Gia hạn thuế: Cần đảm bảo công khai, minh bạch, bình đẳng
TS. Vũ Đình Ánh. |
Từ lần đầu tiên đưa ra dự thảo (ngày 10/3) đến nay, cơ quan soạn thảo là Bộ Tài chính đã liên tục mở rộng quy mô và đối tượng của gói hỗ trợ tài khóa cho các đối tượng chịu tác động bởi dịch Covid-19. Quy mô từ 30 nghìn tỷ đồng lên 80 nghìn tỷ đồng và cuối cùng là hơn 180 nghìn tỷ đồng. Đối tượng từ 3 nhóm lên 5 nhóm với số lượng doanh nghiệp được hỗ trợ lên tới 98%. Ông đánh giá như thế nào về động thái này của cơ quan quản lý trong bối cảnh dịch bệnh gây ra không ít khó khăn cho nguồn thu của ngân sách nhà nước?
Thoạt đầu, chúng ta chưa ước lượng được thời gian cũng như quy mô, diễn biến của dịch Covid-19, đặc biệt là những ảnh hưởng của dịch đối với hoạt động sản xuất, kinh doanh, cho nên việc điều chỉnh quy mô và đối tượng của gói hỗ trợ tài khóa là cần thiết.
Điều này nhằm hỗ trợ cho người dân, doanh nghiệp gặp khó khăn có điều kiện tốt hơn để vượt qua dịch bệnh trong thời gian tới.
Việc liên tục điều chỉnh mở rộng quy mô, đối tượng hỗ trợ được cơ quan soạn thảo căn cứ trên những đánh giá thực tế về tình hình, tác động của dịch bệnh đối với nền kinh tế tại từng thời điểm, đặc biệt là đối với khu vực doanh nghiệp.
Với con số 98% trong tổng số hàng trăm nghìn doanh nghiệp của Việt Nam được hưởng gói hỗ trợ thì gần như tuyệt đại đa số doanh nghiệp sẽ được hưởng sự hỗ trợ rất tích cực này từ phía Nhà nước. Đây là một tín hiệu rất mừng khi tác động của dịch bệnh khá toàn diện và tiêu cực.
Ngay trước khi ban hành, cơ quan soạn thảo đã bổ sung các tổ chức tín dụng và các doanh nghiệp bất động sản vào đối tượng thụ hưởng hỗ trợ. Theo ông, điều này có phù hợp không?
Trong nền kinh tế, các bộ phận của nền kinh tế có tác động lẫn nhau. Vậy nên khó khăn của khu vực này cũng sẽ trở thành khó khăn của khu vực khác.
Không ít ngành nghề chịu tác động gián tiếp cũng có thể có cơ hội phát triển nếu như chúng ta giảm bớt gánh nặng, áp lực tài chính cho họ, từ đó tác động ngược lại đến các đối tượng bị tác động trực tiếp.
Một điểm tôi đánh giá cao ở gói hỗ trợ này là Nhà nước không chỉ hỗ trợ các ngành nghề gặp khó khăn trong tiêu thụ, sản xuất kinh doanh, xuất nhập khẩu mà còn hướng tới hỗ trợ phát triển thị trường trong nước cho cân bằng cũng như giúp khu vực sản xuất, kinh doanh chuyển hướng kinh doanh đồng thời với duy trì, tái cơ cấu lại doanh nghiệp.
Có thể nói, phạm vi đối tượng hỗ trợ lần này có tác động bao trùm, xử lý được cả vấn đề mối liên quan giữa các bộ phận khác nhau trong nền kinh tế.
Để triển khai gói hỗ trợ này một cách hiệu quả, theo ông, cần chú ý những điểm gì để tránh bị trục lợi chính sách?
Chúng ta đã có những kinh nghiệm nhất định về triển khai những gói hỗ trợ về mặt tài khóa nói riêng cũng như tài chính, tín dụng, tiền tệ nói chung. Đặc biệt là kinh nghiệm cách đây hơn 10 năm khi đối mặt với khủng hoảng kinh tế toàn cầu 2008-2009.
Vấn đề đầu tiên, quan trọng nhất phải chú ý là phải hỗ trợ đúng đối tượng. Mặc dù lần này đối tượng thụ hưởng hỗ trợ gần như là tuyệt đại đa số, tuy nhiên việc xác định đúng tối tượng cũng vẫn rất quan trọng để tránh bị lạm dụng, kể cả từ phía cơ quan quản lý cũng như đối tượng thụ hưởng.
Vấn đề thứ 2 là xác định đúng vấn đề để hỗ trợ cho trúng đối tượng. Tôi đơn cử như các đối tượng không có nhu cầu về mặt vay vốn để mở rộng hay duy trì sản xuất thì việc cho vay vốn sẽ không có ý nghĩa. Hay như các đối tượng không đi thuê đất thì người ta cũng sẽ không quan tâm đến việc gia hạn tiền thuê đất.
Vấn đề thứ 3 là chống lạm dụng, trục lợi khi hưởng các gói hỗ trợ. Điều này cần được cơ quan quản lý quan tâm, thậm chí có những chế tài để làm sao hạn chế thấp nhất.
Điểm thứ 4 là tính khả thi của những biện pháp, điều kiện chúng ta đưa ra khi triển khai gói hỗ trợ này.
Cuối cùng, rút kinh nghiệm những lần trước, việc hỗ trợ này cần phải dựa trên nguyên tắc công khai, minh bạch, bình đẳng.
Đối với ngân sách nhà nước, trong thời gian gia hạn, nguồn thu sẽ giảm đi, điều này có tác động như thế nào đến công tác điều hành, nhất là với các khoản chi ngân sách, thưa ông?
Phải dùng từ “căng thẳng” để mô tả tình hình ngân sách nhà nước năm 2020 khi các khoản thu ngân sách đều chịu tác động rất lớn của dịch bệnh từ các yếu tố cả trong và ngoài nước, xuất nhập khẩu, giá dầu,… Trong khi đó, các khoản chi ngân sách lại tăng lên rất nhiều, bao gồm cả các khoản chi bất thường trực tiếp liên quan đến phòng, chống dịch bệnh cũng như các khoản chi gián tiếp là gói hỗ trợ có quy mô lớn, ví dụ như gói hỗ trợ tài khóa 180 nghìn tỷ đồng chúng ta đang đề cập.
Tuy nhiên, gói hỗ trợ chủ yếu tập trung vào biện pháp gia hạn các khoản thu nộp ngân sách nên khó khăn trong điều hành có thể nói chỉ mang tính tạm thời, không ảnh hưởng đến cân đối chung của cả năm 2020.
Mặc dù vậy, ta cũng phải lường trước các trường hợp tác động trực tiếp ảnh hưởng đến ngân sách nhà nước năm 2020. Bộ Tài chính vẫn nên có các phương án giúp cho ngân sách nhà nước có thể đồng thời thực hiện cả 3 nhiệm vụ thu – chi – hỗ trợ mà vẫn đảm bảo sự ổn định, bền vững, điều hành phù hợp với diễn biến của tình hình dịch bệnh.
Xin cảm ơn ông!
Tin liên quan
Chú trọng hỗ trợ thuế cho các lĩnh vực mang tính động lực tăng trưởng
20:20 | 22/11/2024 Chính sách và Cuộc sống
Sửa Luật Thuế thu nhập doanh nghiệp, không ưu đãi cho các ngành nghề trùng lắp, dàn trải
12:52 | 22/11/2024 Tài chính
Áp dụng bảng giá đất mới làm gia tăng chi phí thuê đất của doanh nghiệp
17:08 | 09/11/2024 Doanh nghiệp - Doanh nhân
Xuất khẩu sang EU sẽ có nhiều khởi sắc trong 2021
07:47 | 29/12/2020 Kinh tế
Doanh nghiệp Việt Nam luôn có lợi thế “sân nhà” trong cuộc cạnh tranh từ FTA
08:17 | 28/12/2020 Đối thoại
Yếu tố nào tác động đến tăng trưởng kinh tế giai đoạn năm 2021-2025?
14:42 | 20/12/2020 Đối thoại
Gói hỗ trợ 4.000 tỷ đồng là tin vui lớn của doanh nghiệp
08:37 | 15/12/2020 Doanh nghiệp - Doanh nhân
Năm 2021, doanh nghiệp dệt may phải thúc đẩy chuỗi sản xuất
07:40 | 13/12/2020 Doanh nghiệp - Doanh nhân
Mở đường cho "cây trăm tỷ" thạch đen xuất khẩu sang Trung Quốc
08:05 | 08/12/2020 Đối thoại
Người phát ngôn Bộ Công an: Cần phân biệt pháo hoa và pháo hoa nổ để tránh vi phạm
10:22 | 04/12/2020 Đối thoại
Ngân hàng cung cấp thông tin cho cơ quan Thuế: Hiểu đúng, hiểu đủ để tránh hoang mang
08:25 | 04/12/2020 Đối thoại
Nên công khai những người sử dụng bằng giả
09:20 | 01/12/2020 Đối thoại
Ngành Hải quan tập trung cao điểm ngăn hàng lậu dịp tết Tân Sửu 2021
09:13 | 27/11/2020 Hải quan
Hải quan chủ động sát cánh cùng doanh nghiệp vượt qua khó khăn
06:32 | 24/11/2020 Hải quan
Mức độ hài lòng của DN, sự tín nhiệm của người dân đối với ngành Hải quan đã tăng lên nhiều lần
14:49 | 21/11/2020 Hải quan
Doanh nghiệp trong nước cũng có hoạt động chuyển giá
07:38 | 13/11/2020 Tài chính
Tin mới
Ra mắt Bộ quy tắc đạo đức, ứng xử nghề nghiệp môi giới bất động sản
Sẽ có nhiều điểm mới quản lý loại hình gia công, sản xuất xuất khẩu
Chú trọng hỗ trợ thuế cho các lĩnh vực mang tính động lực tăng trưởng
TP Hồ Chí Minh: Phổ biến pháp luật cho người Việt Nam ở nước ngoài
Giúp người tiêu dùng “Hiểu hàng thật - Tránh hàng giả”
Chương trình Chuyển động Hải quan kỳ 2 tháng 11/2024
14:31 | 21/11/2024 Hải quan
(LONGFORM) Sứ mệnh phát triển quan hệ đối tác Hải quan- Doanh nghiệp
10:58 | 11/11/2024 Hải quan
Podcast Hải quan Online tổng hợp tuần 2 tháng 11/2024 (từ ngày 4/10 đến 10/11/2024)
08:52 | 11/11/2024 Multimedia
(INFOGRAPHICS): Thu ngân sách tại 10 đơn vị hải quan tăng 11,86%
14:03 | 04/11/2024 Infographics
(INFOGRAPHICS) 32 tỷ USD kim ngạch xuất nhập khẩu nửa đầu tháng 10
09:14 | 29/10/2024 Infographics