Đường sắt tốc độ cao Bắc – Nam: Cần được đánh giá rất kỹ với góc nhìn đa chiều
Tập trung huy động nguồn vốn trong nước
Tại phiên thảo luận, đại biểu Hoàng Văn Cường (đoàn TP Hà Nội) bày tỏ sự đồng tình thông qua dự án xây dựng đường sắt tốc độ cao trục Bắc - Nam vì thỏa mãn 2 điều kiện cần và đủ.
Cụ thể, tỷ lệ nợ công thấp, 37% là dư địa tốt để huy động thêm khoảng 67 tỷ USD trong vòng 10 năm, nợ công cũng chỉ tăng lên khoảng 45% GDP, thấp hơn rất nhiều so với trần nợ công cho phép 60%. Nước ta có hình thể kéo dài, lưu thông hàng hóa và nhu cầu kết nối các trung tâm kinh tế dọc hành lang kinh tế Bắc - Nam rất lớn.
Nhiều khu vực có tiềm năng phát triển nhưng chưa khai thác được là do nút thắt về chi phí logistics cao, quy mô nền kinh tế chúng ta đang đà tăng lên nhanh nên nhu cầu vận chuyển hàng hóa dọc hành lang kinh tế Bắc - Nam trong thời gian tới sẽ tăng rất lớn.
“Chúng ta cần tăng lưu lượng hàng hóa xuất khẩu sang thị trường các nước ở khu vực Đông Âu, Trung Đông và Bắc Á để giảm bớt mức độ tập trung quá lớn vào một số thị trường mà có tiềm ẩn rủi ro như hiện nay. Do vậy, cần phát triển tuyến đường sắt Bắc - Nam với tốc độ cao để có thể kết nối liên vận với mạng lưới đường sắt quốc tế trong khu vực, giải quyết nút thắt về logistics và liên thông quốc tế”, đại biểu Hoàng Văn Cường khẳng định.
Mặc dù rất cần thiết và đủ khả năng đầu tư nhưng đại biểu Hoàng Văn Cường cũng cho rằng, đây là một dự án đầu tư rất lớn, có tầm quan trọng đối với sự phát triển lâu dài và ảnh hưởng rất nhiều lĩnh vực phát triển của đất nước, do vậy cần phải được đánh giá rất kỹ với góc nhìn đa chiều, lựa chọn được phương án phù hợp nhất.
Đại biểu Trần Hoàng Ngân (đoàn TP Hồ Chí Minh) đề nghị lưu ý, do đây là phương tiện giao thông tốc độ cao nên yêu cầu kỹ thuật và an toàn hết sức nghiêm ngặt, không vì chi phí hay nguồn thu mà thiếu tập trung yêu cầu này.
Ngoài ra, số tiền dự án rất lớn khoảng 67 tỷ USD, nên cần tập trung huy động nguồn vốn trong nước, vay ưu đãi nước ngoài, hạn chế sử dụng vốn ODA.
Về chi phí xây lắp khoảng 50%, tức vào khoảng 33 tỷ USD, đại biểu đề nghị cần tập trung sử dụng nguyên vật liệu ở trong nước và cần huy động các doanh nghiệp trong nước có năng lực chuyên môn để tham gia vào dự án này…
Theo đại biểu Nguyễn Minh Hoàng (đoàn TP Hồ Chí Minh) về lâu dài, tuyến đường sắt tốc độ cao trên trục Bắc - Nam là xương sống của hạ tầng giao thông quốc gia. Ảnh: Quốc hội. |
Bàn làm chứ không bàn lùi
Còn theo đại biểu Nguyễn Ngọc Sơn (đoàn Hải Dương), các quy hoạch phải đảm bảo kết nối đồng bộ để việc gom và giải tỏa hàng hóa được thuận lợi nhằm phát huy hiệu quả kết nối giữa các phương thức giao thông, giảm chi phí đi lại và chi phí logistic.
Kiến nghị về việc kết nối với các phương thức giao thông khác khi đưa vào vận hành, đại biểu Nguyễn Minh Hoàng (đoàn TP Hồ Chí Minh) cho rằng, về lâu dài, tuyến đường sắt tốc độ cao trên trục Bắc - Nam là xương sống của hạ tầng giao thông quốc gia.
Theo đó, với những dự án có mức vốn đầu tư cao thì đầu tư công là hình thức bảo đảm bền vững nhất. Do vậy, đại biểu đề nghị lên kế hoạch chi tiết về sử dụng nguồn tài chính, đồng thời, khi triển khai dự án này phải làm chủ một phần hoặc toàn bộ công nghệ về đường sắt tốc độ cao.
Theo đại biểu, một vấn đề khác là phương án chi phí vận hành khi dự án đã được đưa vào hoạt động. Các đơn vị được giao quản lý và vận hành cần phải nghiên cứu kỹ lưỡng và chuẩn bị để đối mặt với sự cạnh tranh từ các phương thức vận tải khác.
Đối với cự ly ngắn dưới 30km, cần cân nhắc tính cạnh tranh với phương tiện xe khách, trong khi với cự ly dài hơn, cần tính toán để cạnh tranh với hàng không về chi phí và thời gian di chuyển.
Khẳng định "bàn làm chứ không bàn lùi", đại biểu Tạ Văn Hạ (đoàn Quảng Nam) đề nghị cân đối có sự hài hòa giữa các loại hình giao thông đường sắt, đường hàng không, đường thủy, đường bộ.
Bởi hiện nay có những khu vực, dải miền Trung hầu như tỉnh nào cũng có cảng hàng không. Do đó, cần tính toán việc khai thác các cảng hàng không, đường bộ và đường thủy không bị lãng phí.
Giải trình, làm rõ một số vấn đề đại biểu nêu về chủ trương đầu tư dự án đường sắt tốc độ cao trên trục Bắc – Nam, Bộ trưởng Bộ Giao thông vận tải Nguyễn Văn Thắng khẳng định đã lựa chọn những phương án ngắn nhất có thể và các ga cũng đã bố trí tương đối phù hợp.
Về hiệu quả kinh tế, theo Bộ trưởng Bộ Giao thông vận tải, trong đề án cũng đã báo cáo là dự án mang lại 7 lợi ích rất lớn về kinh tế - xã hội.
Riêng về hiệu quả tài chính, trong 4 năm đầu khai thác doanh thu chỉ bù đắp được chi phí vận hành và bảo trì, Nhà nước cần hỗ trợ một phần từ nguồn vốn sự nghiệp kinh tế để bố trí cho hệ thống đường sắt như hiện nay nhằm bảo trì kết cấu hạ tầng và số năm hoàn vốn tối đa là hơn 33 năm.
Về vấn đề nguồn vốn, khả năng cân đối vốn, đánh giá tác động nợ công, Bộ trưởng Nguyễn Văn Thắng cho biết, dự kiến nguồn vốn ngân sách nhà nước bố trí trong các kỳ kế hoạch đầu tư công trung hạn để đầu tư dự án hoàn thành vào năm 2035 sẽ bố trí trong 12 năm, mỗi năm bình quân là 5,6 tỷ USD. "Hiện nay, trong xây dựng đề án dự kiến sẽ vay tối đa 30%, chúng ta cũng chưa quyết định việc vay trong nước hay vay ODA mà phụ thuộc vào hiệu quả của từng phương án. Nếu vay ODA mà lãi suất thấp và không ràng buộc điều kiện là một điều rất tốt, còn nếu có ràng buộc điều kiện thì ưu tiên vay trong nước", Bộ trưởng Bộ Giao thông vận tải Nguyễn Văn Thắng cho biết thêm. |
Tin liên quan
Sớm nghiên cứu, đề xuất sửa đổi Luật Hải quan 2014 để đáp ứng yêu cầu đổi mới
09:45 | 15/01/2025 Hải quan
Thường trực Ủy ban Pháp luật của Quốc hội làm việc với Cục Hải quan TPHCM
21:12 | 05/12/2024 Hải quan
Phê chuẩn đề nghị của Chánh án Toà án Nhân dân tối cao về cục, vụ, cơ quan báo chí
14:48 | 05/12/2024 Sự kiện - Vấn đề
Chi 380 tỷ USD nhập khẩu hàng hóa, Trung Quốc chiếm hơn 1/3
16:04 | 22/01/2025 Xuất nhập khẩu
Xuất khẩu lập đỉnh hơn 400 tỷ USD, nhóm hàng nào đóng góp nhiều nhất?
16:22 | 21/01/2025 Xuất nhập khẩu
Cơ hội nào cho xuất khẩu cá tra sang EU năm 2025?
13:43 | 21/01/2025 Kinh tế
Nét nổi bật về xuất nhập khẩu năm 2024
17:14 | 20/01/2025 Xuất nhập khẩu
(INFOGRAPHICS) Kỷ lục hơn 205 tỷ USD kim ngạch xuất nhập khẩu Việt Nam - Trung Quốc
10:52 | 15/01/2025 Infographics
Khó khăn, thách thức có thể trở thành “áp lực tích cực” để cải cách kinh tế
07:47 | 15/01/2025 Kinh tế
Thương mại với Trung Quốc đạt kỷ lục 200 tỷ USD, thâm hụt của Việt Nam ngày càng lớn
15:49 | 14/01/2025 Xuất nhập khẩu
Kim ngạch tăng đột biến, tạo cơ hội lớn xuất khẩu cá tra sang Mỹ
14:56 | 14/01/2025 Kinh tế
TPHCM: Đảm bảo nguồn cung và chất lượng hàng hóa phục vụ Tết Ất Tỵ 2025
14:23 | 14/01/2025 Kinh tế
Cần đảm bảo hài hoà lợi ích khi xây dựng, áp dụng bảng giá đất mới
21:16 | 10/01/2025 Kinh tế
Chính sách mới của Hoa Kỳ tác động thế nào đến thương mại và đầu tư
14:24 | 08/01/2025 Kinh tế
Tín dụng cả năm 2024 tăng hơn 15%, nỗ lực hơn nữa để giảm lãi suất cho vay
17:23 | 07/01/2025 Kinh tế
TPHCM đột phá xúc tiến thương mại, thúc đẩy xuất khẩu tăng trưởng 2 con số
08:04 | 07/01/2025 Kinh tế
Vấn đề Bạn quan tâm
Tin mới
SHB dành hơn 13 tỷ đồng ưu đãi cho khách hàng mở mới và sử dụng tài khoản
Chi 380 tỷ USD nhập khẩu hàng hóa, Trung Quốc chiếm hơn 1/3
Xuất khẩu lập đỉnh hơn 400 tỷ USD, nhóm hàng nào đóng góp nhiều nhất?
Khách hàng cá nhân hưởng lãi vay ưu đãi từ BAC A BANK dịp đầu năm 2025
Cơ hội nào cho xuất khẩu cá tra sang EU năm 2025?
(Infographics) Tổng thu từ xuất nhập khẩu các tỉnh, thành vùng Tây Nguyên
10:50 | 15/12/2024 Hải quan
(INFOGRAPHICS) Kim ngạch hơn 67 tỷ USD, Hàn Quốc là đối tác thương mại lớn thứ 3 của Việt Nam
11:29 | 04/12/2024 Infographics
(INFOGRAPHICS): Tiêu chí lựa chọn doanh nghiệp tham gia chương trình tự nguyện tuân thủ
16:30 | 06/12/2024 Infographics
(INFOGRAPHICS) Tổng thu từ XNK các tỉnh vùng Bắc Trung Bộ và Duyên hải Trung Bộ
16:33 | 06/12/2024 Xuất nhập khẩu
(INFOGRAPHICS) 66 tỷ USD kim ngạch xuất nhập khẩu tháng 11
14:29 | 12/12/2024 Infographics