Đón cơ hội từ “sóng” M&A, IPO trong năm 2022
Doanh nghiệp châu Âu lên kế hoạch tăng đầu tư vào Việt Nam từ quý 1/2022 | |
Standard Chartered dự báo tăng trưởng GDP của Việt Nam đạt 6,7% trong năm 2022 |
Các hoạt động M&A, IPO mở ra nhiều cơ hội đầu tư hấp dẫn. Nguồn: Internet |
M&A, IPO “nóng” trở lại
Báo cáo phân tích mới đây của Công ty chứng khoán MayBank Kim Eng đã chỉ ra 3 động lực thúc đẩy hoạt động M&A tại Việt Nam trong 5 năm tới. Thứ nhất, thị trường tiêu thụ lớn và đang mở rộng với gần 100 triệu người phản ánh tiềm năng tăng trưởng các ngành chủ chốt như bán lẻ, thực phẩm và đồ uống, dịch vụ tài chính, bất động sản, vận tải, y tế và giáo dục.
Thứ hai là nhu cầu vốn và chuyên môn của các công ty trong nước trong giai đoạn đang phát triển. Các doanh nghiệp Việt Nam đã qua giai đoạn hoàn thiện nền tảng (2000-2010) và giai đoạn tái cấu trúc (2011-2018). Hiện tại, Việt Nam đang củng cố nền tảng kinh doanh và phát triển chiến lược phát triển rõ ràng hơn cho chu kỳ tiếp theo. Nhu cầu về vốn và chuyên môn (đặc biệt trong việc xây dựng mạng lưới và kỹ thuật số hoá) được chú trọng. Điều này mở ra các cơ hội M&A trong các ngành như bán lẻ, dịch vụ tài chính (ngân hàng, chứng khoán), công nghiệp và vận tải.
Thứ ba là việc đẩy nhanh cổ phần hoá doanh nghiệp nhà nước (SOEs). Hiện tại đang có 93 doanh nghiệp nhà nước có kế hoạch IPO và 209 doanh nghiệp nhà nước có kế hoạch thoái vốn, bao gồm những doanh nghiệp lớn trong ngành ngân hàng, viễn thông, bán lẻ, dịch vụ, và vận tải. Quá trình cổ phần hoá đang bị trì trệ đáng kể trong giai đoạn 2018 đến nửa đầu 2021, do nhiều yếu tố gồm rào cản về pháp lý hạn chế quyền sở hữu nước ngoài, quyền sử dụng đất và dịch Covid 19 (dẫn đến trì hoãn trong việc khảo sát). Khi dịch Covid-19 được đẩy lùi vào năm 2022, Chính phủ sẽ tập trung giải quyết các rào cản pháp lý để đẩy nhanh bước cuối quá trình cổ phần hoá doanh nghiệp nhà nước với mục tiêu chính nhằm tăng hiệu suất toàn bộ kinh tế.
Theo thống kê của Viện Nghiên cứu Đầu tư và mua bán sáp nhập doanh nghiệp, giá trị M&A có thể phục hồi lên 7 tỷ USD trong năm 2022, gấp đôi giá trị năm 2020 và 2021.
Theo các chuyên gia của MayBank Kim Eng, việc triển khai các kế hoạch M&A, mua bán cổ phần chiến lược và cổ phần hóa doanh nghiệp Nhà nước sẽ giúp thu hút các quỹ nước ngoài vào Việt Nam và về cơ bản sẽ giúp khai phá giá trị của các công ty Việt Nam, vốn bị thị trường chung đánh giá thấp nghiêm trọng (chủ yếu là các nhà đầu tư cá nhân trong nước với tư duy đầu tư ngắn hạn). Các thương vụ VPB thoái vốn FECredit vào tháng 4/2021 và MSN bán Crown-X cho tập đoàn S.K Group và Alibaba là dẫn chứng cho nhận định này.
Chọn cổ phiếu tiềm năng
Các hoạt động M&A, cổ phần hóa sẽ mang lại những cơ hội đầu tư hấp dẫn trên thị trường chứng khoán. Các chuyên gia của Công ty chứng khoán Agriseco đã chỉ ra cơ hội đầu tư tiềm năng từ các thương vụ thoái vốn tại NTP (Nhựa Tiền phong), BMI (Bảo hiểm Bảo Minh) và VGT (Tập đoàn Dệt may Việt Nam).
Cụ thể, Agriseco đưa ra giá khuyến nghị của NTP Là 70.000 đồng. NTP có 3 cụm nhà máy đặt tại 3 miền bao gồm Hải Phòng, Nghệ An và Bình Dương. Khi hoạt động hết công suất cả 3 nhà máy này, NTP có thể cung ứng ra thị trường hơn 190 nghìn tấn nhựa mỗi năm, đây là con số lớn hơn khá nhiều so với nguồn cung từ các doanh nghiệp làm nhựa khác như HSG, Tân Á Đại Thành.
Agriseco kỳ vọng giá thoái vốn NTP sẽ cao hơn giá hiện tại bởi NTP đang sở hữu 1 khu đất có tổng diện tích khoảng 9,3 ha tại An Đà, Hải Phòng đã có quy hoạch xây chung cư; giá thị trường của mảnh đất này cao gấp nhiều lần so với giá trị sổ sách.
Với BMI, giá mục tiêu là 55.000 đồng/cổ phiếu. BMI là doanh nghiệp đầu ngành, có lịch sử trả cổ tức cao và đều đặn, sức khỏe tài chính lành mạnh và tỷ lệ sinh lời được duy trì khá ổn định.
Agriseco đánh giá BMI sẽ là tâm điểm của đợt thoái vốn của SCIC sắp tới do tỷ lệ sở hữu Nhà nước lớn (trên 51%). Và kết quả kinh doanh 9 tháng năm 2021 đã hoàn thành hơn 83% mức lợi nhuận đề ra trong kế hoạch đầu năm.
Agiseco cũng đưa ra giá mục tiêu cho VGT là 40.000 đồng. VGT là doanh nghiệp đầu ngành với 95,5% thị phần sợi, 42,3% thị phần xơ và 25,7% thị phần vải cả nước. VGT hưởng lợi từ việc chính thức áp thuế chống bán phá giá lên sợi nhập khẩu từ các quốc gia như Trung Quốc, Ấn Độ, Indonesia, Malaysia với mức thuế suất từ 17% - 54%. Bên cạnh đó là nhu cầu từ các thị trường xuất khẩu phục hồi và mặt bằng giá sợi kỳ vọng duy trì ở mức cao trong năm 2022.
Với hàng loạt hiệp định FTA được ký kết gần đây, các doanh nghiệp dệt may sẽ chuyển sang sử dụng các sản phẩm xơ, sợi vải có nguồn gốc trong nước để đáp ứng nguyên tắc “đi từ vải, sợi” từ đó có thể hưởng mức thuế suất ưu đãi. VGT cũng được kỳ vọng Bộ Công Thương thoái vốn trong năm 2022.
Các chuyên gia của MayBank Kim Eng cũng đặt kỳ vọng tốt với các thương vụ của một số công ty đã lên sàn như VPB, MSB, VCB, BID, STB, MSN, MWG và VIC.
Cụ thể, sau khi bán 49% mảng dịch vụ tiêu dùng cho cho Sumitomo Mitsuibishi (SMBC) với tổng định giá đạt 2,8 tỷ USD, VPB dự kiến sẽ bán 15% cổ phần cho các nhà đầu tư chiến lược nước ngoài và kỳ vọng sẽ hoàn thành trong nửa đầu năm 2022. MSB cũng đang đàm phán với các đối tác nước ngoài, và chờ phê duyệt của ngân hàng trung ương, để thoái vốn 100% cổ phần tín dụng tiêu dùng (cụ thể FFCOM).
Trong khi đó, VCB và BID sẽ đẩy nhanh kế hoạch phát hành đã bị trì hoãn trước đó do Covid-19 và Ngân hàng nước dự kiến đấu giá 33% cổ phần của STB; TCB dự kiến IPO Công ty chứng khoán TCBS vào đầu năm 2023 với tham vọng phát triển TCBS thành công ty mạnh trong vùng về công nghệ quản lý tài sản, với mục tiêu định giá đạt 5 tỷ USD.
Với MSN, sau khi thuyết phục thành công SK Group (Hàn Quốc) và Alibaba (China) làm đối tác chiến lược, MSN có kế hoạch sẽ có thêm đối tác chiến lược khác với CrownX, với cổ phần 10%. Bên cạnh đó, MSN cũng có dự kiến các hoạt động M&A trong kế hoạch, việc này sẽ tạo nên các câu chuyện mới cho MSN.
VIC cũng dự kiến bắt đầu kế hoạch IPO Vinfast trong đầu năm 2022 và kỳ vọng Vinfast sẽ được niêm yết với giá trị tương đương với các doanh nghiệp xe điện khác trên thế giới. Hiện tại dự báo IPO sẽ vào khoảng 5-10% cổ phần và định giá có thể dao động trong khoảng 25-30 tỷ USD. Lưu ý rằng vốn hoá của VIC (sở hữu trực tiếp 52% Vinfast) đang tại mức 17 tỷ USD.
Kế hoạch IPO Bách hóa xanh của MWG cũng được đánh giá là sự kiện quan trọng để tái định giá MWG. MayBank Kim Eng kỳ vọng Bách hóa xanh sẽ được định giá tương đương với WinCommerce (WCM) quản lý bởi CrownX thuộc Masan Group, hiện đang được định giá 4 tỷ USD dựa vào giao dịch trên thị trường. Lưu ý rằng vốn hoá của MWG (gần như sở hữu 100% Bách hóa xanh) hiện đang ở mức 4 tỷ USD.
Tin liên quan
Vi mạch bán dẫn là ngành ưu tiên thu hút đầu tư của TP Hồ Chí Minh
11:14 | 01/11/2024 Kinh tế
Nhiều cơ hội cho dòng tiền chảy vào bất động phía Nam
18:05 | 31/10/2024 Kinh tế
Thúc đẩy đàm phán nhanh hiệp định bảo hộ đầu tư giữa Việt Nam và Saudi Arabia
20:10 | 30/10/2024 Sự kiện - Vấn đề
Nhà đầu tư cá nhân được quyền đầu tư trái phiếu doanh nghiệp riêng lẻ
17:41 | 01/11/2024 Chứng khoán
Thúc đẩy tăng trưởng ASEAN thông qua thị trường vốn bền vững, linh hoạt
10:25 | 22/10/2024 Chứng khoán
Thị trường trái phiếu doanh nghiệp có tốc độ phục hồi nhanh chóng
09:34 | 22/10/2024 Chứng khoán
Vốn ngoại đang đảo chiều?
15:43 | 11/10/2024 Tài chính
FTSE Russell tiếp tục giữ Việt Nam trong danh sách xem xét nâng hạng
15:42 | 09/10/2024 Chứng khoán
3 vấn đề trọng tâm trong sửa Luật Chứng khoán
17:09 | 08/10/2024 Chứng khoán
Đa dạng hóa, làm mới sản phẩm chứng khoán để hấp dẫn nhà đầu tư nước ngoài
08:14 | 04/10/2024 Chứng khoán
Bước chuyển quan trọng để sớm nâng hạng thị trường chứng khoán
14:30 | 30/09/2024 Chứng khoán
Truyền thông là trụ cột quan trọng để quản trị rủi ro trên thị trường trái phiếu
16:37 | 24/09/2024 Chứng khoán
Hoàn thiện thể chế thị trường chứng khoán nhằm bảo vệ quyền lợi của nhà đầu tư
09:39 | 24/09/2024 Chứng khoán
Nhà đầu tư tổ chức nước ngoài được đặt lệnh mua cổ phiếu mà không cần đủ 100% tiền
12:24 | 19/09/2024 Chứng khoán
Luật hóa quy định về hành vi thao túng thị trường chứng khoán
06:42 | 15/09/2024 Chứng khoán
Chứng khoán có khởi sắc trong tháng 9?
15:46 | 11/09/2024 Tài chính
Tin mới
Khởi tố Công ty Biomass buôn lậu “khí cười”
Doanh nghiệp cần gì cho công cuộc chuyển đổi số?
Mua bán thuốc online
TP Hồ Chí Minh ra quân phát triển người tham gia bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế
Thủ tướng: Phát triển giáo dục, đào tạo phục vụ kỷ nguyên vươn mình của dân tộc
Tuyên bố chung giữa Việt Nam và UAE về nâng cấp quan hệ lên Đối tác Toàn diện
08:35 | 29/10/2024 Sự kiện - Vấn đề
(INFOGRAPHICS) 32 tỷ USD kim ngạch xuất nhập khẩu nửa đầu tháng 10
09:14 | 29/10/2024 Infographics
Phiên họp Ủy ban Kỹ thuật thường trực WCO tại Bỉ: Dấu ấn điều hành của đại diện Hải quan Việt Nam
09:25 | 29/10/2024 Hải quan
Hành vi buôn lậu “khí cười” tại Công ty Hoa Việt diễn ra thế nào?
10:18 | 29/10/2024 An ninh XNK