Đuối nước của trẻ em, trách nhiệm thuộc về ai?
Những con số đau lòng
Những ngày Hè còn chưa thực sự tới, nhưng chẳng khó để thấy những dòng tin đau lòng về tai nạn đuối nước của trẻ em trên các phương tiện thông tin đại chúng. Chỉ mới mùng 4 Tết âm lịch, 6 em học sinh trường THCS Nguyễn Duy Hiệu bị sóng cuốn trôi khi đến bãi biển Bình Minh (huyện Thăng Bình, tỉnh Quảng Nam) để tắm. Gần nhất, chiều 21/3, 8 em nhỏ ở phường Thịnh Lang, thành phố Hòa Bình, rủ nhau ra sông chơi cũng đã bị dòng sông cướp đi sinh mạng...
Và nhiều, nhiều nữa mà chẳng ai biết đến lúc nào vấn nạn này sẽ dừng lại khi nhìn vào những con số thương tâm đến lạnh người. Thống kê năm 2015 của Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) cho thấy, Việt Nam có trên 11.500 trẻ em bị chết đuối mỗi năm, cao thứ hai trên thế giới. Còn theo kết quả điều tra của Quỹ Nhi đồng Liên hợp quốc tại Việt Nam (UNICEF), năm 2017, trung bình mỗi năm ở Việt Nam có khoảng trên 7.000 trẻ em bị chết đuối (chiếm tỷ lệ 22,6% tai nạn thương tích), đứng sau tỷ lệ tử vong do tai nạn giao thông (26,7%).
Những con số thống kê từ các cơ quan quản lý nhà nước cũng phản ánh rõ vấn vạn này, trong giai đoạn 2010 - 2013, trung bình mỗi năm có khoảng 2.800 trẻ em tử vong do đuối nước. Đến giai đoạn 2015 - 2017, số vụ đuối nước và số trẻ em tử vong do đuối nước đã có xu hướng giảm, còn trung bình khoảng 2.000 trẻ em tử vong do đuối nước hàng năm, nhưng tỷ lệ tử vong lại tăng. Theo tính toán, tử vong do đuối nước ở trẻ em Việt Nam cao hơn các nước trong khu vực Đông Nam Á và cao gấp 10 lần các nước có thu nhập cao.
Đó đều là những con số thực sự ám ảnh...
Cần sự chung tay của toàn xã hội
... Nhưng vẫn là chưa phản ánh đầy đủ thực trạng vấn nạn này tại Việt Nam bởi theo chính các cơ quan quản lý nhà nước, số vụ trẻ em bị đuối nước ở các địa phương còn chưa được báo cáo đầy đủ, định kỳ, đầy đủ. Các vụ tai nạn thương tích và đuối nước diễn ra tại gia đình, tai nạn giao thông thủy đều chưa được cập nhật...
Ngoài ra, tình trạng đuối nước của trẻ em ở nước ta có xu hướng tăng cao còn bởi nhận thức từ gia đình đến cộng đồng xã hội còn rất hạn chế. Sự giám sát, trông giữ của cha mẹ, những người chăm sóc trẻ đặc biệt là vùng nông thôn, vùng kinh tế khó khăn chưa được quan tâm.
Ở các cơ sở giáo dục hay các địa phương thiếu hướng dẫn viên dạy bơi, thiếu cơ sở vật chất để phục vụ cho việc học bơi. Kỹ năng của các em trong phòng ngừa, bảo vệ mình với các nguy cơ, trong đó có nguy cơ tai nạn đuối nước, trong khi môi trường sống biến động lại tiềm ẩn nhiều nguy cơ.
Một câu hỏi cũ luôn đặt ra thách thức - Làm thế nào để hạn chế vấn nạn trẻ em bị đuối nước? Câu trả lời... cũng cũ - Cần sự chung tay của toàn xã hội, của nhiều ngành, nhiều cấp nhưng cần phải sâu sát và quyết liệt hơn. Trong đó, vai trò của gia đình được đặt là trọng tâm khi cần phải tạo ra môi trường an toàn cho trẻ. Bên cạnh đó, từ nhà trường đến địa phương cần rà soát lại cơ sở vật chất, điều kiện, chương trình rèn luyện sức khỏe, thể chất cho học sinh, trẻ em; nhất là hướng dẫn tập luyện kỹ năng bơi lội phù hợp với điều kiện của mình; loại bỏ các nguy cơ gây đuối nước cho trẻ em.
Các cụ ngày xưa có câu "Có phúc đẻ con biết lội, có tội đẻ con biết trèo", nhưng đừng bắt trẻ phải "biết", mà cần phải dạy cho trẻ "biết" bởi đó là quyền của trẻ em, đặc biệt là quyền sống còn của trẻ!
Tin liên quan
Chuyên gia cảnh báo tình trạng tăng cao trẻ bị đuối nước
14:01 | 11/09/2020 Sự kiện - Vấn đề
Cẩn trọng nguy cơ đuối nước khi trẻ đi học bơi
14:57 | 19/06/2019 Sự kiện - Vấn đề
Nở rộ các khóa học bơi hè
07:48 | 05/06/2019 Sự kiện - Vấn đề
Thủ tướng lên đường tham dự các hội nghị GMS, ACMECS và CLMV tại Trung Quốc
08:49 | 05/11/2024 Sự kiện - Vấn đề
Đại biểu Quốc hội đề nghị gỡ khó cho điều nhập khẩu, cải thiện hạ tầng cho xuất khẩu
16:23 | 04/11/2024 Kinh tế
Thủ tướng sẽ tham dự Hội nghị Thượng đỉnh Hợp tác Tiểu vùng Mekong mở rộng
09:51 | 04/11/2024 Sự kiện - Vấn đề
Hậu “ly hôn” nghìn tỷ
10:32 | 03/11/2024 Sự kiện - Vấn đề
Chuyến công du Trung Đông của Thủ tướng: Ngày mai bắt đầu từ ngày hôm nay
08:48 | 03/11/2024 Sự kiện - Vấn đề
Việt Nam đoàn kết, kêu gọi gỡ bỏ các biện pháp bao vây, cấm vận với Cuba
08:48 | 03/11/2024 Sự kiện - Vấn đề
Vốn của “sếu đầu đàn”
07:29 | 03/11/2024 Sự kiện - Vấn đề
Mua bán thuốc online
19:30 | 02/11/2024 Người quan sát
TP Hồ Chí Minh ra quân phát triển người tham gia bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế
19:27 | 02/11/2024 Sự kiện - Vấn đề
Thủ tướng: Phát triển giáo dục, đào tạo phục vụ kỷ nguyên vươn mình của dân tộc
19:23 | 02/11/2024 Sự kiện - Vấn đề
Thông cáo chung giữa Việt Nam và Qatar
20:49 | 01/11/2024 Sự kiện - Vấn đề
Kẻ đáng gờm 2 tuổi
09:08 | 01/11/2024 Người quan sát
Đề xuất giữ nguyên phạm vi hưởng như lộ trình thông tuyến khám chữa bệnh Bảo hiểm y tế
23:17 | 31/10/2024 Sự kiện - Vấn đề
Vấn đề Bạn quan tâm
Tin mới
Hải quan chủ trì phá 98 vụ án ma túy
Hải quan sân bay Cam Ranh phối hợp phát hiện, xử lý nhiều vụ buôn lậu
Trung Quốc xây dựng hệ thống trạm sạc xe điện lớn nhất thế giới
Tăng trích lập dự phòng rủi ro “bào mòn” lợi nhuận ngân hàng
Vinh danh 190 doanh nghiệp với 359 sản phẩm đạt Thương hiệu quốc gia năm 2024
Tuyên bố chung giữa Việt Nam và UAE về nâng cấp quan hệ lên Đối tác Toàn diện
08:35 | 29/10/2024 Sự kiện - Vấn đề
(INFOGRAPHICS) 32 tỷ USD kim ngạch xuất nhập khẩu nửa đầu tháng 10
09:14 | 29/10/2024 Infographics
Phiên họp Ủy ban Kỹ thuật thường trực WCO tại Bỉ: Dấu ấn điều hành của đại diện Hải quan Việt Nam
09:25 | 29/10/2024 Hải quan
Hành vi buôn lậu “khí cười” tại Công ty Hoa Việt diễn ra thế nào?
10:18 | 29/10/2024 An ninh XNK