EVFTA có hiệu lực 2 tháng, da giày, thủy sản bứt tốc vào EU
2 tháng thực thi EVFTA: Kết quả đáng kể nhưng còn nhiều việc phải làm | |
Rau quả nhiệt đới hút người dùng, tăng tốc vào EU | |
Phòng vệ thương mại trong EVFTA được triển khai như thế nào? |
Động lực lớn nhất cho tăng trưởng của ngành da giày chính là Hiệp EVFTA có hiệu lực. Ảnh: N.Huế. |
Cấp gần 15.000 bộ C/O mẫu EUR.1
Theo thông tin mới nhất từ Bộ Công Thương, kể từ khi Hiệp định EVFTA có hiệu lực (từ ngày 1/8) đến nay, các tổ chức được ủy quyền đã cấp gần 15.000 bộ Giấy chứng nhận xuất xứ hàng hóa (C/O) mẫu EUR.1 với kim ngạch gần 700 triệu USD đi 28 nước EU.
Các mặt hàng đã được cấp C/O mẫu EUR.1 chủ yếu là giày dép, thủy sản, nhựa và các sản phẩm nhựa, cà phê, hàng dệt may, túi xách, va li, rau quả, sản phẩm mây, tre đan, hàng điện tử...Thị trường nhập khẩu đa phần là các nước có cảng biển và trung tâm phân phối, trung chuyển của EU như Bỉ, Đức, Hà Lan, Pháp, Anh. Nhiều lô hàng đã tới thị trường EU, thông quan và được hưởng ưu đãi.
"Điều này cho thấy, mức độ quan tâm của doanh nghiệp cũng như tầm quan trọng của thị trường này đối với xuất khẩu của Việt Nam", đại diện Bộ Công Thương nhấn mạnh.
Về kết quả xuất khẩu cụ thể, Bộ Công Thương nêu rõ, chỉ tính riêng tháng 8/2020, kim ngạch xuất khẩu của Việt Nam sang thị trường EU đã đạt 3,25 tỷ USD, tăng 4,65% so với tháng 7/2020 và tăng 4,2% so với cùng kỳ năm trước.
Sang tháng 9/2020, kim ngạch xuất khẩu sang thị trường này tiếp tục duy trì đà tăng mạnh, tăng 14,4% so với cùng kỳ năm 2019.
Nhiều mặt hàng xuất khẩu của Việt Nam đã có những chuyển biến tích cực tại thị trường EU sau gần 2 tháng EVFTA được thực thi.
Điển hình, từ đầu tháng 8 đến nay, xuất khẩu thủy sản có số lượng đơn hàng tăng khoảng 10% so với tháng 7/2020; kim ngạch xuất khẩu sang thị trường EU tăng 1,7% so với cùng kỳ năm 2019. Trong đó, xuất khẩu tôm tháng 8/2020 tăng 15,7% so với cùng kỳ năm trước (đạt mức tăng trưởng cao nhất kể từ đầu năm nay).
Bên cạnh thủy sản, gạo Việt xuất khẩu sang châu Âu cũng có những tín hiệu khả quan khi giá gạo xuất khẩu tăng phổ biến từ 80-200 USD/tấn tùy loại so với thời điểm trước khi EVFTA có hiệu lực.
Ngoài ra, nhiều mặt hàng khác như điện thoại và linh kiện, máy móc, thiết bị phụ tùng, dệt may, da giày, thủy sản, đồ gỗ, cà phê… cũng đang được nhận định có triển vọng lớn trong việc gia tăng kim ngạch xuất khẩu vào thị trường này thời gian tới.
Với da giày, Bộ Công Thương thậm chí còn nhận định, từ nay đến cuối năm, động lực lớn nhất cho tăng trưởng của ngành này chính là Hiệp EVFTA có hiệu lực. Để tận dụng cơ hội từ Hiệp định này nhằm gia tăng xuất khẩu, nhiều doanh nghiệp trong ngành đã lên phương án như tái cơ cấu bộ máy, sẵn sàng hạ tầng nhà xưởng, nguyên liệu nhằm đáp ứng theo các cam kết của Hiệp định, đồng thời tăng cường đầu tư máy móc để nâng cao chất lượng sản phẩm.
Nhắc tới EVFTA, bà Phan Thị Thanh Xuân, Tổng Thư ký Hiệp hội Da-Giày-Túi xách Việt Nam chia sẻ, EU là thị trường truyền thống của ngành da giày Việt Nam, chiếm tới gần 30% kim ngạch xuất khẩu, tương đương khoảng gần 6 tỷ USD mỗi năm.
"Chúng tôi kỳ vọng EVFTA có hiệu lực từ ngày 1/8 sẽ thúc đẩy xuất khẩu vào thị trường này giúp bù đắp lại những thiệt hại của xuất khẩu trong những tháng đầu năm”, bà Xuân nói.
EVFTA có tác động dài hơi
Dù EVFTA đã bước đầu có những tác động tích cực tới xuất khẩu hàng hóa của Việt Nam vào thị trường EU, tuy nhiên trao đổi với phóng viên Báo Hải quan, chuyên gia thương mại Phạm Tất Thắng cho rằng, tác động của EVFTA là sự tác động trong thời gian dài chứ ngay lập tức nửa cuối năm thì chưa nhiều. Bởi vì, Việt Nam chưa nhiều doanh nghiệp bắt nhịp được để đưa hàng hóa vào thị trường EU theo tiêu chuẩn của EU.
Với EVFTA, hy vọng lớn nhất của Việt Nam là nhập được công nghệ hiện đại từ thị trường EU để cải thiện được năng lực xuất khẩu, nhất là khu vực 100% vốn trong nước. Muốn làm được khâu đó phải có độ trễ chứ không thể thể hiện ngay nửa cuối năm nay.
"Tôi cho rằng đừng kỳ vọng quá nhiều vào sự thay đổi thần kỳ của EVFTA cho xuất khẩu hàng hóa nửa cuối năm, không nhanh được như vậy", chuyên gia Phạm Tất Thắng nói.
Từ nay tới cuối năm, để giúp doanh nghiệp tận dụng tốt hơn cơ hội từ EVFTA, Bộ Công Thương xác định sẽ tiếp tục đôn đốc, tổng hợp kế hoạch thực hiện Hiệp định EVFTA của các bộ, ngành, địa phương để báo cáo Thủ tướng Chính phủ; phối hợp với Văn phòng Chính phủ theo dõi, triển khai các kế hoạch này.
Bên cạnh đó, Bộ Công Thương cũng đẩy mạnh tuyên truyền, phổ biến các cam kết trong lĩnh vực thương mại hàng hóa, thương mại dịch vụ, đầu tư, phương án cam kết cắt giảm/xóa bỏ thuế nhập khẩu hàng hóa và các cam kết về tiếp cận thị trường của Hiệp định EVFTA để nâng cao sự hiểu biết của người dân và doanh nghiệp về các cam kết của Hiệp định.
Ngoài thị trường EU, trong 9 tháng năm 2020, Hoa Kỳ là thị trường xuất khẩu lớn nhất của Việt Nam với kim ngạch đạt 54,73 tỷ USD, tăng 22,6% so với cùng kỳ năm trước; tiếp đến là Trung Quốc đạt 31,75 tỷ USD, tăng 12,4%; thị trường ASEAN đạt 17 tỷ USD, giảm 12,2%; Hàn Quốc đạt gần 14,5 tỷ USD, giảm 2%; Nhật Bản đạt 14,1 tỷ USD, giảm 5,7%. |
Tin liên quan
Chính sách về thuỷ sản chưa sát thực tế, lo doanh nghiệp xuất khẩu bế tắc
20:15 | 04/11/2024 Kinh tế
Xuất khẩu thủy sản tháng 10 trở lại mức 1 tỷ USD sau 27 tháng
20:26 | 01/11/2024 Xuất nhập khẩu
“Xanh hóa” ngành dệt may, da giày: Động lực từ những thách thức
11:51 | 30/10/2024 Kinh tế
Khuyến cáo thực hiện nghiêm quy định vệ sinh an toàn thực phẩm của Hàn Quốc
19:22 | 31/12/2020 Nhịp độ phát triển
Năm 2020 CPI Hà Nội tăng 2,67% so năm 2019
10:53 | 31/12/2020 Nhịp độ phát triển
EVFTA “cứu” xuất khẩu cá ngừ không bị giảm sâu
15:33 | 30/12/2020 Nhịp độ phát triển
Vừa đạt hơn 41 tỷ USD, xuất khẩu nông sản "nhắm" tới 50 tỷ USD
15:33 | 30/12/2020 Nhịp độ phát triển
Lưu ý mới nhất về thực thi quy tắc xuất xứ trong EVFTA
14:19 | 30/12/2020 Nhịp độ phát triển
Kiến nghị tiết giảm chi phí tạo đà cho xuất khẩu dệt may đạt 39 tỷ USD
15:25 | 29/12/2020 Nhịp độ phát triển
Khởi động Triển lãm Quốc tế Đổi mới sáng tạo 2021
15:10 | 29/12/2020 Nhịp độ phát triển
Ngân hàng tiếp tục giảm chỉ tiêu lợi nhuận để giảm lãi suất cho vay
11:03 | 29/12/2020 Nhịp độ phát triển
Ách tắc hàng hoá, xuất khẩu cá tra vào Trung Quốc giảm sâu
18:24 | 28/12/2020 Nhịp độ phát triển
Năm 2021 xuất khẩu nông sản đạt 44 tỷ USD ?
15:35 | 28/12/2020 Nhịp độ phát triển
Năm 2020, Việt Nam có mức tăng trưởng thuộc nhóm cao nhất thế giới
08:58 | 28/12/2020 Nhịp độ phát triển
Gần 1.200 gian hàng tại Triển lãm Quốc tế VIETBUILD HOME 2020
19:46 | 26/12/2020 Nhịp độ phát triển
Chưa có lô gạo xuất khẩu nào mang logo thương hiệu gạo Việt Nam
18:42 | 25/12/2020 Nhịp độ phát triển
Tin mới
Kiến nghị “cởi trói” thủ tục cho các “anh cả đỏ” về tăng vốn
FTSE Rusell và Morgan Stanley làm việc với Uỷ ban Chứng khoán về nâng hạng thị trường
Những thông tin hấp dẫn trên Tạp chí Hải quan số 89 phát hành ngày 5/11/2024
Chính sách về thuỷ sản chưa sát thực tế, lo doanh nghiệp xuất khẩu bế tắc
Cuộc đua sít sao chưa từng có
Tuyên bố chung giữa Việt Nam và UAE về nâng cấp quan hệ lên Đối tác Toàn diện
08:35 | 29/10/2024 Sự kiện - Vấn đề
(INFOGRAPHICS) 32 tỷ USD kim ngạch xuất nhập khẩu nửa đầu tháng 10
09:14 | 29/10/2024 Infographics
Phiên họp Ủy ban Kỹ thuật thường trực WCO tại Bỉ: Dấu ấn điều hành của đại diện Hải quan Việt Nam
09:25 | 29/10/2024 Hải quan
Hành vi buôn lậu “khí cười” tại Công ty Hoa Việt diễn ra thế nào?
10:18 | 29/10/2024 An ninh XNK