EVFTA thúc đẩy đầu tư từ EU vào Việt Nam
Đào tạo nhân lực để đón đầu cơ hội từ ngành bán dẫn Còn dư địa trên "cao tốc" EVFTA Giữ vững chữ "tín" để ổn định xuất khẩu nông sản sang EU |
Toàn cảnh tọa đàm. |
Nhiều cơ hội mới
Tại Tọa đàm “Liên kết với doanh nghiệp EU, tận dụng hiệu quả EVFTA”, do Tạp chí Công Thương tổ chức ngày 6/10, ông Nguyễn Văn Toàn, Phó Chủ tịch Hiệp hội Doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài (VAFIE) cho biết, bên cạnh lợi ích thương mại, lợi ích thu hút đầu tư mà EVFTA mang lại cũng rất lớn. Đơn cử, những năm trước, Đức đầu tư vào Việt Nam khoảng hơn 100 triệu USD, là con số ít ỏi khi so sánh với 60 tỷ USD họ đầu tư ra thế giới. Nhưng trong 9 tháng đầu năm 2023, con số này đã lên đến hơn 200 triệu USD. Về các dự án, cuối năm ngoái có một dự án rất lớn của Đan Mạch đầu tư vào Bình Dương là dự án của LEGO với tổng vốn hơn 1 tỷ USD. Đây là một dự án rất lớn và là những điểm sáng cần phát huy.
Ông Ngô Chung Khanh, Phó Vụ trưởng, Vụ Chính sách thương mại đa biên (Bộ Công Thương) cho rằng, trong bối cảnh địa chính trị phức tạp như hiện nay, việc EU đa dạng hóa thị trường, đa dạng hóa chuỗi cung ứng là một điều tất yếu. Xu hướng chung là các doanh nghiệp sẽ dịch chuyển sang các thị trường có môi trường chính trị ổn định, môi trường kinh doanh, đầu tư thuận lợi cho họ tiếp cận các thị trường trên thế giới.
Về lợi ích đối với Việt Nam, ông Ngô Chung Khanh cho rằng, chắc chắn Việt Nam cũng sẽ được hưởng lợi từ xu thế này. Theo khảo sát của Phòng Thương mại châu Âu (Eurocham) thì 1/3 doanh nghiệp EU đã lựa chọn Việt Nam trong Top 5 điểm đến để họ đầu tư hay mở rộng đầu tư. Ngoài ra, khi có nhiều đầu tư từ EU vào Việt Nam thì tính lan tỏa rất lớn. Bên cạnh đó, hiện nay nhiều doanh nghiệp EU tích cực chia sẻ những công nghệ hay kỹ thuật với các doanh nghiệp Việt Nam.
Chẳng hạn, Tập đoàn Piaggio, các xe máy thương hiệu như Piaggio hay Liberty có tỷ lệ nội địa hóa lên đến từ 80 đến 90%. Đây là một con số đáng khích lệ bởi, với tỷ lệ nội địa hóa lên 80 đến 90% như vậy thì sẽ có rất nhiều doanh nghiệp Việt Nam được tham gia chuỗi cung ứng của Piaggio. Theo ước tính, hiện có khoảng gần 100 doanh nghiệp Việt Nam đang là những thầu phụ, nhà cung cấp cho Piaggio.
Hay Tập đoàn Bosch cũng là một nhà sản xuất và chuyển giao công nghệ rất tốt. Họ đã xây dựng trung tâm nghiên cứu tại Việt Nam, đào tạo cho các nhân viên và chuyển giao công nghệ cho Việt Nam. “Đây là những điển hình cho thấy doanh nghiệp EU rất quan tâm đến việc chia sẻ công nghệ hay nâng cao trình độ của các cán bộ, công nhân người Việt Nam để từ đó làm sao có lợi ích hai chiều. Đối tác Việt Nam có tiêu chuẩn tốt, tiêu chuẩn cao và có nhân lực tốt thì họ cũng được lợi”, ông Ngô Chung Khanh thông tin.
Đặc biệt, trong thời gian tới khi EVFTA đi vào quá trình thực thi một cách sâu sắc hơn, lộ trình giảm thuế tiệm cận dần mức độ 0 – 5% thì cơ hội sẽ nhiều hơn cho cả doanh nghiệp Việt Nam và EU. Đấy chính là cơ hội để tăng hơn nữa đầu tư.
Nâng tầm doanh nghiệp Việt để tham gia vào chuỗi giá trị
Tuy nhiên, theo ông Nguyễn Văn Toàn, hiện nay các nhà đầu tư nước ngoài vào Việt Nam hầu hết là các công ty 100% vốn nước ngoài, còn hợp đồng hợp tác kinh doanh và đặc biệt là hợp đồng liên doanh hiện nay khá ít. Trừ những trường hợp khó quá, nhà đầu tư nước ngoài không làm được thì họ làm liên doanh. Đây là một điểm mà chúng ta để vuột mất một cơ hội.
“Nếu nhìn lại trước đây, khi các nhà đầu tư nước ngoài đầu tiên vào Việt Nam thì hầu hết theo hình thức liên doanh với một doanh nghiệp Việt Nam. Vấn đề giải phóng mặt bằng, quan hệ công quyền, giải quyết các vấn đề chính sách… thường do đối tác Việt Nam lo, còn nhà đầu tư nước ngoài lo về khâu sản xuất kinh doanh, bán hàng, các khâu về công nghệ. Lúc đấy lợi thế của doanh nghiệp Việt Nam rất bình đẳng với doanh nghiệp nước ngoài, kể cả EU, Nhật Bản, Hàn Quốc cũng vậy”, ông Nguyễn Văn Toàn thông tin và chia sẻ thêm, bây giờ chúng ta ở một tâm thế khác thì nhà đầu tư nước ngoài lại rất ít liên doanh với chúng ta. Do đó, bài toán đặt ra là liên kết với nhà đầu tư nước ngoài như thế nào?
Theo ông Nguyễn Văn Toàn vấn đề cốt lõi là phải nâng tầm doanh nghiệp Việt Nam để tham gia vào chuỗi giá trị thông qua công nghiệp hỗ trợ và thông qua các liên kết làm ăn, hợp đồng hợp tác kinh doanh.
Các doanh nghiệp Việt Nam phải phát huy đổi mới sáng tạo, phải đầu tư về công nghệ, đầu tư về chất xám, đầu tư vào con người để chúng ta có thể hợp tác với các doanh nghiệp đầu tư nước ngoài một cách bình đẳng.
Để đón đầu làn sóng đầu tư, ông Ngô Chung Khanh cho rằng, doanh nghiệp Việt Nam phải xác định hợp tác với EU là làm chuẩn, bài bản. Cần tương thích về các tiêu chuẩn kỹ thuật. Bởi vì những thương hiệu Made in EU là một bảo chứng về chất lượng.
Đồng thời, chú ý nâng cao trình độ quản trị và đặc biệt phải quan tâm đến truy xuất nguồn gốc, truy xuất xuất xứ, bởi sắp tới những quy định của EU như: đạo luật chuỗi cung ứng sẽ là đạo luật bắt buộc đánh vào nhà nhập khẩu EU, trong đó có các doanh nghiệp từ Việt Nam. Bên cạnh đó, các doanh nghiệp cũng cần quan tâm đến vấn đề sở hữu trí tuệ, lao động và môi trường, phát triển bền vững. “Nếu làm được thì cơ hội để chúng ta tham gia vào chuỗi cung ứng EU trong thời gian tới sẽ rất mạnh,” ông Ngô Chung Khanh nói.
Tin liên quan
Xuất khẩu dừa bước vào chu kỳ tăng tốc
09:52 | 22/12/2024 Kinh tế
Hồng Kông: Cầu nối cho doanh nghiệp Việt Nam tiếp cận thị trường khu vực Vịnh Lớn
09:11 | 18/12/2024 Kinh tế
Tổng Giám đốc Tập đoàn GELEX hội kiến Chủ tịch nước Cuba
17:23 | 16/12/2024 Doanh nghiệp - Doanh nhân
Trung Đông- thị trường tiềm năng xuất khẩu thủy sản của Việt Nam
15:28 | 22/12/2024 Kinh tế
(INFOGRAPHICS) Xuất nhập khẩu nửa đầu tháng 12 có chiều hướng giảm
10:54 | 22/12/2024 Infographics
Xuất nhập khẩu chính thức đạt gần 750 tỷ USD
18:24 | 20/12/2024 Xuất nhập khẩu
Cơ hội bền vững để hàng Việt Nam thâm nhập thị trường toàn cầu
08:00 | 20/12/2024 Kinh tế
Nắm bắt xu thế chuyển đổi xanh - Cơ hội sống còn của doanh nghiệp Việt Nam
07:53 | 20/12/2024 Kinh tế
Diễn biến nào của lãi suất cho vay trong năm 2025?
21:39 | 19/12/2024 Kinh tế
Nhập khẩu từ Trung Quốc cao kỷ lục đạt hơn 130 tỷ USD
14:40 | 19/12/2024 Xuất nhập khẩu
TP Hồ Chí Minh: Đa dạng hình thức hỗ trợ doanh nghiệp xuất khẩu hàng hóa
07:46 | 19/12/2024 Kinh tế
Phòng vệ thương mại bảo vệ các ngành sản xuất trong nước
16:40 | 18/12/2024 Kinh tế
Thị trường xuất khẩu đầu tiên cán mốc 100 tỷ USD
16:38 | 18/12/2024 Xuất nhập khẩu
Chuyển đổi số thúc đẩy kinh tế tuần hoàn và tiêu dùng bền vững trong bán lẻ
21:18 | 17/12/2024 Kinh tế
Không tạo cơ chế xin cho trong cấp tín dụng, tiếp tục giảm lãi suất cho vay
17:17 | 17/12/2024 Kinh tế
Tổng mức bán lẻ hàng hóa và doanh thu dịch vụ tiêu dùng tăng 8,8%
09:47 | 17/12/2024 Kinh tế
Vấn đề Bạn quan tâm
Tin mới
Trung Đông- thị trường tiềm năng xuất khẩu thủy sản của Việt Nam
Báo động tai nạn tự chế pháo nổ
Đảm bảo năng lực tài chính của các tổ chức phát hành trái phiếu ra công chúng
Bấp bênh “núi nợ” của các nền kinh tế đang phát triển
(INFOGRAPHICS) Xuất nhập khẩu nửa đầu tháng 12 có chiều hướng giảm
(Infographics) Tổng thu từ xuất nhập khẩu các tỉnh, thành vùng Tây Nguyên
10:50 | 15/12/2024 Hải quan
(INFOGRAPHICS) Kim ngạch hơn 67 tỷ USD, Hàn Quốc là đối tác thương mại lớn thứ 3 của Việt Nam
11:29 | 04/12/2024 Infographics
(INFOGRAPHICS): Tiêu chí lựa chọn doanh nghiệp tham gia chương trình tự nguyện tuân thủ
16:30 | 06/12/2024 Infographics
(INFOGRAPHICS) Tổng thu từ XNK các tỉnh vùng Bắc Trung Bộ và Duyên hải Trung Bộ
16:33 | 06/12/2024 Xuất nhập khẩu
(INFOGRAPHICS) 66 tỷ USD kim ngạch xuất nhập khẩu tháng 11
14:29 | 12/12/2024 Infographics