Dù bị áp thuế chống bán phá giá, thép Việt Nam vẫn vào được Mexico
Xuất khẩu sang Mexico tăng trưởng hàng đầu trong khối CPTPP | |
Sắt thép xuất khẩu tăng 117% về kim ngạch |
Các khách mời tham dự toạ đàm |
Phát biểu tại tọa đàm trực tuyến “Rủi ro phòng vệ thương mại khi tham gia các FTA - Nhìn từ vụ việc Mexico điều tra chống bán phá giá với thép mạ nhập khẩu Việt Nam” ngày 13/12/2021, ông Nghiêm Xuân Đa, Chủ tịch Hiệp hội Thép Việt Nam cho biết: 3 năm gần đây, xuất khẩu thép sang Mexico tăng trưởng vượt bậc. 10 tháng năm 2021, xuất khẩu thép sang thị trường này đạt trên 700 nghìn tấn, trị giá gần 800 triệu USD.
Ngoài Hiệp định Đối tác Toàn diện và Tiến bộ xuyên Thái Bình Dương (CPTPP), Mexico còn là thành viên của Hiệp định thương mại tự do Bắc Mỹ (NAFTA) gồm Mỹ, Canada và Mexico. Do đó, thông qua thị trường Mexico, không gian xuất khẩu sản phẩm thép của Việt Nam được mở rộng rất nhiều.
Khi thâm nhập sâu vào thị trường Mexico cũng như thị trường các Hiệp định thương mại tự do (FTA), việc đối mặt với kiện phòng vệ thương mại là điều dễ hiểu. Hiệp hội Thép Việt Nam đã phối hợp cùng Cục phòng vệ Thương mại (Bộ Công Thương) hướng dẫn cho doanh nghiệp chuẩn bị số liệu, sổ sách, tài liệu để trả lời, cung cấp thông tin đáp ứng yêu cầu của cơ quan điều tra Mexico.
Những cuộc điều tra phòng vệ thương mại có điểm tiêu cực như khả năng áp thuế cao, hạn chế khả năng xuất khẩu và có tính “lây lan”. Ví dụ như khi Mexico điều tra có thể “gợi ý” các thị trường khác cũng điều tra mặt hàng thép mạ nước ta.
Song điểm tích cực là, khi doanh nghiệp xuất khẩu chấp nhận xu hướng sử dụng biện pháp phòng vệ thương mại, doanh nghiệp có tinh thần chuẩn bị tốt hơn, có giải pháp nâng cao năng lực cạnh tranh, cải thiện công tác quản trị, thiết lập các chuỗi giá trị để mở rộng không gian xuất khẩu nhằm phân tán rủi ro ở một vài thị trường.
Khi thép Việt thâm nhập sâu vào thị trường Mexico cũng như thị trường các Hiệp định thương mại tự do (FTA), việc đối mặt với kiện phòng vệ thương mại là điều dễ hiểu. Nguồn: Internet |
“Hiệp hội khuyến cáo các doanh nghiệp mở rộng chuỗi giá trị, chú trọng sử dụng nguyên liệu trong nước, thực hiện đạo đức kinh doanh, công khai, minh bạch trong quản trị để hạn chế thấp nhất những cái cớ dẫn đến các cuộc điều tra”, ông Nghiêm Xuân Đa nhấn mạnh.
Từ góc độ cơ quan quản lý nhà nước, bà Phạm Châu Giang, Phó Cục trưởng Cục Phòng vệ thương mại chia sẻ: Khi Mexico khởi xướng điều tra cũng không quá bất ngờ. Hiệp hội Thép Việt Nam và doanh nghiệp xuất khẩu thép đã được cảnh báo trước đó hơn 1 năm. Sự cảnh báo dựa trên 2 dấu hiệu, xuất khẩu thép Việt Nam sang Mexico tăng nhanh từ khi CPTPP có hiệu lực và doanh nghiệp thép Mexico kiến nghị lên Chính phủ thép Việt Nam có thể gây ảnh hưởng đến ngành sản xuất thép của Mexico.
Nhìn chung, pháp luật của Mexico về chống bán phá giá cơ bản tuân thủ quy định trong Tổ chức Thương mại Thế giới (WTO). Tuy nhiên sẽ có những điểm thuận lợi và không thuận lợi trong vụ việc này.
Về điểm không thuận lợi, bà Giang phân tích: Gây khó khăn nhất cho doanh nghiệp Việt Nam là rào cản ngôn ngữ. Trong bản thông tin phía Mexico gửi đi và bản trả lời câu hỏi của doanh nghiệp Việt Nam họ yêu cầu dùng tiếng Tây Ban Nha, phải hợp pháp hóa bởi lãnh sự.
Trong bối cảnh Covid-19, lãnh sự quán Mexico tại TPHCM đóng cửa. Bộ Công Thương đã liên hệ với Bộ Kinh tế nước này đề nghị hỗ trợ để doanh nghiệp nước ta tuân thủ tốt nhất yêu cầu điều tra của Mexico. Cuối cùng, Bộ Kinh tế Mexico đã gia hạn thời gian tối đa. Đến nay, doanh nghiệp nước ta đã hoàn thành việc cung cấp thông tin cho cơ quan điều tra Mexico đúng thời hạn.
Về thuận lợi, đây là vụ kiện thứ 19 của các nước đối với thép mạ Việt Nam, các doanh nghiệp đã làm quen với quy trình của một vụ kiện. Ngành thép luôn chủ động thu thập thông tin và chủ động hợp tác với cơ quan điều tra.
“Điều may mắn trong quá trình đàm phán gia nhập CPTPP là Việt Nam đề nghị và được Mexico chấp nhận là nền kinh tế thị trường. Vì vậy, khi điều tra, họ sẽ chấp thuận sử dụng các dữ liệu về sản xuất và kinh doanh tại Việt Nam, không sử dụng dữ liệu thay thế-điều rất bất lợi cho doanh nghiệp nước ta trong các vụ kiện mà nước kiện chưa công nhận Việt Nam là nền kinh tế thị trường”, lãnh đạo Cục Phòng vệ thương mại nói.
Với những điểm khó khăn và thuận lợi trên, bà Giang nhận định, có lý do để hy vọng trong trường hợp Mexico áp thuế chống bán phá giá, mức thuế sẽ không cao tới mức cản trở hoạt động xuất khẩu thép Việt Nam sang thị trường này.
Mexico khởi xướng điều tra chống bán phá giá với thép mạ nhập khẩu từ Việt Nam từ tháng 10/2021. Đây là vụ kiện phòng vệ thương mại đầu tiên của Mexico nhằm vào hàng hóa xuất khẩu của Việt Nam, cũng là vụ việc phòng vệ thương mại đầu tiên một nước thành viên CPTPP điều tra Việt Nam sau khi Hiệp định này có hiệu lực. Khoảng thời gian điều tra vụ việc này khá dài khoảng 10 tháng, có thể gia hạn thêm theo quy định của Mexico. |
Tin liên quan
Phòng vệ thương mại bảo vệ các ngành sản xuất trong nước
16:40 | 18/12/2024 Kinh tế
Indonesia khởi xướng điều tra chống bán phá giá đối với sản phẩm nhựa polypropylene homopolymer
16:19 | 10/12/2024 Kinh tế
267 vụ việc điều tra phòng vệ thương mại đối với hàng xuất khẩu của Việt Nam
10:38 | 16/11/2024 Kinh tế
Đánh thức tiềm năng dược liệu vùng Đồng bằng sông Cửu Long
08:38 | 23/12/2024 Kinh tế
Trung Đông- thị trường tiềm năng xuất khẩu thủy sản của Việt Nam
15:28 | 22/12/2024 Kinh tế
(INFOGRAPHICS) Xuất nhập khẩu nửa đầu tháng 12 có chiều hướng giảm
10:54 | 22/12/2024 Infographics
Xuất khẩu dừa bước vào chu kỳ tăng tốc
09:52 | 22/12/2024 Kinh tế
Xuất nhập khẩu chính thức đạt gần 750 tỷ USD
18:24 | 20/12/2024 Xuất nhập khẩu
Cơ hội bền vững để hàng Việt Nam thâm nhập thị trường toàn cầu
08:00 | 20/12/2024 Kinh tế
Nắm bắt xu thế chuyển đổi xanh - Cơ hội sống còn của doanh nghiệp Việt Nam
07:53 | 20/12/2024 Kinh tế
Diễn biến nào của lãi suất cho vay trong năm 2025?
21:39 | 19/12/2024 Kinh tế
Nhập khẩu từ Trung Quốc cao kỷ lục đạt hơn 130 tỷ USD
14:40 | 19/12/2024 Xuất nhập khẩu
TP Hồ Chí Minh: Đa dạng hình thức hỗ trợ doanh nghiệp xuất khẩu hàng hóa
07:46 | 19/12/2024 Kinh tế
Thị trường xuất khẩu đầu tiên cán mốc 100 tỷ USD
16:38 | 18/12/2024 Xuất nhập khẩu
Hồng Kông: Cầu nối cho doanh nghiệp Việt Nam tiếp cận thị trường khu vực Vịnh Lớn
09:11 | 18/12/2024 Kinh tế
Chuyển đổi số thúc đẩy kinh tế tuần hoàn và tiêu dùng bền vững trong bán lẻ
21:18 | 17/12/2024 Kinh tế
Vấn đề Bạn quan tâm
Tin mới
Podcast Hải quan Online tổng hợp tuần 4 tháng 12/2024
Agribank quyết liệt đẩy mạnh ứng dụng dữ liệu dân cư theo Đề án 06
Doanh nghiệp đồng thuận, đánh giá cao hỗ trợ của Hải quan Quảng Ngãi
Đánh thức tiềm năng dược liệu vùng Đồng bằng sông Cửu Long
Chính sách thuế tạo động lực mạnh mẽ cho phục hồi và phát triển
(Infographics) Tổng thu từ xuất nhập khẩu các tỉnh, thành vùng Tây Nguyên
10:50 | 15/12/2024 Hải quan
(INFOGRAPHICS) Kim ngạch hơn 67 tỷ USD, Hàn Quốc là đối tác thương mại lớn thứ 3 của Việt Nam
11:29 | 04/12/2024 Infographics
(INFOGRAPHICS): Tiêu chí lựa chọn doanh nghiệp tham gia chương trình tự nguyện tuân thủ
16:30 | 06/12/2024 Infographics
(INFOGRAPHICS) Tổng thu từ XNK các tỉnh vùng Bắc Trung Bộ và Duyên hải Trung Bộ
16:33 | 06/12/2024 Xuất nhập khẩu
(INFOGRAPHICS) 66 tỷ USD kim ngạch xuất nhập khẩu tháng 11
14:29 | 12/12/2024 Infographics