Đường nhập khẩu từ 5 nước ASEAN né thuế, áp dụng biện pháp chống lẩn tránh?
Nhập khẩu đường từ ASEAN tiếp tục tăng nóng, đường trong nước tắc đầu ra | |
Nguồn cung dồi dào, đường nhập khẩu áp đảo | |
“Chặn” đường Thái bán phá giá, mía đường trong nước khởi sắc |
Ảnh minh hoạ. Nguồn: Internet |
Cục Phòng vệ thương mại (Bộ Công Thương) vừa có Dự thảo kết luận cuối cùng vụ việc điều tra áp dụng biện pháp chống lẩn tránh áp dụng biện pháp phòng vệ thương mại đối với một số sản phẩm đường mía thuộc các mã HS 1701.1300, 1701.1400, 1701.9100, 1701.9910, 1701.9990, và 1702.9091 nhập khẩu vào Việt Nam từ Campuchia, Indonesia, Lào, Malaysia và Myanmar.
Theo đó, cơ quan điều tra xác định việc sử dụng nguyên liệu đường từ Thái Lan để sản xuất và xuất khẩu hàng hóa bị cáo buộc sang Việt Nam của các doanh nghiệp từ các nước bị điều tra là hành vi lẩn tránh biện pháp CBPG và CTC đang áp dụng với một số sản phẩm đường mía có xuất xứ từ Thái Lan.
Khối lượng đường xuất khẩu từ Campuchia, Indonesia, Lào, Malaysia và Myanmar sang Việt Nam đều tăng nhanh trong thời kỳ điều tra so với giai đoạn trước, trong khi đó nhập khẩu đường của 5 nước này từ Thái Lan trong cùng thời kỳ có khối lượng lớn.
Cụ thể, tại thời điểm tháng 9/2020, tổng lượng nhập khẩu từ 5 quốc gia bị điều tra chỉ bằng 17% so với lượng nhập khẩu từ Thái Lan. Tuy nhiên, kể từ thời điểm này, lượng nhập khẩu đã gia tăng liên tục theo từng tháng và đến tháng 8/2021, lượng nhập nhẩu từ 5 quốc gia bị điều tra đã gấp gần 10,4 lần ở mức hơn 92.100 tấn so với lượng nhập khẩu từ Thái Lan gần 9.000 tấn.
Cục Phòng vệ thương mại cho rằng có sự dịch chuyển, gia tăng nhanh và mạnh lượng nhập khẩu từ 5 quốc gia bị điều tra sau khi Bộ Công Thương tiến hành điều tra đối với hàng hóa bị điều tra có xuất xừ từ Thái Lan, nhất là thời điểm tháng 2/2021 ngay trước khi Bộ Công Thương tiến hành áp dụng biện pháp chống bán phá giá và chống trợ cấp tạm thời, mức tăng lên tới gần 14.000% và tiếp tục tăng mạnh trong tháng 3/2021 với mức tăng gần 2.600%.
Tính chung trong giai đoạn từ tháng 2/2021 đến tháng 8/2021, lượng nhập khẩu từ 5 quốc gia bị điều tra đã tăng mạnh với mức tăng thấp nhất là 129% cho tới hơn 13.900%.
Trái ngược với xu hướng này, lượng nhập khẩu đường xuất xứ Thái Lan bắt đầu giảm mạnh từ tháng 3/2021, với mức giảm là 72%. Các tháng sau, lượng nhập khẩu từ Thái Lan vẫn tiếp tục suy giảm và đến tháng 8/2021, lượng nhập khẩu thấp nhất với mức giảm cao nhất là 92%.
“Có tồn tại thiệt hại rõ ràng của ngành sản xuất trong nước do tác động của hàng hóa nhập khẩu gia tăng rất nhanh và mạnh từ 5 quốc gia bị điều tra. Đồng thời, các chỉ số kinh tế cũng cho thấy hiệu quả của biện pháp chống bán phá giá, chống trợ cấp đối với sản phẩm đường có xuất xứ từ Thái Lan hiện đang bị suy giảm rõ ràng do tác động từ đường xuất khẩu thông qua 5 quốc gia bị điều tra", Cục Phòng vệ thương mại xác định.
Do đó, cơ quan này kiến nghị áp dụng biện pháp chống lẩn tránh đối với các doanh nghiệp có hoạt động sản xuất đường từ đường thô và không chứng minh được với cơ quan điều tra có hệ thống xác định chính xác nguồn gốc nguyên liệu đối với mỗi lô hàng sản xuất, xuất khẩu hoặc không nộp được các chứng từ, tài liệu theo yêu cầu chứng minh lô hàng không sử dụng nguyên liệu có xuất xứ từ Thái Lan.
Biện pháp chống lẩn tránh không chỉ được áp dụng với các doanh nghiệp mà cơ quan điều tra đã xác định có hành vi lẩn tránh trong thời kỳ điều tra mà cần được áp dụng chung cho tất cả các doanh nghiệp của 5 nước bị điều tra.
Tin liên quan
Đường sắt tốc độ cao Bắc – Nam: Cần được đánh giá rất kỹ với góc nhìn đa chiều
22:33 | 20/11/2024 Kinh tế
Xuất khẩu sang Hoa Kỳ gần cán mốc 100 tỷ USD
11:05 | 18/11/2024 Xuất nhập khẩu
Thực hiện Khung SAFE tại Việt Nam. Bài 2: Giải pháp và kiến nghị
09:30 | 11/11/2024 Nghiên cứu - Trao đổi
(INFOGRAPHICS) Hơn 33 tỷ USD kim ngạch xuất nhập khẩu nửa đầu tháng 11/2024
15:46 | 22/11/2024 Infographics
“Thời khắc vàng” để các thương hiệu Việt vươn tầm thế giới
15:27 | 22/11/2024 Kinh tế
Xuất khẩu tăng hơn 45 tỷ USD, ngành hàng nào đóng góp nhiều nhất?
11:02 | 22/11/2024 Xuất nhập khẩu
Nâng dự báo tăng trưởng GDP của Việt Nam do xu hướng phục hồi mạnh mẽ
08:17 | 22/11/2024 Kinh tế
Chính sách đột phá phát triển nhà ở xã hội
20:34 | 21/11/2024 Kinh tế
10 tháng chi hơn 117 tỷ USD nhập hàng Trung Quốc
14:35 | 21/11/2024 Xuất nhập khẩu
(INFOGRAPHICS) Malaysia: Đối tác chục tỷ đô của Việt Nam ở Đông Nam Á
11:01 | 21/11/2024 Infographics
(INFOGRAPHICS) Thương mại Việt Nam - Campuchia đạt hơn 8 tỷ USD
08:37 | 21/11/2024 Infographics
Giữa tháng 11, xuất nhập khẩu đạt hơn 681 tỷ USD bằng cả năm 2023
15:50 | 20/11/2024 Xuất nhập khẩu
Nhập khẩu nguyên liệu dệt may da giày tăng mạnh
14:49 | 20/11/2024 Xuất nhập khẩu
“Thủ phủ” xuất khẩu đồ gỗ trước nhiều cơ hội bứt phá
13:30 | 20/11/2024 Kinh tế
(INFOGRAPHICS) 70 tỷ USD kim ngạch xuất nhập khẩu tháng 10/2024
10:33 | 20/11/2024 Xuất nhập khẩu
Sắt thép nhập khẩu tăng mạnh vào nhóm chục tỷ đô
09:03 | 20/11/2024 Xuất nhập khẩu
Vấn đề Bạn quan tâm
Tin mới
Sẽ có nhiều điểm mới quản lý loại hình gia công, sản xuất xuất khẩu
Chú trọng hỗ trợ thuế cho các lĩnh vực mang tính động lực tăng trưởng
TP Hồ Chí Minh: Phổ biến pháp luật cho người Việt Nam ở nước ngoài
Giúp người tiêu dùng “Hiểu hàng thật - Tránh hàng giả”
Cơ hội đột phá cho giáo dục khi ứng dụng trí tuệ nhân tạo
Chương trình Chuyển động Hải quan kỳ 2 tháng 11/2024
14:31 | 21/11/2024 Hải quan
(LONGFORM) Sứ mệnh phát triển quan hệ đối tác Hải quan- Doanh nghiệp
10:58 | 11/11/2024 Hải quan
Podcast Hải quan Online tổng hợp tuần 2 tháng 11/2024 (từ ngày 4/10 đến 10/11/2024)
08:52 | 11/11/2024 Multimedia
(INFOGRAPHICS): Thu ngân sách tại 10 đơn vị hải quan tăng 11,86%
14:03 | 04/11/2024 Infographics
(INFOGRAPHICS) 32 tỷ USD kim ngạch xuất nhập khẩu nửa đầu tháng 10
09:14 | 29/10/2024 Infographics