Giá phân bón cao chót vót, 2 Bộ họp khẩn bàn cách bình ổn
Giá phân bón tăng mạnh: Cần thanh tra toàn diện? | |
Phạt gần 400 triệu đồng vì bán phân bón không phù hợp với quy chuẩn kỹ thuật | |
Giá phân bón trong nước tăng cao, vì sao chưa tạm dừng xuất khẩu? |
Toàn cảnh cuộc họp |
Giá tăng không phải do thiếu hàng
Phát biểu tại cuộc họp trực tuyến về đề xuất giải pháp bình ổn thị trường phân bón trong trước diễn ra sáng nay 11/8/2021 do Bộ Công Thương và Bộ NN&PTNT phối hợp tổ chức, ông Nguyễn Văn Thanh, Cục trưởng Cục Hóa Chất (Bộ Công Thương) cho biết, sau thời gian tăng giá kỷ lục vào cuối năm 2018, giá phân bón đã liên tục giảm và chạm đáy vào tháng 7/2020.
Từ tháng 7/2020 đến nay, giá phân bón bắt đầu phục hồi và có chiều hướng tăng cao trong những tháng gần đây.
Vì sao giá phân bón lại tăng cao? Giải đáp cho câu hỏi này, lãnh đạo Cục Hoá chất phân tích, giá phân bón tăng là do giá nông sản trên thế giới liên tục tăng trong thời gian qua (điển hình là giá gạo), kết hợp với tình hình thời tiết thuận lợi đã thúc đẩy sản xuất nông nghiệp phát triển, gia tăng nhu cầu phân bón.
"Bên cạnh đó, nhiều nguyên liệu đầu vào tăng là nguyên nhân chính khiến giá phân bón tăng; ngoài ra còn là các vấn đề về vận chuyển, logistics... Nhiều doanh nghiệp đã có hàng nhưng không vận chuyển được khiến giá tăng cao”, ông Nguyễn Văn Thanh nói.
Thứ trưởng Bộ NN&PTNT Lê Quốc Doanh bổ sung thêm, hiện nay, giá một số mặt hàng nông sản (như cà phê, hồ tiêu, cao su, cây ăn quả…) phục hồi, được giá nên bà con đầu tư, chăm sóc kỹ hơn, kéo theo nhu cầu sử dụng phân bón tăng.
Thông tin thêm về tình hình sản xuất phân bón trong nước, ông Hoàng Trung, Cục trưởng Cục Bảo vệ Thực vật (Bộ NN&PTNT) nhấn mạnh, trong khoảng 5 năm trở lại đây, Việt Nam cơ bản tự chủ được mặt hàng phân bón. Nhu cầu sử dụng phân bón trong nước không tăng trong những năm gần đây.
Thống kê mới nhất từ Bộ NN&PTNT cho thấy, cả nước hiện có 841 nhà máy sản xuất phân bón, với công suất gần 30 triệu tấn/năm. Như vậy, công suất sản xuất của Việt Nam gấp 3 lần so với nhu cầu tiêu thụ.
7 tháng đầu năm, các nhà máy trong nước đã sản xuất được 2,5 triệu tấn phân bón, tăng gần 200 triệu tấn so với cùng kỳ năm trước. Năm 2020, Việt Nam nhập khẩu 3,97 triệu tấn phân bón. Tiếp đó, chỉ 7 tháng đầu năm 2021, lượng nhập khẩu đã là 3,1 triệu tấn, tăng 6.700 tấn so với cùng kỳ năm trước.
“Số liệu trên cho thấy, năng lực sản xuất và nhập khẩu đều tăng và không có chuyện cung-cầu đứt gãy khi nguồn cung phân bón còn dư”, ông Hoàng Trung khẳng định.
Ưu tiên phân bón cho sản xuất trong nước
Từ góc độ doanh nghiệp, ông Bùi Thế Chuyên, Phó Tổng giám đốc Tập đoàn Hóa Chất Việt Nam (Vinachem) khẳng định, nguồn cung phân bón không thiếu so với nhu cầu. Tuy nhiên, do giá thế giới biến động tác động lớn đến chi phí giá thành sản xuất làm tăng giá bán sản phẩm.
Tương tự, ông Văn Tiến Thanh, Tổng giám đốc Công ty Cổ phần Phân bón Dầu khí Cà Mau chia sẻ thêm, trong nước đã hạn chế xuất khẩu từ đầu năm, nhà máy đã gia tăng tất cả năng lực sản xuất, duy trì 100 - 110% công suất.
Dù vậy, quy luật về giá không thể khác được với thị trường thế giới. Thực tế, giá phân bón trong nước không phải do nhà sản xuất quyết định mà do thị trường thế giới đã ảnh hưởng rất lớn đến doanh nghiệp.
Theo Thứ trưởng Bộ Công Thương Trần Quốc Khánh, Bộ NN&PTNT, Bộ Công Thương đã nhận thức rõ tác động của việc tăng giá phân bón. Do vậy, ngay quý 1/2021, liên Bộ đã làm việc với các doanh nghiệp, tập đoàn sản xuất phân bón trong nước và đề nghị giảm xuất khẩu, ưu tiên phân bón phục vụ cho nhu cầu trong nước.
Để bình ổn thị trường phân bón, liên Bộ đã thống nhất nhiều giải pháp, trong đó tập trung hỗ trợ, chia sẻ khó khăn với bà con nông dân bằng nhiều hình thức như giảm giá thành sản phẩm; bình ổn giá nguyên vật liệu đầu vào.
Ông Trần Quốc Khánh đề nghị, các doanh nghiệp sản xuất tiếp tục cố gắng, bảo đảm chạy đúng công suất trên cơ sở bảo đảm an toàn cho công nhân, bảo đảm các biện pháp phòng chống dịch Covid-19, với mục tiêu cung cấp đầy đủ nhu cầu phân bón cho thị trường.
“Các doanh nghiệp cố gắng hợp lý hóa các chi phí, giữ ổn định giá thành, đặt mục tiêu phân bón Việt Nam được bán giá thấp hơn phân bón nhập vào, đưa phân bón đến tay người nông dân với giá thấp nhấp; ưu tiên dành phân bón cho sản xuất nông nghiệp trong nước”, lãnh đạo Bộ Công Thương nhấn mạnh.
Về khâu lưu thông, Thứ trưởng Trần Quốc Khánh đề nghị, tất cả các doanh nghiệp sản xuất phân phải chủ động các giải pháp đảm bảo lưu thông, đưa phân bón đến với các khu vực cần để đảm bảo cho vụ Đông-Xuân sắp tới.
Theo số liệu của Bộ NN&PTNT, hàng năm, Việt Nam sử dụng trên 10 triệu tấn phân bón. Năm 2020, Việt Nam sử dụng 10,23 triệu tấn, trong đó 7,6 triệu tấn phân bón vô cơ và 2,63 triệu tấn phân bón hữu cơ. Hiện nay, tổng công suất đăng ký của các nhà máy phân bón trong nước là 29,25 triệu tấn. 6 tháng đầu năm 2021, sản lượng sản xuất phân bón các loại đạt khoảng 4,69 triệu tấn phân bón vô cơ các loại, tăng 11,7% so cùng kỳ 2020. Trong đó, lượng phân bón nhập khẩu đạt khoảng 2,31 triệu tấn, tăng gần 15% so với cùng kỳ năm 2020. Lượng phân bón xuất khẩu khoảng 667.000 tấn, tăng 44,7% so với cùng kỳ năm 2020. |
Tin liên quan
Giá xăng đồng loạt tăng từ 15 giờ ngày 7/11
15:25 | 07/11/2024 Sự kiện - Vấn đề
Chính sách về thuỷ sản chưa sát thực tế, lo doanh nghiệp xuất khẩu bế tắc
20:15 | 04/11/2024 Kinh tế
"Giá phân bón tăng giảm không do thuế"
14:39 | 29/10/2024 Tài chính
Xuất khẩu dệt may lạc quan nhờ cơ hội thị trường
08:16 | 23/11/2024 Kinh tế
(INFOGRAPHICS) Hơn 33 tỷ USD kim ngạch xuất nhập khẩu nửa đầu tháng 11/2024
15:46 | 22/11/2024 Infographics
“Thời khắc vàng” để các thương hiệu Việt vươn tầm thế giới
15:27 | 22/11/2024 Kinh tế
Xuất khẩu tăng hơn 45 tỷ USD, ngành hàng nào đóng góp nhiều nhất?
11:02 | 22/11/2024 Xuất nhập khẩu
Nâng dự báo tăng trưởng GDP của Việt Nam do xu hướng phục hồi mạnh mẽ
08:17 | 22/11/2024 Kinh tế
Chính sách đột phá phát triển nhà ở xã hội
20:34 | 21/11/2024 Kinh tế
10 tháng chi hơn 117 tỷ USD nhập hàng Trung Quốc
14:35 | 21/11/2024 Xuất nhập khẩu
(INFOGRAPHICS) Malaysia: Đối tác chục tỷ đô của Việt Nam ở Đông Nam Á
11:01 | 21/11/2024 Infographics
(INFOGRAPHICS) Thương mại Việt Nam - Campuchia đạt hơn 8 tỷ USD
08:37 | 21/11/2024 Infographics
Đường sắt tốc độ cao Bắc – Nam: Cần được đánh giá rất kỹ với góc nhìn đa chiều
22:33 | 20/11/2024 Kinh tế
Giữa tháng 11, xuất nhập khẩu đạt hơn 681 tỷ USD bằng cả năm 2023
15:50 | 20/11/2024 Xuất nhập khẩu
Nhập khẩu nguyên liệu dệt may da giày tăng mạnh
14:49 | 20/11/2024 Xuất nhập khẩu
“Thủ phủ” xuất khẩu đồ gỗ trước nhiều cơ hội bứt phá
13:30 | 20/11/2024 Kinh tế
Vấn đề Bạn quan tâm
Tin mới
Kiến nghị thay đổi thời gian áp dụng quy định mới về nhập khẩu vật liệu xây dựng
Cảnh sát biển bắt giữ tàu cá vận chuyển 55.000 lít dầu DO trái phép
Thách thức chuyển đổi số trong chống hàng giả, xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ
Xuất khẩu dệt may lạc quan nhờ cơ hội thị trường
Cơ hội để 500 triệu người thoát nghèo
Chương trình Chuyển động Hải quan kỳ 2 tháng 11/2024
14:31 | 21/11/2024 Hải quan
(LONGFORM) Sứ mệnh phát triển quan hệ đối tác Hải quan- Doanh nghiệp
10:58 | 11/11/2024 Hải quan
Podcast Hải quan Online tổng hợp tuần 2 tháng 11/2024 (từ ngày 4/10 đến 10/11/2024)
08:52 | 11/11/2024 Multimedia
(INFOGRAPHICS): Thu ngân sách tại 10 đơn vị hải quan tăng 11,86%
14:03 | 04/11/2024 Infographics
(INFOGRAPHICS) 32 tỷ USD kim ngạch xuất nhập khẩu nửa đầu tháng 10
09:14 | 29/10/2024 Infographics