EVFTA sẽ có hiệu lực ngay trong tháng 7/2020?
Nghị viện châu Âu phê chuẩn Hiệp định EVFTA | |
EVFTA và EVIPA mang lại lợi ích to lớn, cân bằng cho cả Việt Nam và EU | |
Bộ trưởng Trần Tuấn Anh: EVFTA là “cú hích” lớn cho xuất khẩu |
Thủy sản là ngành hàng được nhận định có nhiều cơ hội thúc đẩy xuất khẩu khi Hiệp định EVFTA có hiệu lực. Ảnh: Nguyễn Thanh |
“Cú hích” xuất khẩu
Ngày 12/2, Nghị viện châu Âu đã bỏ phiếu phê chuẩn Hiệp định EVFTA, với kết quả cuộc bỏ phiếu là 401 phiếu ủng hộ, tương đương 63,3%.
Bộ trưởng Bộ Công Thương Trần Tuấn Anh đánh giá: Sự phê chuẩn của Nghị viện châu Âu đối với Hiệp định EVFTA có ý nghĩa lớn do đây là thị trường với quy mô 18 nghìn tỷ USD và tiềm năng cho hàng Việt còn khá rộng mở.
EU là một trong những đối tác thương mại chủ yếu của Việt Nam. Cơ cấu xuất nhập khẩu giữa Việt Nam và EU là tính bổ sung rất lớn, ít mang tính cạnh tranh đối đầu trực tiếp. Do vậy, nếu được đưa vào thực thi, EVFTA sẽ là “cú hích” rất lớn cho xuất khẩu của Việt Nam.
Với cam kết xóa bỏ thuế nhập khẩu lên tới gần 100% biểu thuế và giá trị thương mại mà hai bên đã thống nhất, cơ hội gia tăng xuất khẩu cho những mặt hàng Việt Nam có lợi thế như dệt may, da giày, nông thủy sản (kể cả gạo, đường, mật ong, rau củ quả), đồ gỗ… là rất đáng kể.
Đáng chú ý, mức cam kết trong EVFTA có thể coi là mức cam kết cao nhất mà Việt Nam đạt được trong các FTA đã được ký kết cho tới nay. Điều này càng có ý nghĩa khi hiện nay mới chỉ hơn 42% kim ngạch xuất khẩu của Việt Nam sang EU được hưởng mức thuế 0% theo Chương trình ưu đãi thuế quan phổ cập (GSP).
Về thời điểm Hiệp định EVFTA đi vào thực thi, vị “tư lệnh” ngành Công Thương cho hay: Điểm khác biệt của EVFTA so với các hiệp định khác mà Việt Nam đã ký kết là khả năng đưa hiệp định vào có hiệu lực rất nhanh. Sau khi Nghị viện châu Âu bỏ phiếu phê chuẩn Hiệp định vào ngày 12/2, chỉ còn một thủ tục tiếp theo là Hội đồng châu Âu sẽ thông qua phê chuẩn Hiệp định.
Phía Việt Nam sẽ đợi đến kỳ họp tiếp theo của Quốc hội vào tháng 4-5 tới, Chủ tịch nước trên cơ sở đề nghị của Chính phủ sẽ trình ra cho Quốc hội thảo luận phê duyệt.
Nếu như mọi việc thuận lợi đúng như kỳ vọng, Hiệp định được Quốc hội Việt Nam phê chuẩn vào tháng 5 thì các thủ tục pháp lý của hai bên sẽ rất nhanh chóng, có cơ hội đưa hiệp định có hiệu lực ngay từ tháng 7/2020.
Sớm ban hành Chương trình hành động
Bộ Công Thương xác định một trong những nhiệm vụ quan trọng thời gian tới là rà soát kế hoạch hành động và báo cáo Chính phủ để ngay sau khi Hiệp định EVFTA được Quốc hội thông qua thì Chương trình hành động cũng được ký, ban hành.
Bộ Công Thương đã chuẩn bị cùng các bộ, ngành khác rà soát, sửa đổi khuôn khổ luật pháp của Việt Nam cho phù hợp vì có nhiều điều khoản, nội dung trong các bộ luật và quy định luật pháp của Việt Nam cần được sửa đổi để tương thích với cam kết hội nhập, đồng thời để đảm bảo pháp lý trên phạm vi lãnh thổ Việt Nam.
Theo Bộ trưởng Trần Tuấn Anh, Bộ Công Thương cũng sẽ sớm tiếp tục đàm phán mở rộng thị trường, xây dựng cơ chế chứng nhận, kiểm dịch động thực vật giữa Việt Nam – EU. Cụ thể, Bộ sẽ phối hợp với Bộ NN&PTNT để đáp ứng yêu cầu và thúc đẩy xuất khẩu. Mục tiêu xuất khẩu 300 tỷ USD trong năm nay là mục tiêu khó khăn, song đây là cơ hội cho Việt Nam tiếp cận thị trường mới.
“Khi càng có nhiều ưu đãi về thương mại, đầu tư thì cũng là lúc có nhiều nguy cơ thẩm lậu hàng hóa, vi phạm đầu tư, lợi dụng để gian lận xuất xứ và gian lận thương mại. Vì vậy, thời gian tới cải cách về mặt thể chế của chúng ta trong đấu tranh gian lận cần nâng cao và đặt ra trong khuôn khổ thực thi Hiệp định”, người đứng đầu ngành Công Thương nhìn nhận.
Việt Nam đang tiếp tục bước vào các giai đoạn hội nhập sâu rộng, sẽ tiếp tục thực thi nhiều cam kết có chiều sâu với mức độ cao hơn trước. Cùng với các cơ hội thì việc thực thi các FTA, đặc biệt là các FTA thế hệ mới cũng đặt ra không ít thách thức cho doanh nghiệp và nền kinh tế Việt Nam như sức ép cạnh tranh, xu hướng bảo hộ sản xuất trong nước của các nước nhập khẩu, các quy định về phòng vệ thương mại…
Để hiện thực hóa thành công các cơ hội cũng như vượt qua được thách thức, sức ép mà các FTA mang lại thì Bộ trưởng Trần Tuấn Anh cho rằng, vấn đề cấp bách đặt ra là phải nâng cao năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp.
Doanh nghiệp Việt Nam phải thay đổi tư duy kinh doanh thích nghi với bối cảnh mới, tích cực tìm hiểu, nắm bắt thông tin và linh hoạt trong việc tiếp cận, tận dụng cơ hội. Song song với đó, việc đầu tư xây dựng nguồn nhân lực chất lượng cao rất quan trọng, là yếu tố không thể thiếu.
Chỉ khi doanh nghiệp đáp ứng được các điều kiện, tiêu chuẩn của thị trường nhập khẩu, đáp ứng các tiêu chí xuất xứ theo cam kết thì những ưu đãi thuế quan mới phát huy được hiệu quả thúc đẩy xuất khẩu, góp phần tăng trưởng kinh tế cho đất nước.
Theo nghiên cứu của Bộ Kế hoạch và Đầu tư, Hiệp định EVFTA sẽ giúp kim ngạch xuất khẩu của Việt Nam sang EU tăng thêm khoảng 20% vào năm 2020; 42,7% vào năm 2025 và 44,37% vào năm 2030 so với không có Hiệp định. Đồng thời, kim ngạch nhập khẩu từ EU cũng tăng nhưng với tốc độ thấp hơn xuất khẩu, cụ thể là khoảng 15,28% vào năm 2020; 33,06% vào năm 2025 và 36,7% vào năm 2030. Về mặt vĩ mô, EVFTA góp phần làm GDP của Việt Nam tăng thêm ở mức bình quân 2,18-3,25% (năm 2019-2023); 4,57-5,30% (năm 2024-2028) và 7,07-7,72% (năm 2029-2033). |
Tin liên quan
Mỗi ngày dệt may xuất khẩu mang về hơn 100 triệu USD
12:40 | 02/11/2024 Xuất nhập khẩu
Đối tác EU không còn "nhân nhượng", Việt Nam phải thích ứng từ chính sách ESG
17:56 | 31/10/2024 Kinh tế
Kinh tế Eurozone chật vật với các “cơn gió ngược”
09:10 | 31/10/2024 Nhìn ra thế giới
Khuyến cáo thực hiện nghiêm quy định vệ sinh an toàn thực phẩm của Hàn Quốc
19:22 | 31/12/2020 Nhịp độ phát triển
Năm 2020 CPI Hà Nội tăng 2,67% so năm 2019
10:53 | 31/12/2020 Nhịp độ phát triển
EVFTA “cứu” xuất khẩu cá ngừ không bị giảm sâu
15:33 | 30/12/2020 Nhịp độ phát triển
Vừa đạt hơn 41 tỷ USD, xuất khẩu nông sản "nhắm" tới 50 tỷ USD
15:33 | 30/12/2020 Nhịp độ phát triển
Lưu ý mới nhất về thực thi quy tắc xuất xứ trong EVFTA
14:19 | 30/12/2020 Nhịp độ phát triển
Kiến nghị tiết giảm chi phí tạo đà cho xuất khẩu dệt may đạt 39 tỷ USD
15:25 | 29/12/2020 Nhịp độ phát triển
Khởi động Triển lãm Quốc tế Đổi mới sáng tạo 2021
15:10 | 29/12/2020 Nhịp độ phát triển
Ngân hàng tiếp tục giảm chỉ tiêu lợi nhuận để giảm lãi suất cho vay
11:03 | 29/12/2020 Nhịp độ phát triển
Ách tắc hàng hoá, xuất khẩu cá tra vào Trung Quốc giảm sâu
18:24 | 28/12/2020 Nhịp độ phát triển
Năm 2021 xuất khẩu nông sản đạt 44 tỷ USD ?
15:35 | 28/12/2020 Nhịp độ phát triển
Năm 2020, Việt Nam có mức tăng trưởng thuộc nhóm cao nhất thế giới
08:58 | 28/12/2020 Nhịp độ phát triển
Gần 1.200 gian hàng tại Triển lãm Quốc tế VIETBUILD HOME 2020
19:46 | 26/12/2020 Nhịp độ phát triển
Chưa có lô gạo xuất khẩu nào mang logo thương hiệu gạo Việt Nam
18:42 | 25/12/2020 Nhịp độ phát triển
Tin mới
Kiến nghị “cởi trói” thủ tục cho các “anh cả đỏ” về tăng vốn
FTSE Rusell và Morgan Stanley làm việc với Uỷ ban Chứng khoán về nâng hạng thị trường
Những thông tin hấp dẫn trên Tạp chí Hải quan số 89 phát hành ngày 5/11/2024
Chính sách về thuỷ sản chưa sát thực tế, lo doanh nghiệp xuất khẩu bế tắc
Cuộc đua sít sao chưa từng có
Tuyên bố chung giữa Việt Nam và UAE về nâng cấp quan hệ lên Đối tác Toàn diện
08:35 | 29/10/2024 Sự kiện - Vấn đề
(INFOGRAPHICS) 32 tỷ USD kim ngạch xuất nhập khẩu nửa đầu tháng 10
09:14 | 29/10/2024 Infographics
Phiên họp Ủy ban Kỹ thuật thường trực WCO tại Bỉ: Dấu ấn điều hành của đại diện Hải quan Việt Nam
09:25 | 29/10/2024 Hải quan
Hành vi buôn lậu “khí cười” tại Công ty Hoa Việt diễn ra thế nào?
10:18 | 29/10/2024 An ninh XNK