Giá trị của âm nhạc trị liệu
Âm nhạc đồng hành chống Covid-19 | |
'Đệ nhất danh ca' Thái Thanh và đại gia đình toàn người nổi danh trong âm nhạc | |
Nhạc sĩ Nguyễn Văn Tý và “Dư âm” để lại... | |
Văn chương gợi hứng cho âm nhạc |
Album nhạc trị liệu “Heal me”. |
Nhạc sĩ Nguyễn Văn Chung là tác giả của những ca khúc rất được giới trẻ yêu thích như “Vầng trăng khóc”, “Mộng thủy tinh”, “Con đường mưa”, “Chiếc khăn gió ấm”, “Đêm trăng tình yêu”… Đặc biệt, ca khúc “Nhật ký của mẹ” của nhạc sĩ Nguyễn Văn Chung là bài hát nhận được tiền bản quyền nhiều nhất trong vòng một thập niên qua.
Nhạc sĩ Nguyễn Văn Chung đã từng tung ra ca khúc “Ngày mai lại tươi sáng” để cổ vũ tinh thần cho những người nơi tuyến đầu cuộc chiến chống Covid-19. Tuy nhiên, nhạc sĩ Nguyễn Văn Chung nhận ra rằng phần đông trong xã hội hiện nay đang bị tổn thương bởi tác động từ Covid-19, nên anh quyết định thực hiện album hòa tấu trị liệu “Heal me”.
Nhạc sĩ Nguyễn Văn Chung cho biết bản thân đã tham khảo ý kiến tư vấn chuyên nghiệp của các chuyên gia tâm lý khi làm album “Heal me”. Với 6 ca khúc được hòa âm tỉ mỉ có phần vocal tạo cảm giác nhẹ nhàng và thư giãn, album “Heal me” đưa người nghe đi vào hành trình tự tại theo từng bước “Lãng quên”, “Chữa lành”, “Thanh lọc”, “Giấc ngủ ngon”, “Lời chúc buổi sáng”, “Một khởi đầu mới”.
Nhạc sĩ Nguyễn Văn Chung thổ lộ: “Trong chúng ta, ai cũng từng có lúc trải qua những khoảng thời gian đau khổ tuyệt vọng khi phải đối mặt với những khó khăn mất mát trong cuộc sống. Bản thân tôi cũng từng như vậy. Và trong suốt thời gian đó, tôi đã tự mình nếm trải những nỗi buồn, một mình gặm nhấm những nỗi đau trong lòng. Tôi đã tìm đến âm nhạc để giúp mình có thể vơi bớt nhẹ nhàng hơn và suy nghĩ tích cực hơn. Có thể nói, thời gian lúc đó những giai điệu này, những bài hát này đã giúp tôi vượt qua những sự tổn thương tâm hồn. Và trong cuộc tái chiến Covid-19, tôi muốn chia sẻ phương pháp trị liệu tâm lý bằng hòa tấu cho mọi người!”.
Từ những năm 1940, các nhà trị liệu bằng âm nhạc tại Hoa Kỳ đã dùng âm nhạc để cải thiện các kỹ năng giao tiếp và giảm thiểu đau đớn cho bệnh nhân. Các bệnh nhân tham gia vào những chương trình phục hồi chức năng bằng liệu pháp âm nhạc cho thấy các biểu hiện cảm xúc và giao tiếp xã hội tích cực hơn so với những bệnh nhân chỉ nhận được phương pháp chữa bệnh thông thường. Dựa trên điều này, một số nhà nghiên cứu đã bắt đầu đề xuất việc đưa âm nhạc vào điều trị những người bị bệnh nhồi máu cơ tim. Theo các bác sĩ tâm lý, việc sử dụng âm nhạc trong trị bệnh luôn mang lại kết quả khả quan cho người lớn, trẻ đang độ tuổi trưởng thành và cả trẻ em. Liệu pháp này giúp bệnh nhân có thể bộc lộ cảm xúc, khống chế và giảm căng thẳng, tăng cường sức khoẻ về mặt tinh thần, gia tăng khả năng tái phục hồi cơ thể sau thời gian điều trị bệnh cũng như hỗ trợ một cách tích cực cho quá trình giao tiếp.
Nhạc sĩ Miên Đức Thắng- nhân vật nổi tiếng trong phong trào văn nghệ của học sinh xuống đường tranh đấu tại Sài Gòn trước năm 1975, từ gần một thập niên qua đã hướng những sáng tác của mình đến mục đích âm nhạc trị liệu. Nhạc sĩ Miên Đức Thắng đã từng phát hành album “Trùng tu giọt lệ” gồm những ca khúc có chức năng trị liệu như “Lạ lùng”, “Đùa với hư không”, “Khất thực nụ cười”, “Hạt giống câu kinh” hoặc “Tơ trời một thoáng”. Nhạc sĩ Miên Đức Thắng bày tỏ quan niệm: “Trị bệnh là trị từ gốc rễ. Gốc rễ của căn bệnh từ không gian, môi trường, văn hóa. Còn dân ca đã ăn sâu vào máu thịt con người Việt. Tôi dùng chất liệu dân ca để có thể xoa dịu cơn đau, xóa tan cảm giác tức tối, lay động cảm xúc trong ý thức người nghe. Tôi gợi mở nhiều về hình ảnh, âm thanh làng quê, chẳng hạn như lời mẹ ru, cánh đồng xanh, tiếng sáo cánh diều… Trong y khoa gọi đây là đối chứng trị liệu” Tôi quan tâm một số chứng bệnh của người Việt hay mắc phải như trầm cảm, tự kỷ, hoang tưởng, tâm thần phân liệt, như cái đĩa nén được dồn tụ từ gốc rễ của gen di truyền, tác động xã hội, công việc, tình cảm... Âm nhạc giống như thuốc, tùy căn bệnh của mỗi người sẽ có liều thuốc âm nhạc phù hợp. Về mặt hòa âm phối khí, tôi cũng đo liệu sóng, âm điệu, nhịp điệu để tùy tình trạng người bệnh sẽ cho nghe bài hát phù hợp. Như người bệnh tim sẽ nghe nhạc khác người bệnh gan, người già bệnh sẽ có “phương thuốc” khác người trẻ bệnh…”.
Từ album “Trùng tu giọt lệ” của nhạc sĩ Miên Đức Thắng đến album “Heal me” của nhạc sĩ Nguyễn Văn Chung, đời sống âm nhạc Việt Nam đã có hai thế hệ quan tâm đến âm nhạc trị liệu. Tương lai của âm nhạc trị liệu tại nước ta đang cần thêm nhiều nỗ lực khác. Với tư cách một công chúng sớm hấp thu âm nhạc trị liệu, nhà giáo- dịch giả Nhật Chiêu cho rằng: “Giống như thơ Haiku của Nhật Bản hoặc mỹ học sân khấu của Ấn Độ, âm nhạc trị liệu của Miên Đức Thắng hướng đến cảm thức bình an trong tâm hồn và thể xác. Đó là sự gặp gỡ của nghệ thuật, thiền và y học”.
Tin liên quan
Thông tin về đề xuất bỏ quy định miễn thuế GTGT đối với hàng hóa có trị giá nhỏ
09:41 | 08/09/2024 Chính sách và Cuộc sống
Xác định chính xác thực trạng tài sản công trên phạm vi cả nước
20:40 | 20/08/2024 Tài chính
“Bắt trend” tăng giá trị
06:00 | 12/05/2024 Người quan sát
HLV Trương Việt Hoàng: “Mourinho Việt Nam” và thử thách cực đại trong năm 2021
10:23 | 31/12/2020 Giải trí
2020 – một năm nhiều mất mát của showbiz Việt
08:28 | 31/12/2020 Giải trí
Thời trang thế giới 2020: Thoát khỏi lối mòn để vượt qua khủng hoảng hậu Covid-19
09:08 | 30/12/2020 Giải trí
Top 10 cầu thủ săn bàn tốt nhất năm 2020: Ibrahimovic và Messi “hít khói” Ronaldo
09:07 | 30/12/2020 Giải trí
Ronaldo vượt qua Messi để giật giải “Cầu thủ xuất sắc nhất thế kỷ”
12:23 | 28/12/2020 Giải trí
Thu Hà phía "Hướng dương ngược nắng"
08:15 | 28/12/2020 Giải trí
Dư âm ĐT Việt Nam 2-2 U22 Việt Nam: Điểm sáng Quang Hải, nỗi lo hàng phòng ngự
08:03 | 28/12/2020 Giải trí
Những sự kiện thể thao nổi bật của năm 2020
07:41 | 28/12/2020 Giải trí
Nhiều nghệ sỹ hàng đầu tham gia đêm nhạc "Quy Nhơn Ngày xanh nắng"
21:46 | 27/12/2020 Giải trí
Top 10 thương vụ chuyển nhượng gây ấn tượng nhất năm 2020
15:21 | 26/12/2020 Giải trí
FIFA phân bổ suất dự World Cup nữ 2023: Thử thách cực lớn cho ĐT nữ Việt Nam
15:56 | 25/12/2020 Giải trí
Tiềm năng phát triển thể thao điện tử tại Việt Nam còn rất lớn
15:47 | 25/12/2020 Giải trí
Chuyển đổi số trong thể thao: Xu hướng phát triển tất yếu
13:17 | 24/12/2020 Giải trí
Tin mới
Trung Đông- thị trường tiềm năng xuất khẩu thủy sản của Việt Nam
Báo động tai nạn tự chế pháo nổ
Đảm bảo năng lực tài chính của các tổ chức phát hành trái phiếu ra công chúng
Bấp bênh “núi nợ” của các nền kinh tế đang phát triển
(INFOGRAPHICS) Xuất nhập khẩu nửa đầu tháng 12 có chiều hướng giảm
(Infographics) Tổng thu từ xuất nhập khẩu các tỉnh, thành vùng Tây Nguyên
10:50 | 15/12/2024 Hải quan
(INFOGRAPHICS) Kim ngạch hơn 67 tỷ USD, Hàn Quốc là đối tác thương mại lớn thứ 3 của Việt Nam
11:29 | 04/12/2024 Infographics
(INFOGRAPHICS): Tiêu chí lựa chọn doanh nghiệp tham gia chương trình tự nguyện tuân thủ
16:30 | 06/12/2024 Infographics
(INFOGRAPHICS) Tổng thu từ XNK các tỉnh vùng Bắc Trung Bộ và Duyên hải Trung Bộ
16:33 | 06/12/2024 Xuất nhập khẩu
(INFOGRAPHICS) 66 tỷ USD kim ngạch xuất nhập khẩu tháng 11
14:29 | 12/12/2024 Infographics