là 1.115 đồng/lít... Ở kỳ điều hành này, Quỹ Bình ổn giá xăng dầu được chi khá "mạnh tay" với mức chi lần lượt: Xăng E5RON92 chi 1.456 đồng/lít; xăng RON95 chi 743 đồng/lít.
Trước đó, cùng tháng 4, trong kỳ điều hành giá xăng dầu ngày 2/4, liên bộ Công Thương-Tài chính cũng quyết định đồng loạt điều chỉnh tăng giá toàn bộ mặt hàng xăng dầu. Cụ thể: Xăng E5RON92 tăng 1.377 đồng/lít; xăng RON95-III tăng 1.484 đồng/lít... Đáng chú ý, để giữ được mức tăng giá như trên, tại kỳ điều hành này, Quỹ Bình ổn giá xăng dầu thậm chí còn được chi với con số khá "khủng" lần lượt là: Xăng E5RON92 chi 2.042 đồng/lít; xăng RON95 chi 1.304 đồng/lít; dầu mazut chi 362 đồng/kg.
Như vậy, chỉ riêng 2 kỳ điều hành liên tiếp trong tháng 4, giá xăng đã được điều chỉnh tăng tổng cộng lên tới 2.686 đồng/lít với xăng RON95-III và 2.492 đồng/lít với xăng E5RON92. Đáng chú ý, bên cạnh giá xăng tăng mạnh, từ ngày 20/3, mức giá bán lẻ điện bình quân chính thức được áp dụng 1.864,44 đồng/kWh (chưa bao gồm thuế Giá trị gia tăng), tăng thêm 8,36% so với giá hiện hành là 143,79 đồng/kWh. Tất cả các yếu tố này đang tạo áp lực không nhỏ lên CPI.
Ông Nguyễn Anh Dương-Trưởng ban Nghiên cứu Tổng hợp của Viện Nghiên cứu quản lý kinh tế Trung ương (CIEM) cho hay: Thời gian tới, CIEM nhận định CPI có thể chịu áp lực tăng từ các yếu tố như điều chỉnh giá các mặt hàng do nhà nước quản lý giá (điện, dịch vụ y tế), tăng lương tối thiểu vùng. Đặc biệt, sự bất định về giá xăng dầu thế giới và một số diễn biến bất lợi trong nước (bệnh Dịch tả lợn châu Phi), cộng với giá điện được điều chỉnh tăng thêm 8,36% từ cuối tháng 3 có thể tác động lên mặt bằng giá chung, gây sức ép lên lạm phát.
PGS.TS Ngô Trí Long-nguyên Viện trưởng Viện Nghiên cứu thị trường giá cả (Bộ Tài chính) đưa ra dự báo: "Giá năng lượng liên tiếp tăng thời gian qua sẽ khiến CPI tháng 4 biến động khá lớn. Việc kiểm soát lạm phát trong năm 2019 với mục tiêu 4% sẽ gặp không ít thách thức khi giá xăng dầu trên thế giới luôn là một ẩn số".
Đảm bảo hài hòa lợi ích
Xung quanh câu chuyện điều hành giá xăng dầu, đặc biệt là việc "mạnh tay" xả Quỹ Bình ổn giá xăng dầu thời gian qua, liên bộ Công Thương-Tài chính đưa ra lý giải: Từ đầu năm đến nay, mặc dù giá xăng dầu thế giới có xu hướng tăng nhưng liên bộ đã điều hành chi sử dụng Quỹ Bình ổn giá xăng dầu liên tục và ở mức cao. Điều này nhằm giữ ổn định giá bán xăng dầu trong nước (dịp trước, trong và ngay sau tết Nguyên đán Kỷ Hợi 2019, tránh tác động cộng hưởng trong đợt điều chỉnh tăng giá điện ngày 20/3/2019) hoặc hạn chế mức tăng giá bán xăng dầu trong nước.
Về các động thái điều hành giá xăng dầu tại kỳ điều hành mới nhất ngày 17/4, theo liên bộ: Hiện, giá bán lẻ các mặt hàng xăng trong nước vẫn đang được duy trì ở mức thấp hơn khá nhiều so với giá cơ sở. Bên cạnh đó, trong 15 ngày trước ngày 17/4, giá các mặt hàng thành phẩm xăng dầu trên thị trường thế giới vẫn liên tục tăng. Để góp phần bình ổn giá cả các mặt hàng tiêu dùng, kiểm soát lạm phát, ổn định kinh tế vĩ mô, căn cứ tình hình thực tế của Quỹ Bình ổn giá xăng dầu, trong kỳ điều hành giá xăng dầu ngày 17/4, liên bộ Công Thương – Tài chính tiếp tục chi sử dụng Quỹ Bình ổn giá xăng dầu để hạn chế mức tăng giá cho các mặt hàng xăng, hạn chế tác động tâm lý đến thị trường hàng hóa nói chung, đặc biệt trong giai đoạn sắp đến kỳ nghỉ lễ dài ngày dịp 30/4-1/5.
Nhìn nhận kỹ lưỡng các động thái của liên bộ Công Thương-Tài chính trong 2 kỳ điều hành giá xăng dầu vừa qua, theo chuyên gia Ngô Trí Long, việc điều hành vừa tăng giá bán xăng dầu, vừa xả Quỹ Bình ổn giá xăng dầu là khá hợp lý. Tuy nhiên, trước những diễn biến khó lường của giá xăng dầu thế giới, việc liên tục xả Quỹ Bình ổn giá xăng dầu ở mức cao sẽ tạo áp lực cho kỳ điều hành sắp tới.
"Một số DN xăng dầu trong nước đã than Qũy Bình ổn giá xăng dầu bị âm, ảnh hưởng đến việc kinh doanh. Để tạm ứng xả quỹ, DN sử dụng tiền có sẵn hoặc phải đi vay, trong khi việc thu hồi không thể sớm. Nếu DN âm quỹ sẽ dễ xảy ra tình trạng găm hàng. Bởi vậy, khi DN ứng tiền để bù đắp quỹ thì Nhà nước cần có chính sách để đảm bảo hài hòa lợi ích cả ba bên là nhà nước, DN và người dân, DN không bị thiệt thòi. Đây là một bài học trong điều hành giá”, chuyên gia Ngô Trí Long nói.
Xung quanh câu chuyện điều hành giá xăng dầu, Thứ trưởng Bộ Công Thương Đỗ Thắng Hải nhìn nhận: Quỹ Bình ổn giá xăng dầu là biện pháp kinh tế hữu hiệu, giúp không phải dùng ngân sách để can thiệp vào giá xăng dầu. Nguyên tắc của quỹ là lúc dư thì đóng vào và lúc khó thì lấy ra dùng. "Sau mười mấy năm điều hành giá xăng dầu, Bộ Công Thương nhận thấy đây là biện pháp kinh tế hữu hiệu. Cá nhân tôi không muốn có Quỹ Bình ổn giá xăng dầu và mong bỏ đi càng sớm càng tốt để cong ăn cong, thẳng ăn thẳng. Tuy nhiên, thời điểm hiện nay vẫn cần quỹ, cần vai trò quản lý của Nhà nước”, Thứ trưởng Đỗ Thắng Hải nhấn mạnh.
Tin liên quan
Giá xăng RON95-III về sát 20.500 đồng/lít
15:16 | 21/11/2024 Sự kiện - Vấn đề
Không để thiếu hàng, gián đoạn nguồn hàng gây tăng giá bất hợp lý
15:38 | 07/11/2024 Tài chính
Còn áp lực lên mặt bằng giá, phấn đấu CPI bình quân không vượt quá 4%
21:37 | 30/10/2024 Tài chính
Cơn khát căn hộ tại lõi trung tâm nội đô tiếp tục tiếp diễn
19:57 | 23/12/2024 Kinh tế
Công bố 10 sự kiện nổi bật ngành Công Thương năm 2024
19:19 | 23/12/2024 Kinh tế
Kim ngạch xuất nhập khẩu tiến tới mốc lịch sử khoảng 800 tỷ USD
15:45 | 23/12/2024 Xuất nhập khẩu
Xuất khẩu 2024 có thể lập đỉnh mới hơn 400 tỷ USD
09:38 | 23/12/2024 Xuất nhập khẩu
Đánh thức tiềm năng dược liệu vùng Đồng bằng sông Cửu Long
08:38 | 23/12/2024 Kinh tế
Trung Đông- thị trường tiềm năng xuất khẩu thủy sản của Việt Nam
15:28 | 22/12/2024 Kinh tế
(INFOGRAPHICS) Xuất nhập khẩu nửa đầu tháng 12 có chiều hướng giảm
10:54 | 22/12/2024 Infographics
Xuất khẩu dừa bước vào chu kỳ tăng tốc
09:52 | 22/12/2024 Kinh tế
Xuất nhập khẩu chính thức đạt gần 750 tỷ USD
18:24 | 20/12/2024 Xuất nhập khẩu
Cơ hội bền vững để hàng Việt Nam thâm nhập thị trường toàn cầu
08:00 | 20/12/2024 Kinh tế
Nắm bắt xu thế chuyển đổi xanh - Cơ hội sống còn của doanh nghiệp Việt Nam
07:53 | 20/12/2024 Kinh tế
Diễn biến nào của lãi suất cho vay trong năm 2025?
21:39 | 19/12/2024 Kinh tế
Nhập khẩu từ Trung Quốc cao kỷ lục đạt hơn 130 tỷ USD
14:40 | 19/12/2024 Xuất nhập khẩu
Vấn đề Bạn quan tâm
Tin mới
Cơn khát căn hộ tại lõi trung tâm nội đô tiếp tục tiếp diễn
Công bố 10 sự kiện nổi bật ngành Công Thương năm 2024
Những thông tin hấp dẫn trên Tạp chí Hải quan số 103 phát hành ngày 24/12/2024
Chìa khóa để TPHCM tiến vào kỷ nguyên mới, vươn lên cùng khát vọng dân tộc
Kim ngạch xuất nhập khẩu tiến tới mốc lịch sử khoảng 800 tỷ USD
(Infographics) Tổng thu từ xuất nhập khẩu các tỉnh, thành vùng Tây Nguyên
10:50 | 15/12/2024 Hải quan
(INFOGRAPHICS) Kim ngạch hơn 67 tỷ USD, Hàn Quốc là đối tác thương mại lớn thứ 3 của Việt Nam
11:29 | 04/12/2024 Infographics
(INFOGRAPHICS): Tiêu chí lựa chọn doanh nghiệp tham gia chương trình tự nguyện tuân thủ
16:30 | 06/12/2024 Infographics
(INFOGRAPHICS) Tổng thu từ XNK các tỉnh vùng Bắc Trung Bộ và Duyên hải Trung Bộ
16:33 | 06/12/2024 Xuất nhập khẩu
(INFOGRAPHICS) 66 tỷ USD kim ngạch xuất nhập khẩu tháng 11
14:29 | 12/12/2024 Infographics