Fintech cần thêm room ngoại
Theo nghiên cứu của Công ty Tư vấn Solidiance, thị trường công nghệ tài chính (fintech) Việt Nam được dự đoán sẽ đạt 7,8 tỷ USD vào năm 2020. Chỉ tính riêng trong 2 năm 2016-2018, số lượng các công ty fintech trên thị trường Việt đã tăng hơn 2 lần (từ 40 lên tới gần 100 công ty). Trong đó, lĩnh vực thanh toán đóng vai trò chủ đạo với 26 công ty đã được Ngân hàng Nhà nước (NHNN) cấp giấy phép. Chính vì thế, lĩnh vực vày đang nhận được rất nhiều sự quan tâm của các nhà đầu tư nước ngoài.
Đại diện Hiệp hội DN Hoa Kỳ tại Việt Nam (AmCham) cho hay, sự tăng trưởng của lĩnh vực dịch vụ tài chính và fintech sẽ phụ thuộc vào việc triển khai khung pháp lý, quy định và chính sách thuận lợi cho đầu tư. AmCham cũng đánh giá, ngành ngân hàng Việt Nam đang áp dụng một trong những tỷ lệ room ngoại thấp nhất so với các quốc gia có trình độ phát triển tương đương trong khu vực; điều này sẽ hạn chế khả năng thu hút nhân tài và khả năng cạnh tranh so với các DN khác trong khu vực.
Tuy nhiên, trên thực tế, tỷ lệ room ngoại trong các trung gian thanh toán chưa được NHNN quy định cụ thể mà đang thực hiện theo quy định tại Luật DN và Luật Đầu tư. Chính vì thế, nhiều công ty fintech đã được NHNN cấp vượt mức room ngoại. Tiêu biểu như VNPT EPAY, ngoài phần vốn do Tập đoàn VNPT sở hữu, 65% vốn thuộc về hai nhà đầu tư Hàn Quốc là Global Payment Service (64,99%) và UTC Investment Co., Ltd (0,83%)… Các nhà đầu tư nước ngoài lại cho rằng, tăng room ngoại sẽ cho phép các ngân hàng huy động vốn quốc tế trong bối cảnh thiếu hụt nguồn vốn trung hạn đến dài hạn. Ngoài ra, điều này cũng sẽ giúp Việt Nam khai thác sâu thị trường vốn một cách có ý nghĩa và thu hút các định chế đầu tư nước ngoài tham gia hỗ trợ thanh khoản cho thị trường.
Trước vấn đề này, theo các chuyên gia kinh tế, NHNN nên cân nhắc việc quản lý room ngoại cho các công ty fintech như thế nào cho hợp lý, bởi đây là lĩnh vực kinh doanh có điều kiện cũng như để tạo sự cạnh tranh công bằng giữa các DN trong và ngoài nước… Nhưng NHNN nên có thêm nhiều công cụ khác để quản lý, tránh những hệ lụy từ việc nới lỏng hay thắt chặt room ngoại, giúp các công ty fintech vẫn có đủ điều kiện và thu hút nhà đầu tư để phát triển
Tin liên quan
Nhà đầu tư cá nhân được quyền đầu tư trái phiếu doanh nghiệp riêng lẻ
17:41 | 01/11/2024 Chứng khoán
Giới đầu tư đổ về châu Á trước thềm bầu cử Mỹ
07:53 | 01/11/2024 Nhìn ra thế giới
Bất động sản vẫn “hút” nguồn vốn ngoại
16:56 | 21/10/2024 Kinh tế
Trường học hạnh phúc
13:02 | 20/11/2024 Người quan sát
Tắc nghẽn và “boring”
10:00 | 20/11/2024 Người quan sát
Lộ thông tin trên Zalo
10:39 | 16/11/2024 Người quan sát
Cấm thuốc lá điện tử
08:12 | 14/11/2024 Người quan sát
Thu phí phương tiện vào nội đô (?)
07:41 | 12/11/2024 Người quan sát
Tháo gỡ điểm nghẽn
08:07 | 06/11/2024 Người quan sát
Mua bán thuốc online
19:30 | 02/11/2024 Người quan sát
Kẻ đáng gờm 2 tuổi
09:08 | 01/11/2024 Người quan sát
Lao động rời phố, về quê
07:51 | 29/10/2024 Người quan sát
Quản lý sàn thương mại điện tử xuyên biên giới
07:39 | 25/10/2024 Người quan sát
Đấu giá và đầu cơ
07:56 | 23/10/2024 Người quan sát
Du lịch y tế
06:34 | 20/10/2024 Người quan sát
AI và cảm xúc
09:00 | 15/10/2024 Người quan sát
Tin mới
Ra mắt Bộ quy tắc đạo đức, ứng xử nghề nghiệp môi giới bất động sản
Sẽ có nhiều điểm mới quản lý loại hình gia công, sản xuất xuất khẩu
Chú trọng hỗ trợ thuế cho các lĩnh vực mang tính động lực tăng trưởng
TP Hồ Chí Minh: Phổ biến pháp luật cho người Việt Nam ở nước ngoài
Giúp người tiêu dùng “Hiểu hàng thật - Tránh hàng giả”
Chương trình Chuyển động Hải quan kỳ 2 tháng 11/2024
14:31 | 21/11/2024 Hải quan
(LONGFORM) Sứ mệnh phát triển quan hệ đối tác Hải quan- Doanh nghiệp
10:58 | 11/11/2024 Hải quan
Podcast Hải quan Online tổng hợp tuần 2 tháng 11/2024 (từ ngày 4/10 đến 10/11/2024)
08:52 | 11/11/2024 Multimedia
(INFOGRAPHICS): Thu ngân sách tại 10 đơn vị hải quan tăng 11,86%
14:03 | 04/11/2024 Infographics
(INFOGRAPHICS) 32 tỷ USD kim ngạch xuất nhập khẩu nửa đầu tháng 10
09:14 | 29/10/2024 Infographics