FPT kỳ vọng đạt 1 tỷ USD doanh thu từ thị trường nước ngoài vào năm 2023

(HQ Online) - Thông tin được SSI Research đưa ra trong báo cáo cập nhật hoạt động của Công ty cổ phần FPT sau cuộc họp với doanh nghiệp này mới đây.
Bộ trưởng Bộ Tài chính trao tặng bằng khen cho Tập đoàn FPT và Tập đoàn SOVICO
Doanh nghiệp Việt ghi dấu ấn trên thị trường nước ngoài
Nhân viên FPT tại Văn phòng ở Manila. Ảnh: ST
Nhân viên FPT tại Văn phòng ở Manila.

Theo đó, dịch vụ công nghệ thông tin toàn cầu là động lực tăng trưởng bền vững của FPT với sự hồi phục của thị trường Nhật Bản trong khi thị trường Mỹ và Châu Á - Thái Bình Dương tiếp tục là động lực tăng trưởng. Doanh thu quý 3/2021 của FPT tại thị trường Nhật Bản, tăng 9% so với cùng kỳ năm 2020 - cao hơn nhiều so với mức tăng trưởng 3% của 6 tháng đầu năm 2021. Ban lãnh đạo FPT kỳ vọng mức tăng trưởng thị trường Nhật Bản ở hai con số trong quý 4/2021.

Dựa trên tăng trưởng 49% của thị trường Mỹ và 22% tại Châu Á - Thái Bình Dương (22%), cùng mức tăng 59% của dịch vụ chuyển đổi số, SSI Research cho rằng những động lực này sẽ hỗ trợ cho mảng dịch vụ công nghệ thông tin nước ngoài của FPT với ước tính tăng trưởng doanh thu 20,8% và tăng trưởng lợi nhuận trước thuế 23,9% trong năm 2021.

Về phía FPT, ban lãnh đạo công ty đặt kế hoạch tăng trưởng kép về doanh thu năm 2021- 2023 mảng công nghệ thông tin nước ngoài là 25%, với mục tiêu đạt mức 1 tỷ USD. Kế hoạch này sát với ước tính doanh thu của SSI Research hiện tại, là 18 nghìn tỷ đồng cho năm 2022 (tăng 25%) và cao hơn khoảng 6% so với ước tính năm 2023 của là 21,3 nghìn tỷ đồng (tăng 18%).

Đối với dịch vụ công nghệ thông tin trong nước, ban lãnh đạo FPT cho biết sẽ công bố một hợp đồng chuyển đổi số lớn với một công ty bất động sản trong vài tuần tới. SSI Research cho rằng đây có thể là động lực tăng trưởng cho mảng dịch vụ công nghệ thông tin trong nước. Giá trị hợp đồng ký mới trong 9 tháng 2021 đã tăng trưởng 25% so với cùng kỳ năm trước, đạt 4,6 tỷ đồng.

FPT cũng tập trung vào 3 lĩnh vực chính: bất động sản (động lực tăng trưởng chính); tài chính ngân hàng và sản xuất.

Với triển vọng từ mảng công nghệ thông tin trong nước và nước ngoài, ban lãnh đạo FPT ước tính doanh thu và lợi nhuận năm 2022 sẽ đạt tăng trưởng 18-20% so với năm 2021.

Trước đó, FPT đã công bố doanh thu 9 tháng năm 2021 đạt 24.953 tỷ đồng; lợi nhuận trước thuế đạt 4.575 tỷ đồng, lần lượt tăng 18% và 20% so với cùng kỳ năm trước.

Trong đó, khối công nghệ (bao gồm dịch vụ công nghệ thông tin trong nước và dịch vụ công nghệ thông tin tại nước ngoài) mang về 14.294 tỷ đồng doanh thu và 2.097 tỷ đồng lợi nhuận trước thuế, lần lượt tăng trưởng 22% và 30,4% so với cùng kỳ năm ngoái. Khối công nghệ hiện đóng góp 57% doanh thu và 46% lợi nhuận trước thuế của FPT.

Tại thị trường nước ngoài, FPT liên tục ghi nhận những đơn hàng lớn trong 9 tháng năm 2021, trong đó có 16 dự án với quy mô trên 5 triệu USD/dự án, tăng 167% so với cùng kỳ năm ngoái.

Doanh thu từ chuyển đổi số trong 9 tháng đạt 3.947 tỷ đồng, tăng 59,6% so với cùng kỳ năm ngoái, tập trung vào các công nghệ số như điện toán đám mây (Cloud), trí tuệ nhân tạo (AI), low code…

Tựu trung, doanh thu dịch vụ công nghệ thông tin tại thị trường nước ngoài đạt 10.415 tỷ đồng, lợi nhuận trước thuế 1.732 tỷ đồng, lần lượt tăng 18,6% và 22,1% so với cùng kỳ năm ngoái.

Tại thị trường trong nước, dịch vụ công nghệ thông tin cũng tăng trưởng 32% về doanh thu, ghi nhận 3.880 tỷ đồng và tang 93% về lợi nhuận trước thuế, đạt 365 tỷ đồng Trong đó, các sản phẩm thuộc hệ sinh thái Made by FPT ghi nhận 415 tỷ đồng doanh thu, tăng trưởng 54,9% so với cùng kỳ.

Ý kiến bạn đọc

Liên quan

Phát triển hệ sinh thái để doanh nghiệp không "cô đơn" trong khu công nghiệp

Phát triển hệ sinh thái để doanh nghiệp không "cô đơn" trong khu công nghiệp

(HQ Online) - Hiện cả nước có gần 300 khu công nghiệp (KCN) đã đi vào hoạt động, nhưng với xu thế về phát triển bền vững, các doanh nghiệp mong muốn KCN được đầu tư phát triển thành hệ sinh thái, cân bằng giữa kinh tế, xã hội và môi trường cũng như có sự liên kết giữa các doanh nghiệp.

Đọc tiếp

Thép cán nóng HRC trong nước "cung không đủ cầu", có nên hạn chế nhập khẩu?

Thép cán nóng HRC trong nước "cung không đủ cầu", có nên hạn chế nhập khẩu?

(HQ Online) - Theo Tổng cục Hải quan, 2 tháng đầu năm 2024, cả nước đã nhập khẩu 2,65 triệu tấn sắt thép các loại, tăng 85,4% so với cùng kỳ năm 2023, trong đó thị trường nhập khẩu chủ yếu từ Trung Quốc. Tuy nhiên, việc sử dụng biện pháp hạn chế nhập khẩu nguyên liệu thép là vấn đề còn gây tranh cãi.
Chỉ số sức mạnh thương hiệu của Viettel đạt mức cao nhất trong các năm

Chỉ số sức mạnh thương hiệu của Viettel đạt mức cao nhất trong các năm

(HQ Online) - Brand Finance – tổ chức hàng đầu thế giới của Anh vừa công bố Bảng xếp hạng giá trị thương hiệu toàn cầu. Tập đoàn Công nghiệp - Viễn thông Quân đội (Viettel) trở thành thương hiệu viễn thông mạnh thứ 2 thế giới, vượt qua nhiều nhà cung cấp dịch vụ viễn thông lớn như Swisscom (Thụy Sĩ), Jio (Ấn Độ), STC (Ả Rập Xê Út)…

Đọc nhiều