Dự thảo luật Lao động sửa đổi: Doanh nghiệp vẫn muốn tăng mạnh số giờ làm thêm
Lo làm “ngáng chân” doanh nghiệp?
Bộ Luật Lao động là Bộ Luật có phạm vi điều chỉnh lớn và ảnh hưởng sâu rộng tới môi trường kinh doanh tại Việt Nam, tính cạnh cạnh tranh của nền kinh tế cũng như quá trình hội nhập kinh tế của Việt Nam đối với thế giới. Hiện bản dự thảo đang trong quá trình được sửa đổi và lấy ý kiến của các cơ quan, tổ chức, cá nhân chịu sự tác động từ Bộ Luật này. Trong bối cảnh xây dựng Bộ luật Lao động mới, rất nhiều các quy định đã được đề xuất sửa đổi, bổ sung để bảo vệ quyền lợi cho người lao động. Điều này cho thấy nỗ lực của Ban soạn thảo trong việc xây dựng một xã hội văn minh, tiến bộ, hội nhập với xu thế phát triển quốc tế của Việt Nam và đây là một nhu cầu xác đáng.
Tuy nhiên, nếu nhìn rộng hơn, ở một phương diện khách quan khác thì cần xem xét thấu đáo vị trị kinh tế hay chính là năng lực cạnh tranh của Việt Nam đang ở đâu so với khu vực và thế giới, để từ đó có những điều thay đổi phù hợp để đảm bảo sự tăng trưởng bền vững của nền kinh tế. Bởi lẽ khi nền kinh tế bị tác động, thì Bộ luật Lao động có thể trở thành “rào cản” hoặc “ngáng chân” sự tăng trưởng sản xuất, giảm kim ngạch xuất khẩu thì chính đời sống của người lao động sẽ bị ảnh hưởng đầu tiên và trước hết.
Đứng ở góc độ doanh nghiệp sử dụng nhiều lao động, ông Bùi Đức Thịnh, Chủ tịch Hội đồng Quản trị Công ty Cổ phần May Sông Hồng cho biết, không có một doanh nghiệp nào muốn làm thêm giờ bởi với ngành may mặc, bởi tiền công sản phẩm ngoài giờ trả cho người lao động không những cao hơn gấp bội đơn giá bình thường mà lại còn không được tính vào chi phí giá thành, phải trừ vào lợi nhuận doanh nghiệp. Việc đề nghị tăng thêm giờ lên 400 hay 500 giờ/ năm có 3 mục đích chính: Người lao động có thêm một lượng thời gian vừa phải để làm việc trên cơ sở máy móc, thiết bị và hàng hóa hiện hữu của doanh nghiệp để tăng thêm một khoản thu nhập lương thiện, thiết yếu cho cuộc sống mà khi về nhà, không cần phải đôn đáo tìm làm thêm nhiều việc khác nữa (đây là nhu cầu chính đáng của người lao động ); Doanh nghiệp có khoảng thời gian an toàn để xử lý các tình huống bất bình thường về hàng hóa trong một số thời điểm nào đó mà không lo ngại tới việc vi phạm pháp luật. Vì các chi phí làm ngoài giờ về tiền công, năng lương... rất cao, nên doanh nghiệp hoàn toàn không coi đó là khoảng thời gian làm việc nhằm thu thêm lợi nhuận như lâu nay đang được hiểu để phê phán gay gắt doanh nghiệp. Không ít doanh nghiệp đã phải chịu tổn thất nặng nề vì quy định thời gian làm việc ngặt nghèo ở Việt nam, hàng nghìn lao động ở các nơi đó đã bị rơi vào thảm cảnh mất việc làm. Vậy nên đề nghị khung làm thêm giờ cho các doanh nghiệp khoảng 450- 500 giờ/ mỗi năm là ổn thỏa và đủ an toàn.
VCCI kiến nghị, không nên quy định giới hạn giờ làm thêm theo tuần, theo tháng, chỉ quy định theo năm. Ảnh: XT. |
Vẫn "nóng" về làm thêm giờ
Trong số các quy định mới của dự thảo, có thể kể đến một số quy định tiêu biểu mà nếu được áp dụng sẽ tác động không nhỏ tới nền kinh tế nói chung cũng như lợi ích của người lao động và doanh nghiệp nói riêng như: Không thay đổi về trần làm thêm giờ, trả lương lũy tiến làm thêm giờ, cắt giảm thời giờ làm việc tiêu chuẩn.
Một ví dụ cụ thể đối với Tập đoàn Samsung tại Việt Nam quản lý hàng trăm nghìn lao động, nhưng với xu hướng giảm giờ làm việc bình thường, giới hạn thời gian làm thêm và tăng lương lũy tiến giờ làm thêm có thể khiến một tháng Samsung mất thêm 2 triệu USD và một năm mất hơn 20 triệu USD, gây thiệt hại lớn cho doanh nghiệp cũng như bất ổn cho hoạt động sản xuất. Khi áp lực quá lớn từ những quy định đó, doanh nghiệp sẽ có khả năng chuyển nhà máy sang quốc gia khác khiến tổng kim ngạch xuất khẩu của quốc gia giảm đi, kéo theo các chuỗi doanh nghiệp cung ứng cho Samsung tại Việt Nam cũng bị ảnh hưởng lớn, không còn khả năng để duy trì hoạt động.
Do vậy, xuất phát từ “lợi ích quốc gia” với mục tiêu quan trọng hàng đầu là gia tăng kim ngạch xuất khẩu, tăng GDP và tăng sức cạnh tranh của doanh nghiệp Việt Nam trên thị trường quốc tế, một số chuyên gia cho rằng, một số các quy định trong dự thảo Bộ luật Lao động mới cần phải được xem xét và tính toán kỹ lưỡng, hợp lý trước khi chính thức được trình tại Quốc hội và được các đại biểu bấm nút thông qua vào tháng 10/2019.
Theo bà Trần Thị Lan Anh, Phó Tổng thư ký VCCI, Giám đốc văn phòng Giới sử dụng lao động cũng đã nêu lên một trong những vấn đề lớn cần được xem xét sửa đổi, bổ sung trong dự thảo là thời gian làm thêm và cách tính thời gian làm thêm giờ của lao động; Vấn đề tiền lương.
“Bộ luật Lao động hiện hành đang quy định tổng số giờ làm thêm tối đa trong năm của Việt Nam bị hạn chế ở mức 200 giờ/năm. Mức này thấp hơn rất nhiều so với các quốc gia đang cạnh tranh lao động với Việt Nam. Xét trên ngành nghề, quy định này chưa phù hợp với những ngành nghề sản xuất trực tiếp, do đó hạn chế năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp. Bên cạnh đó, do năng suất lao động của người lao động Việt Nam còn thấp, tỷ tọng các ngành nghề thâm dụng lao động có giá trị gia tăng thấp vẫn còn lớn nên nhu cầu mở rộng khung thỏa thuận làm thêm giờ là nhu cầu thực tế, để góp phần tăng thu nhập cho người lao động. Do đó, VCCI kiến nghị, không nên quy định giới hạn giờ làm thêm theo tuần, theo tháng, chỉ quy định theo năm. Đảm bảo số giờ thêm của người lao động không quá 500 giờ/năm, trừ một số ngành nghề, công việc được làm thêm giờ không quá 600 giờ/năm”, bà Trần Thị Lan Anh kiến nghị.
Tin liên quan
Nâng hiệu quả quản lý vốn, nhưng hoạt động doanh nghiệp phải theo kinh tế thị trường
16:14 | 23/11/2024 Tài chính
Trình dự án Luật thay thế "Luật 69", nâng cao tính tự chủ của doanh nghiệp nhà nước
15:13 | 23/11/2024 Tài chính
Kiến nghị thay đổi thời gian áp dụng quy định mới về nhập khẩu vật liệu xây dựng
12:09 | 23/11/2024 Chính sách và Cuộc sống
36 tỷ USD kinh tế internet
18:46 | 23/11/2024 Người quan sát
Giải thưởng Sách Quốc gia lần thứ 7 sẽ vinh danh 58 bộ sách, cuốn sách
16:25 | 23/11/2024 Sự kiện - Vấn đề
Quốc hội yêu cầu sớm quy định về mức thuế cao với người nhiều nhà đất
16:20 | 23/11/2024 Sự kiện - Vấn đề
Trình dự án Luật Công nghiệp công nghệ số với quy định về AI, tài sản số
15:11 | 23/11/2024 Sự kiện - Vấn đề
Cơ hội đột phá cho giáo dục khi ứng dụng trí tuệ nhân tạo
20:13 | 22/11/2024 Sự kiện - Vấn đề
Tuân thủ FTA thế hệ mới, cần cách làm mới về tiêu chuẩn, quy chuẩn kỹ thuật
20:08 | 22/11/2024 Sự kiện - Vấn đề
Tuyên bố chung giữa Thủ tướng Việt Nam và Tổng thống Cộng hòa Dominicana
09:17 | 22/11/2024 Sự kiện - Vấn đề
Tuyên bố chung nâng cấp quan hệ Đối tác Chiến lược Toàn diện Việt Nam-Malaysia
09:17 | 22/11/2024 Sự kiện - Vấn đề
Minh bạch và giảm thiểu rủi ro nhờ ESG
08:25 | 22/11/2024 Sự kiện - Vấn đề
Cần giới hạn quy mô, diện tích trong thí điểm thực hiện dự án nhà ở thương mại
20:24 | 21/11/2024 Sự kiện - Vấn đề
Bộ Chính trị, Ban Bí thư xem xét sai phạm của ông Vương Đình Huệ
20:01 | 21/11/2024 Sự kiện - Vấn đề
Tổng Bí thư Tô Lâm hội đàm với Thủ tướng Malaysia Anwar Ibrahim
20:00 | 21/11/2024 Sự kiện - Vấn đề
Việt Nam-Malaysia nâng cấp quan hệ Đối tác Chiến lược Toàn diện
19:50 | 21/11/2024 Sự kiện - Vấn đề
Vấn đề Bạn quan tâm
Tin mới
36 tỷ USD kinh tế internet
Giải thưởng Sách Quốc gia lần thứ 7 sẽ vinh danh 58 bộ sách, cuốn sách
Quốc hội yêu cầu sớm quy định về mức thuế cao với người nhiều nhà đất
Nâng hiệu quả quản lý vốn, nhưng hoạt động doanh nghiệp phải theo kinh tế thị trường
Xuất nhập khẩu nửa đầu tháng 11 có chiều hướng giảm
Chương trình Chuyển động Hải quan kỳ 2 tháng 11/2024
14:31 | 21/11/2024 Hải quan
(LONGFORM) Sứ mệnh phát triển quan hệ đối tác Hải quan- Doanh nghiệp
10:58 | 11/11/2024 Hải quan
Podcast Hải quan Online tổng hợp tuần 2 tháng 11/2024 (từ ngày 4/10 đến 10/11/2024)
08:52 | 11/11/2024 Multimedia
(INFOGRAPHICS): Thu ngân sách tại 10 đơn vị hải quan tăng 11,86%
14:03 | 04/11/2024 Infographics
(INFOGRAPHICS) 32 tỷ USD kim ngạch xuất nhập khẩu nửa đầu tháng 10
09:14 | 29/10/2024 Infographics