Game show đang bủa vây trẻ em
Bảo vệ trẻ em | |
Thay đổi giá trị của game show | |
Game show đánh thức lòng nhân ái | |
Xì-căng-đan game show đều có kịch bản |
Cuộc thi Siêu mẫu nhí. |
Trước đây, những nhà sản xuất tìm mọi cách phân bua, rằng game show chỉ tạo sân chơi cho thiếu nhi trong những ngày tháng nghỉ hè. Thực tế hoàn toàn ngược lại, game show diễn ra quanh năm và có không ít đứa trẻ đã dang dở học hành vì giấc mộng ngôi sao được thêu dệt trên các game show.
Một báo cáo giám sát về tình trạng xâm hại trẻ em đã được trình bày khá gay gắt trước Quốc hội. Tuy nhiên, nhiều đại biểu đã lưu ý đến sự tác động tiêu cực của các hiện tượng giải trí lên trẻ em, mà cụ thể là game show. Đại biểu Quốc hội Phạm Trọng Nhân ở Đoàn đại biểu Quốc hội tỉnh Bình Dương khẳng định: “Dù các hành vi xâm hại trẻ em đã được soi rọi qua nhiều lăng kính quy định pháp luật, các vụ xâm hại được đưa ra công luận và xử lý tới cùng, song tôi cho rằng vẫn còn nhiều góc khuất khác về hành vi xâm hại mà một trong số đó vẫn đang diễn ra công khai, thậm chí còn được cổ súy nhưng chưa được nhìn nhận trong báo cáo giám sát lần này, vì có lẽ nó được khoác lên mình lớp vỏ bọc văn hóa”.
Cái “vỏ bọc văn hóa” đáng lo ngại kia, có thể được thống kê bằng hàng loạt game show lôi kéo trẻ em vào thế giới giải trí. Ngoài những sân chơi ca hát nhảy múa như “Giọng hát Việt nhí”, “Tuyệt đỉnh song ca nhí”, “Tiếu lâm tứ trụ nhí”, “Siêu mẫu nhí”, “Ai sẽ thành sao nhí”, “Hãy nghe tôi hát nhí”, “Sao nối ngôi nhí”… còn có các talk show như “Thiếu niên nói”, “Điều con muốn nói”, “Tôi tuổi teen”… và những chương trình thực tế như “Thử thách lớn khôn”, “Đấu trường ẩm thực nhí”, “Vua đầu bếp nhí”, “Nhanh như chớp nhí”, “Nhà thiết kế tương lai nhí”… Chưa kể, những game show tưởng dành riêng cho người lớn cũng đông đảo thiếu nhi góp mặt như “Gia đình thông thái”, “Siêu trí tuệ Việt Nam”, “Thách thức danh hài”…
Vì sao các game show hớn hở với đối tượng “nhí”? Thứ nhất, sự hồn nhiên của trẻ em trước ống kính, rất dễ tạo ra những điểm nhấn đáng nhớ cho từng chương trình. Thứ hai, trẻ em đến với game show thì kéo theo cả bố mẹ và người thân cùng quan tâm, khiến mỗi chương trình đều có lượt xem tăng vọt.
Bởi vậy, không có gì khó hiểu, khi game show tập trung tối đa vào trẻ em. Thậm chí, có game show chưa làm cho người lớn, đã được thử nghiệm với trẻ em. Ví dụ, chương trình “Nhà thiết kế tương lai” có ba phiên bản dành cho người lớn, thanh thiếu niên và thiếu nhi, nhưng đơn vị sản xuất đã không chút đắn đo để khởi động “Nhà thiết kế tương lai nhí” trước tiên. Và dĩ nhiên, những nhà đầu tư tin tưởng thành công của “Nhà thiết kê tương lai nhí” sẽ kích hoạt hai phiên bản còn lại.
Thử một lần đến phim trường đang quay các game show thiếu nhi sẽ được chứng kiến nhiều hình ảnh rất thảm thương. Phụ huynh dắt díu con cái từ các miền quê lên Hà Nội hoặc TPHCM ăn ngủ vạ vật để ứng thí. Rồi phụ huynh cũng khóc cười theo quá trình được thua của con em. Game show nhân danh sân chơi văn hóa, nhưng lại tạo ra những xáo trộn cực kỳ vớ vẩn cho đời sống cộng đồng. Đáng buồn hơn, những tiếng vỗ tay và những lời tán dương của dăm nghệ sĩ rãnh rỗi trên sân khấu đã khiến nhiều trái tim trẻ thơ xao xuyến và hình thành ảo tưởng sẽ một bước lên đẳng cấp ngôi sao nay mai.
Đã có trường hợp trẻ em không muốn đi học nữa, mà chỉ muốn đi thi game show để thành người nổi tiếng. Ôi, giấc mộng hào hoa và bi thương. Cái khái niệm “từ zero đến hero” của giới kiếm tiền phương Tây đã tác động trực tiếp đến tâm lý cầu may của trẻ em Việt Nam. Thực tế, những nghệ sĩ sớm thành danh như Hồng Nhung, Hiền Thục, Quang Vinh, Tóc Tiên… đều được hun đúc từ môi trường học đường và sinh hoạt văn nghệ ở Nhà thiếu nhi, chứ không ai nhảy vọt từ game show.
Có phải trẻ em đang là con rối cho các game show giật dây tùy thích không? Cứ xem các game show nhí thì không khỏi giật mình cho thế hệ tương lai. Chương trình “Siêu mẫu nhí” đã cho các bé mặc trang phục hở hang và uốn éo những động tác gợi cảm kiểu người lớn. Còn chương trình “Đấu trường âm nhạc nhí” thì cho một thí sinh 6 tuổi hát ca khúc “Chị tôi” không phù hợp lứa tuổi của mình, cũng sướt mướt và nỉ non như người lớn.
Còn chuyện trẻ em bị đặt vào sự thắng thua trong các game show thì sao? Đại diện đơn vị sản xuất chương trình “Đấu trường ẩm thực nhí”, “Điều con muốn nói”, “Hãy nghe tôi hát nhí”, “Tiếu lâm tứ trụ nhí”, “Sao nối ngôi nhí” đã giải thích khá nhẹ nhàng: “Chuyện thắng thua trong một chương trình cần phải được thể hiện khéo léo để làm sao khi tham gia các bé cảm thấy vui vẻ hạnh phúc, không bị tủi thân khi thua cuộc. Điều này đòi hỏi MC và biên tập phải có kinh nghiệm, biết cách giảm nhẹ kịch tính”. Nói thì nói vậy, nhưng liệu có làm được không? Người mẫu Hoàng Yến với tư cách người dẫn chương trình “Nhà thiết kế tương lai nhí” cam kết: “Chúng tôi bảo vệ các con để các con trải nghiệm tốt nhất. Vì thế những kịch tính sẽ được đẩy qua cho dàn huấn luyện viên người lớn và MC…”
Game show đang xô đẩy trẻ em vào show biz một cách táo tợn. Đó là thực tế cần cảnh tỉnh. Và phải lưu ý thêm, Việt Nam vẫn chưa có ngành đào tạo nghệ thuật cho trẻ em, được mệnh danh “thần đồng ca nhạc” như Xuân Mai chỉ tồn tại giai đoạn “con cò bé bé” mà thôi.
Tin liên quan
Vinamilk góp thêm 1, nhân đôi hỗ trợ cho học sinh các tỉnh gặp thiên tai
16:34 | 30/09/2024 Doanh nghiệp - Doanh nhân
Vinamilk cùng trẻ em vùng khó khăn, sau bão lũ vui đón trung thu
14:30 | 18/09/2024 Doanh nghiệp - Doanh nhân
VNVC chủ lực trong chiến dịch tăng tốc độ bao phủ vắc xin sởi cho trẻ em TPHCM
15:43 | 16/09/2024 Doanh nghiệp - Doanh nhân
HLV Trương Việt Hoàng: “Mourinho Việt Nam” và thử thách cực đại trong năm 2021
10:23 | 31/12/2020 Giải trí
2020 – một năm nhiều mất mát của showbiz Việt
08:28 | 31/12/2020 Giải trí
Thời trang thế giới 2020: Thoát khỏi lối mòn để vượt qua khủng hoảng hậu Covid-19
09:08 | 30/12/2020 Giải trí
Top 10 cầu thủ săn bàn tốt nhất năm 2020: Ibrahimovic và Messi “hít khói” Ronaldo
09:07 | 30/12/2020 Giải trí
Ronaldo vượt qua Messi để giật giải “Cầu thủ xuất sắc nhất thế kỷ”
12:23 | 28/12/2020 Giải trí
Thu Hà phía "Hướng dương ngược nắng"
08:15 | 28/12/2020 Giải trí
Dư âm ĐT Việt Nam 2-2 U22 Việt Nam: Điểm sáng Quang Hải, nỗi lo hàng phòng ngự
08:03 | 28/12/2020 Giải trí
Những sự kiện thể thao nổi bật của năm 2020
07:41 | 28/12/2020 Giải trí
Nhiều nghệ sỹ hàng đầu tham gia đêm nhạc "Quy Nhơn Ngày xanh nắng"
21:46 | 27/12/2020 Giải trí
Top 10 thương vụ chuyển nhượng gây ấn tượng nhất năm 2020
15:21 | 26/12/2020 Giải trí
FIFA phân bổ suất dự World Cup nữ 2023: Thử thách cực lớn cho ĐT nữ Việt Nam
15:56 | 25/12/2020 Giải trí
Tiềm năng phát triển thể thao điện tử tại Việt Nam còn rất lớn
15:47 | 25/12/2020 Giải trí
Chuyển đổi số trong thể thao: Xu hướng phát triển tất yếu
13:17 | 24/12/2020 Giải trí
Tin mới
Ra mắt Bộ quy tắc đạo đức, ứng xử nghề nghiệp môi giới bất động sản
Sẽ có nhiều điểm mới quản lý loại hình gia công, sản xuất xuất khẩu
Chú trọng hỗ trợ thuế cho các lĩnh vực mang tính động lực tăng trưởng
TP Hồ Chí Minh: Phổ biến pháp luật cho người Việt Nam ở nước ngoài
Giúp người tiêu dùng “Hiểu hàng thật - Tránh hàng giả”
Chương trình Chuyển động Hải quan kỳ 2 tháng 11/2024
14:31 | 21/11/2024 Hải quan
(LONGFORM) Sứ mệnh phát triển quan hệ đối tác Hải quan- Doanh nghiệp
10:58 | 11/11/2024 Hải quan
Podcast Hải quan Online tổng hợp tuần 2 tháng 11/2024 (từ ngày 4/10 đến 10/11/2024)
08:52 | 11/11/2024 Multimedia
(INFOGRAPHICS): Thu ngân sách tại 10 đơn vị hải quan tăng 11,86%
14:03 | 04/11/2024 Infographics
(INFOGRAPHICS) 32 tỷ USD kim ngạch xuất nhập khẩu nửa đầu tháng 10
09:14 | 29/10/2024 Infographics