Dự án cao tốc Bắc - Nam: Chuyển hướng đầu tư công?
Cao tốc Bắc - Nam phía Đông là dự án trọng điểm quốc gia, cần đảm bảo an ninh quốc phòng là yếu tố quan trọng. Ảnh: ST. |
Chỉ định thầu
Dự án xây dựng một số đoạn trên tuyến đường bộ cao tốc Bắc-Nam phía Đông giai đoạn 2017 - 2020 được Quốc hội thông qua chủ trương đầu tư tại Nghị quyết số 52/2017/QH14 gồm 11 dự án thành phần, trong đó 3 dự án đầu tư từ vốn ngân sách nhà nước và 8 dự án đầu tư theo hình thức PPP với tổng mức đầu tư là 118.716 tỷ đồng. Trong đó, nhà nước đầu tư 55.000 tỷ đồng thực hiện 3 dự án thành phần theo hình thức đầu tư công thuần túy; 8 dự án thành phần còn lại gồm: Diễn Châu - Bãi Vọt, Nghi Sơn - Diễn Châu, Mai Sơn - quốc lộ 45, quốc lộ 45 - Nghi Sơn, Nha Trang - Cam Lâm, Cam Lâm - Vĩnh Hảo, Vĩnh Hảo - Phan Thiết, Phan Thiết - Dầu Giây có tổng mức đầu tư 63.716 tỷ đồng sẽ thực hiện đầu tư theo phương thức đối tác công tư (PPP).
Tuy nhiên, mới đây, theo thông báo của Văn phòng Chính phủ về các giải pháp tháo gỡ khó khăn trong bối cảnh tác động của Covid-19, Chính phủ sẽ đề xuất chuyển hình thức đầu tư của 8 dự án cao tốc Bắc - Nam và dự án cao tốc Mỹ Thuận - Cần Thơ từ hình thức PPP sang đầu tư công. Như vậy, nếu được chấp thuận, thay vì 3 dự án như trước sẽ có 11/11 dự án sẽ được chuyển từ hình thức PPP sang sang đầu tư công nhằm sử dụng hiệu quả tối đa nguồn vốn, đẩy nhanh tiến độ đầu tư, sớm đưa công trình vào sử dụng, từ đó góp phần thúc đẩy tăng trưởng.
Trước đó, góp ý chuyển đổi hình thức đầu tư một số dự án PPP cao tốc Bắc - Nam gửi Chính phủ, Bộ Kế hoạch và Đầu tư cho rằng, cần rà soát chi tiết toàn bộ 8 dự án đang triển khai theo hình thức PPP nhằm đề xuất chuyển đổi sang hình thức đầu tư công toàn bộ đối với những dự án cần chuyển đổi, đảm bảo tính khả thi nhất. Theo đó, các dự án này phải nối tiếp với các đoạn đang triển khai, có khả năng hoàn thành sớm các thủ tục đầu tư và đẩy nhanh tiến độ giải phóng mặt bằng, tiến độ thi công; giải ngân hết kế hoạch vốn hàng năm đã được giao trong giai đoạn 2018 – 2020 và gối đầu chuyển tiếp thực hiện ngay trong giai đoạn kế tiếp, tránh tình trạng phải kéo dài thời gian giải ngân kế hoạch vốn nhưng dự án không thể triển khai, không thể giải ngân được.
Đáng chú ý, để đẩy nhanh tiến độ các dự án này, Bộ Kế hoạch và Đầu tư cũng đề nghị Bộ Giao thông vận tải trình cấp có thẩm quyền xem xét việc lựa chọn nhà thầu theo hình thức chỉ định thầu. Việc chỉ định thầu cần được thực hiện theo các nguyên tắc: Doanh nghiệp được chỉ định phải có năng lực về tài chính, máy móc, thi công, nhân lực và kinh nghiệm triển khai các dự án tương tự để đảm bảo chất lượng công trình, trong đó ưu tiên giao cho các doanh nghiệp xây dựng của Bộ Quốc phòng.
Ngoài ra, cũng cần tiến hành rà soát tổng mức đầu tư dự án sau khi chuyển đổi hình thức đầu tư, bảo đảm không trùng lặp với kinh phí giải phóng mặt bằng toàn tuyến. Trong việc chỉ định thầu cần quy định tiết kiệm từ 5% đến 7% so với dự toán được phê duyệt của gói thầu được chỉ định; nghiên cứu xây dựng cơ chế thưởng, phạt rõ ràng với các nhà thầu được lựa chọn để thúc đẩy tiến độ các dự án, trong đó sử dụng chính khoản tiết kiệm nêu trên để trích một phần thưởng cho nhà thầu vượt tiến độ...
Ưu tiên doanh nghiệp quốc phòng
Đầu tháng 3, Bộ Giao thông vận tải đã đề xuất hai phương án chuyển đổi hình thức đầu tư các dự án cao tốc Bắc Nam. Phương án 1 là đầu tư công đối với 3 dự án cấp bách (đoạn Mai Sơn - quốc lộ 45 dài 63 km, quốc lộ 45 - Nghi Sơn dài 43km và Phan Thiết - Dầu Giây dài 99 km) với kinh phí hơn 29.490 tỷ đồng. Phương án 2 là chuyển đổi đầu tư công 8 dự án cao tốc, sau khi hoàn thành sẽ nhượng quyền khai thác để thu hồi vốn nộp ngân sách nhà nước. Trong đó, Chính phủ sẽ sử dụng nguồn vốn 29.490 tỷ đồng để đầu tư trước 3 dự án cấp bách. 5 dự án còn lại cần 44.490 tỷ đồng sẽ được cân đối trong kế hoạch vốn giai đoạn 2021- 2025.
Đánh giá về phương án chuyển đổi toàn bộ 8 dự án thành phần từ phương thức PPP sang đầu tư công, chuyên gia kinh tế Đặng Đình Đào cho rằng, việc chuyển đổi sang đầu tư công hoàn toàn với 8 dự án PPP sẽ giải được 2 bài toán khó là vốn và nhà đầu tư. Bởi trước đó, ngay sau vòng sơ tuyển, các dự án PPP đã không lựa chọn được nhiều nhà đầu tư. Ngay cả khi đấu thầu thành công, nguy cơ dự án bị “vỡ” tiến độ vẫn hoàn toàn có thể xảy ra, do nhà đầu tư gặp rất nhiều khó khăn khi tiếp cận nguồn tín dụng từ ngân hàng.
“Cao tốc Bắc - Nam phía Đông là dự án trọng điểm quốc gia, cần đảm bảo an ninh quốc phòng là yếu tố quan trọng. Đây cũng là một trong những lý do được Bộ Giao thông vận tải đưa ra khi quyết định chuyển từ đấu thầu quốc tế sang đấu thầu trong nước đối với 8 dự án thành phần đầu tư theo hình thức BOT của dự án. Chính vì thế việc doanh nghiệp thuộc Bộ Quốc phòng thực hiện các gói thầu sẽ là phù hợp với yếu tố này. Tuy nhiên, việc thực hiện cả 11/11 dự án thành phần từ nguồn vốn ngân sách sẽ đảm bảo chắc chắn thành công cho dự án cao tốc Bắc - Nam, song kèm theo đó là áp lực lên ngân sách cũng như bài toán cân đối bố trí nguồn vốn đầu tư công. Việc cân đối nguồn vốn sẽ cần hết sức thận trọng”, chuyên gia kinh tế Đặng Đình Đào phân tích.
Bộ Quốc phòng vừa gửi đề xuất tới Thủ tướng Chính phủ về việc giao thầu thi công các dự án thành phần đường cao tốc Bắc - Nam phía Đông cho doanh nghiệp quân đội thực hiện. Theo đó, Bộ Quốc phòng đề nghị Thủ tướng xem xét, chỉ đạo các bộ, ngành liên quan ưu tiên chỉ định thầu cho Tổng công ty Xây dựng Trường Sơn thuộc Binh đoàn 12 được tham gia thi công các gói thầu thuộc 3 dự án PPP thành phần cao tốc Bắc- Nam phía Đông dự kiến chuyển đổi theo hình thức đầu tư công là đoạn Mai Sơn - quốc lộ 45, quốc lộ 45 - Nghi Sơn và Phan Thiết - Dầu Giây. Bộ Quốc phòng cũng cam kết sẽ chỉ đạo Tổng công ty Xây dựng Trường Sơn chuẩn bị tốt các nguồn lực để triển khai thi công các gói thầu được giao đảm bảo đúng tiến độ, chất lượng công trình. Tổng Công ty Xây dựng Trường Sơn là đơn vị chuyên xây dựng cầu đường của Quân đội có hơn 60 năm xây dựng và kinh nghiệm trong thi công các công trình đường cao tốc lớn, như: Quốc lộ 3 mới, Hà Nội - Thái Nguyên; Cầu Giẽ - Ninh Bình; Đà Nẵng - Quảng Ngãi; Cam Lộ - Túy Loan... |
Tin liên quan
Triển khai nhiệm vụ ngay từ đầu năm để đầu tư công góp phần tăng trưởng kinh tế
15:02 | 25/12/2024 Tài chính
Bộ trưởng Nguyễn Văn Thắng tiếp Giám đốc WB Mariam Sherman
16:13 | 13/12/2024 Tài chính
Tiếp tục công khai tiến độ giải ngân vốn đầu tư công các dự án quan trọng quốc gia
20:50 | 12/12/2024 Tài chính
Chi 380 tỷ USD nhập khẩu hàng hóa, Trung Quốc chiếm hơn 1/3
16:04 | 22/01/2025 Xuất nhập khẩu
Xuất khẩu lập đỉnh hơn 400 tỷ USD, nhóm hàng nào đóng góp nhiều nhất?
16:22 | 21/01/2025 Xuất nhập khẩu
Cơ hội nào cho xuất khẩu cá tra sang EU năm 2025?
13:43 | 21/01/2025 Kinh tế
Nét nổi bật về xuất nhập khẩu năm 2024
17:14 | 20/01/2025 Xuất nhập khẩu
(INFOGRAPHICS) Kỷ lục hơn 205 tỷ USD kim ngạch xuất nhập khẩu Việt Nam - Trung Quốc
10:52 | 15/01/2025 Infographics
Khó khăn, thách thức có thể trở thành “áp lực tích cực” để cải cách kinh tế
07:47 | 15/01/2025 Kinh tế
Thương mại với Trung Quốc đạt kỷ lục 200 tỷ USD, thâm hụt của Việt Nam ngày càng lớn
15:49 | 14/01/2025 Xuất nhập khẩu
Kim ngạch tăng đột biến, tạo cơ hội lớn xuất khẩu cá tra sang Mỹ
14:56 | 14/01/2025 Kinh tế
TPHCM: Đảm bảo nguồn cung và chất lượng hàng hóa phục vụ Tết Ất Tỵ 2025
14:23 | 14/01/2025 Kinh tế
Cần đảm bảo hài hoà lợi ích khi xây dựng, áp dụng bảng giá đất mới
21:16 | 10/01/2025 Kinh tế
Chính sách mới của Hoa Kỳ tác động thế nào đến thương mại và đầu tư
14:24 | 08/01/2025 Kinh tế
Tín dụng cả năm 2024 tăng hơn 15%, nỗ lực hơn nữa để giảm lãi suất cho vay
17:23 | 07/01/2025 Kinh tế
TPHCM đột phá xúc tiến thương mại, thúc đẩy xuất khẩu tăng trưởng 2 con số
08:04 | 07/01/2025 Kinh tế
Vấn đề Bạn quan tâm
Tin mới
SHB dành hơn 13 tỷ đồng ưu đãi cho khách hàng mở mới và sử dụng tài khoản
Chi 380 tỷ USD nhập khẩu hàng hóa, Trung Quốc chiếm hơn 1/3
Xuất khẩu lập đỉnh hơn 400 tỷ USD, nhóm hàng nào đóng góp nhiều nhất?
Khách hàng cá nhân hưởng lãi vay ưu đãi từ BAC A BANK dịp đầu năm 2025
Cơ hội nào cho xuất khẩu cá tra sang EU năm 2025?
(Infographics) Tổng thu từ xuất nhập khẩu các tỉnh, thành vùng Tây Nguyên
10:50 | 15/12/2024 Hải quan
(INFOGRAPHICS) Kim ngạch hơn 67 tỷ USD, Hàn Quốc là đối tác thương mại lớn thứ 3 của Việt Nam
11:29 | 04/12/2024 Infographics
(INFOGRAPHICS): Tiêu chí lựa chọn doanh nghiệp tham gia chương trình tự nguyện tuân thủ
16:30 | 06/12/2024 Infographics
(INFOGRAPHICS) Tổng thu từ XNK các tỉnh vùng Bắc Trung Bộ và Duyên hải Trung Bộ
16:33 | 06/12/2024 Xuất nhập khẩu
(INFOGRAPHICS) 66 tỷ USD kim ngạch xuất nhập khẩu tháng 11
14:29 | 12/12/2024 Infographics