Đong đếm từng hạt mưa
Ảnh minh họa |
Năm nay, Ngày Nước thế giới có chủ đề “Nước và biến đổi khí hậu”, trong khi Ngày Khí tượng thế giới có chủ đề chính là “Khí hậu và nước” với khẩu hiệu chính hết sức hình tượng: “Đong đếm từng hạt mưa - Chắt chiu từng giọt nước”.
Vậy bạn có biết tổ chức nào quyết định chủ đề của những ngày kỷ niệm quan trọng này?
Câu trả lời là Tổ chức Khí tượng thế giới (WMO). Trực thuộc Liên hợp quốc, WMO là cơ quan chuyên ngành có trách nhiệm đưa ra tiếng nói chính thức của UN về trạng thái khí quyển trái đất, sự tương tác của khí quyển với đại dương, khí hậu, phân bố nguồn nước… Tiền thân của WMO là Tổ chức Khí tượng quốc tế (IMO) được thành lập vào năm 1873. Năm 1950, WMO được thành lập trên cơ sở Công ước về Tổ chức Khí tượng thế giới (ký kết ngày 11/ 10/1947, có hiệu lực vào ngày 23/3/1950). Chính vì thế, ngày 23 tháng 3 hàng năm được lựa chọn là Ngày Khí tượng thế giới. Đây cũng là dịp tôn vinh những đóng góp của các cơ quan khí tượng thủy văn trên khắp thế giới đối với việc bảo vệ tính mạng và tài sản của con người trước sự tác động của thiên tai có nguồn gốc khí tượng thủy văn (KTTV).
Là một thành viên của WMO, ngành KTTV Việt Nam hiện có một hệ thống quan trắc ở quy mô quốc gia với các trạm đo khí tượng thủy văn, hải văn ở khắp các vùng miền từ vùng hải đảo xa xôi đến các vùng biên giới, vùng sâu, vùng xa. Ngành đã được trang bị khoảng 1.500 trạm khí tượng thủy văn, hải văn với các mức độ công nghệ từ đo thủ công đến đo tự động; 10 radar thời tiết được lắp đặt ở các khu vực khác nhau; hệ thống định vị sét bao quát được toàn cầu.
Tuy vậy, so với quy hoạch mạng lưới trạm khí tượng thủy văn, hải văn được Thủ tướng Chính phủ đã phê duyệt đến năm 2030, ngành KTTV hiện mới chỉ đạt được khoảng gần 30%. Mặt khác, các trạm quan trắc lại phân bố không đồng đều, chủ yếu là ở vùng đồng bằng; trong khi những vùng sâu, vùng xa, vùng biển khơi, vốn thường xảy ra biến động bất thường về KTTV thì hãy còn khá mỏng. Bên cạnh đó, đa số các trạm vẫn thuộc loại thủ công, tạo nên áp lực về nguồn nhân lực cũng như khó khăn trong truyền tin, thu thập, tổng hợp các nguồn tin trong cùng một thời điểm để đưa ra những dự báo chuẩn xác và kịp thời nhất.
Tin liên quan
COP29 - Sự kiện then chốt trong cuộc chiến toàn cầu chống biến đổi khí hậu
09:31 | 11/11/2024 Nhìn ra thế giới
Giải pháp thiết thực phát triển ngành nước và môi trường bền vững
13:57 | 06/11/2024 Kinh tế
Thị trường xe điện tại Việt Nam đang có những bước đi khả quan
16:15 | 24/10/2024 Xe - Công nghệ
Trường học hạnh phúc
13:02 | 20/11/2024 Người quan sát
Tắc nghẽn và “boring”
10:00 | 20/11/2024 Người quan sát
Lộ thông tin trên Zalo
10:39 | 16/11/2024 Người quan sát
Cấm thuốc lá điện tử
08:12 | 14/11/2024 Người quan sát
Thu phí phương tiện vào nội đô (?)
07:41 | 12/11/2024 Người quan sát
Tháo gỡ điểm nghẽn
08:07 | 06/11/2024 Người quan sát
Mua bán thuốc online
19:30 | 02/11/2024 Người quan sát
Kẻ đáng gờm 2 tuổi
09:08 | 01/11/2024 Người quan sát
Lao động rời phố, về quê
07:51 | 29/10/2024 Người quan sát
Quản lý sàn thương mại điện tử xuyên biên giới
07:39 | 25/10/2024 Người quan sát
Đấu giá và đầu cơ
07:56 | 23/10/2024 Người quan sát
Du lịch y tế
06:34 | 20/10/2024 Người quan sát
AI và cảm xúc
09:00 | 15/10/2024 Người quan sát
Tin mới
Thách thức chuyển đổi số trong chống hàng giả, xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ
Xuất khẩu dệt may lạc quan nhờ cơ hội thị trường
Cơ hội để 500 triệu người thoát nghèo
Ra mắt Bộ quy tắc đạo đức, ứng xử nghề nghiệp môi giới bất động sản
Sẽ có nhiều điểm mới quản lý loại hình gia công, sản xuất xuất khẩu
Chương trình Chuyển động Hải quan kỳ 2 tháng 11/2024
14:31 | 21/11/2024 Hải quan
(LONGFORM) Sứ mệnh phát triển quan hệ đối tác Hải quan- Doanh nghiệp
10:58 | 11/11/2024 Hải quan
Podcast Hải quan Online tổng hợp tuần 2 tháng 11/2024 (từ ngày 4/10 đến 10/11/2024)
08:52 | 11/11/2024 Multimedia
(INFOGRAPHICS): Thu ngân sách tại 10 đơn vị hải quan tăng 11,86%
14:03 | 04/11/2024 Infographics
(INFOGRAPHICS) 32 tỷ USD kim ngạch xuất nhập khẩu nửa đầu tháng 10
09:14 | 29/10/2024 Infographics