Động lực tăng trưởng kinh tế 2021 của Việt Nam tiếp tục đến từ khu vực FDI
Kinh tế Việt Nam tiếp tục đối mặt với nhiều khó khăn | |
Kinh tế Việt Nam ghi nhận nhiều tín hiệu vui trong 2 tháng đầu năm | |
Nội lực nền kinh tế Việt Nam có tiềm năng phát triển mạnh |
Hội thảo khoa học quốc gia của Trường Đại học Kinh tế quốc dân. Ảnh: H.Dịu |
Ngày 31/3, tại Hà Nội, Trường Đại học Kinh tế Quốc dân phối hợp cùng Ban Kinh tế Trung ương, Ủy Ban Kinh tế của Quốc hội, Tập đoàn Đầu tư và Quản lý V-Startup tổ chức Hội thảo Khoa học Quốc gia để đánh giá kinh tế Việt Nam năm 2020 và triển vọng năm 2021, đồng thời công bố ấn phẩm Đánh giá Kinh tế Việt Nam thường niên 2020 của trường.
Ấn phẩm đánh giá kinh tế thường niên của trường năm nay lựa chọn chủ đề “Ứng phó và vượt qua đại dịch Covid-19, hướng tới phục hồi và phát triển”, nhằm mục tiêu tổng kết toàn diện kinh tế Việt Nam năm 2020, đánh giá các chính sách ứng phó đối với đại dịch của Chính phủ trong năm 2020 và đưa ra các khuyến nghị chính sách.
Theo PGS.TS. Phạm Hồng Chương, Hiệu trưởng Trường Đại học Kinh tế Quốc dân, đại dịch Covid-19 còn đang diễn biến hết sức phức tạp, dù Chính phủ đã có những giải pháp chính sách rất kịp thời trong gói hỗ trợ lần 1, nhưng Chính phủ vẫn cần có những giải pháp quyết liệt hơn để tăng cường sức đề kháng của nền kinh tế.
Theo những phân tích tại báo cáo, kinh tế Việt Nam vẫn là điểm sáng trong bối cảnh kinh tế thế giới và khu vực trượt dài trong tăng trưởng âm. Tuy nhiên, chất lượng tăng trưởng vẫn chủ yếu dựa vào tăng trưởng theo chiều rộng, đến từ tăng trưởng đầu tư và tăng trưởng tín dụng nên còn nhiều điểm đáng để lưu ý.
Mặc dù vậy, năm 2021, so với các nước trong khu vực, kế hoạch và dự báo tăng trưởng kinh tế của Việt Nam vẫn khả quan hơn.
Báo cáo cho rằng, động lực tăng trưởng kinh tế năm 2021 vẫn tiếp tục đến từ khu vực kinh tế đối ngoại. Sản xuất và xuất khẩu của khu vực FDI đóng vai trò quan trọng trong bối cảnh sản xuất trong nước gặp nhiều khó khăn.
Đầu tư công cũng sẽ đóng góp lớn vào tăng trưởng 2021, bù đắp cho đầu tư khu vực ngoài Nhà nước khó khăn do đại dịch. Nhưng dư địa tài khóa không còn nhiều, nên khả năng mở rộng mạnh mẽ đầu tư công để tăng trưởng sẽ khó có thể kéo dài.
Lạm phát năm 2021 được dự báo sẽ đạt được mục tiêu dưới 4%, nhưng có thể cao hơn năm 2020 do một số nguyên nhân như: sự lên giá của bất động sản và chứng khoán, lộ trình tăng giá các mặt hàng quản lý của Nhà nước...
Nói thêm về vấn đề này, theo PGS.TS. Tô Trung Thành, Đại học Kinh tế quốc dân, thách thức lớn nhất đối với kinh tế Việt Nam năm 2021 là khả năng chống chịu của nền kinh tế sẽ như thế nào nếu làn sóng lây nhiễm dịch bệnh trở lại, trong khi sức chịu đựng của nền kinh tế phụ thuộc rất lớn vào dư địa của các chính sách hỗ trợ của Chính phủ.
“Quy mô chi tiêu ngân sách có thể gia tăng nếu đại dịch tái bùng phát và kéo dài. Theo đó, thâm hụt ngân sách và nợ công sẽ trở nên căng thẳng hơn, điều này khiến cho dư địa tác động của chính sách tài khóa sẽ bị thu hẹp lại. Trong khi đó, rủi ro kinh tế vĩ mô có thể gia tăng khi tiếp tục nới lỏng mạnh hơn chính sách tiền tệ để hỗ trợ nền kinh tế”, ông Thanh nhấn mạnh.
Vì thế, qua những báo cáo phân tích, các chuyên gia tại hội thảo khuyến nghị, chính sách tiền tệ nới lỏng cần hết sức thận trọng về quy mô và thời gian kéo dài, đặc biệt là khi các hoạt động kinh tế sôi động trở lại. Đồng thời, chính sách tài khóa cần phải chi tiêu đúng trọng tâm, tiết kiệm, hỗ trợ các đối tượng thực sự cần thiết.
Các chính sách hỗ trợ thông qua giảm mức thu các loại phí, lệ phí hiện đang được thực hiện một cách dàn trải, có thể gây lãng phí ngân sách. Do vậy, Chính phủ cần thu hẹp đối tượng thụ hưởng các chính sách hỗ trợ này dựa trên mức độ chịu tác động bởi đại dịch.
Song hành với những chính sách mang tính ngắn hạn đang thực hiện nhằm giảm thiểu tác động tiêu cực của Covid-19, Việt Nam nên kiên trì với những cải cách dài hơi hơn để cải thiện nền tảng vĩ mô và giảm thiểu rủi ro trong tương lai.
Tin liên quan
Nâng vị thế nếu Việt Nam không muốn trở thành "xưởng lắp ráp" mới
09:20 | 19/11/2024 Kinh tế
Chuyển Trường Đại học Kinh tế Quốc dân thành Đại học Kinh tế Quốc dân
20:38 | 15/11/2024 Sự kiện - Vấn đề
Lạng Sơn ưu tiên thu hút dự án thương mại, đầu tư hạ tầng khu kinh tế cửa khẩu
10:56 | 15/11/2024 Kinh tế
10 tháng chi hơn 117 tỷ USD nhập hàng Trung Quốc
14:35 | 21/11/2024 Xuất nhập khẩu
(INFOGRAPHICS) Malaysia: Đối tác chục tỷ đô của Việt Nam ở Đông Nam Á
11:01 | 21/11/2024 Infographics
(INFOGRAPHICS) Thương mại Việt Nam - Campuchia đạt hơn 8 tỷ USD
08:37 | 21/11/2024 Infographics
Đường sắt tốc độ cao Bắc – Nam: Cần được đánh giá rất kỹ với góc nhìn đa chiều
22:33 | 20/11/2024 Kinh tế
Giữa tháng 11, xuất nhập khẩu đạt hơn 681 tỷ USD bằng cả năm 2023
15:50 | 20/11/2024 Xuất nhập khẩu
Nhập khẩu nguyên liệu dệt may da giày tăng mạnh
14:49 | 20/11/2024 Xuất nhập khẩu
“Thủ phủ” xuất khẩu đồ gỗ trước nhiều cơ hội bứt phá
13:30 | 20/11/2024 Kinh tế
(INFOGRAPHICS) 70 tỷ USD kim ngạch xuất nhập khẩu tháng 10/2024
10:33 | 20/11/2024 Xuất nhập khẩu
Sắt thép nhập khẩu tăng mạnh vào nhóm chục tỷ đô
09:03 | 20/11/2024 Xuất nhập khẩu
Triển vọng xuất khẩu tôm thời điểm cuối năm
08:41 | 20/11/2024 Kinh tế
Doanh nghiệp Mỹ tăng nhập khẩu tôm trước thông tin tăng thuế
21:37 | 19/11/2024 Kinh tế
Tỷ trọng tín dụng xanh còn thấp do thiếu tiêu chí đánh giá cụ thể
16:35 | 19/11/2024 Kinh tế
Xuất khẩu dệt may có bị tác động từ chính sách Trump 2.0?
16:29 | 19/11/2024 Xuất nhập khẩu
Vấn đề Bạn quan tâm
Tin mới
Thông qua Luật Dược sửa đổi: Quản chặt giá thuốc, cho phép bán thuốc online
Những thông tin hấp dẫn trên Tạp chí Hải quan số 94 phát hành ngày 22/11/2024
35 tấn đường lậu trên xe ô tô chạy tuyến Bắc- Nam
Lĩnh án 3 năm tù vì vận chuyển sừng tê giác, vảy tê tê
Thành lập Ban Chỉ đạo cải cách, hiện đại hóa hải quan
Chương trình Chuyển động Hải quan kỳ 2 tháng 11/2024
14:31 | 21/11/2024 Hải quan
(LONGFORM) Sứ mệnh phát triển quan hệ đối tác Hải quan- Doanh nghiệp
10:58 | 11/11/2024 Hải quan
Podcast Hải quan Online tổng hợp tuần 2 tháng 11/2024 (từ ngày 4/10 đến 10/11/2024)
08:52 | 11/11/2024 Multimedia
(INFOGRAPHICS): Thu ngân sách tại 10 đơn vị hải quan tăng 11,86%
14:03 | 04/11/2024 Infographics
(INFOGRAPHICS) 32 tỷ USD kim ngạch xuất nhập khẩu nửa đầu tháng 10
09:14 | 29/10/2024 Infographics