Đối phó với Covid-19, chưa tới mức áp dụng các biện pháp kỹ thuật trên thị trường chứng khoán
Việc duy trì sự hoạt động thông suốt, an toàn và minh bạch của TTCK là quan trọng nhất trong giai đoạn này. |
Chưa cần thiết áp dụng các biện pháp kỹ thuật
Theo Bộ Tài chính, trước diễn biến phức tạp của dịch Covid-19 với những tác động tiêu cực đến TTCK, Bộ đã có báo cáo Thủ tướng Chính phủ về giải pháp điều hành thị trường. Theo đó, Bộ Tài chính nhận thấy, về cơ bản, Chính phủ và cơ quan quản lý TTCK các nước đều cho rằng giải pháp kỹ thuật can thiệp vào TTCK không giúp ngăn chặn đà giảm giá mà còn có thể gây ra tác động tiêu cực đối với lòng tin của nhà đầu tư. Do vậy, hầu hết cơ quan quản lý TTCK các nước chưa đưa ra động thái can thiệp kỹ thuật nào, thay vào đó khẳng định duy trì sự hoạt động thông suốt, an toàn và minh bạch của TTCK trong giai đoạn dịch bệnh được ưu tiên hàng đầu.
Vì vậy, Bộ Tài chính đã có báo cáo Thủ tướng quan điểm điều hành TTCK trong giai đoạn hiện nay là phải đảm bảo thị trường hoạt động liên tục, thông suốt, an toàn, minh bạch trên cơ sở tôn trọng quy luật quan hệ cung cầu, hạn chế tối đa can thiệp hành chính và kỹ thuật vào thị trường. Trong trường hợp cần thiết, Bộ Tài chính có thể xem xét áp dụng các giải pháp kỹ thuật như điều chỉnh biên bộ dao động giá.
Phân tích kĩ hơn về biện pháp này, Bộ Tài chính cho biết, cơ chế này hiện nay ít phổ biến trên thế giới do phần lớn các nước áp dụng cơ chế ngắt mạch tự động. Tại Việt Nam, cơ chế này đang được quy định tại Thông tư 203/2015/TT-BTC hướng dẫn giao dịch trên TTCK và đã từng được áp dụng một số lần trong các giai đoạn biến động của thị trường, thời điểm gần đây là vào thời điểm khủng hoảng tài chính toàn cầu năm 2008.
“Biện pháp siết biên độ có tác dụng như một giải pháp “cấp cứu” thị trường, mang tính tình thế để chặn ngay lập tức đà giảm giá. Tuy nhiên, hiệu quả lại không duy trì được lâu, trong khi đây chỉ là giải pháp ngắn hạn, hầu như không có tác dụng trong việc chặn xu thế giảm điểm của thị trường”, Bộ Tài chính nhấn mạnh.
Cũng theo Bộ Tài chính, theo thống kê, từ cuối tháng 1-4/2020, TTCK mặc dù giảm điểm mạnh và đồng pha với thế giới, song khác với giai đoạn 2008, ngay cả những phiên giảm điểm mạnh nhất, thanh khoản thị trường vẫn duy trì ở mức tốt (6.000 tỷ đồng/phiên). Điều đó có nghĩa là thị trường vẫn còn lực cầu tốt, sẵn sàng giải ngân bắt đáy khi có cơ hội.
Trong thời gian vừa qua, thị trường đang có diễn biến phục hồi. Do vậy, Bộ Tài chính cho rằng, chưa cần thiết phải điều chỉnh biên độ giá trong bối cảnh TTCK có diễn biến tương đối đồng pha với thế giới. Song, Bộ Tài chính sẽ tiếp tục theo dõi chặt chẽ để cân nhắc áp dụng khi thực sự cần thiết.
Một biện pháp khác mà Bộ Tài chính nhắc đến đó là tạm ngừng giao dịch (đóng cửa thị trường). Bộ Tài chính cho rằng đây chỉ là biện pháp can thiệp mang tính cực đoan, áp dụng trong trường hợp rất đặc biệt. Đơn cử như tại Philippines, vừa qua cơ quan quản lý TTCK nước này thông báo đóng cửa TTCK ngày 17/3/2020 với lý do bệnh dịch (phong toả toàn khu vực), song trước sức ép của nhà đầu tư, TTCK Philippines lại tiếp tục mở cửa trở lại chỉ sau 2 ngày.
Đối với Việt Nam, Bộ Tài chính cho rằng việc tạm ngừng, đình chỉ hoạt động giao dịch, đăng ký, lưu ký, thanh toán bù trừ trong trường hợp có dấu hiệu ảnh hưởng đến quyền và lợi ích hợp pháp của nhà đầu tư đã được quy định tại Luật Chứng khoán 2006. Gần đây nhất Bộ Tài chính đã cho phép tạm ngừng giao dịch tại HOSE trong 2 ngày 23 và 24/1/2018 do sự cố về hệ thống giao dịch.
Hơn nữa, trong thời gian vừa qua tình hình thị trường vẫn diễn biến trong phạm vi kiểm soát, chưa cần phải áp dụng các biện pháp mạnh. Bộ Tài chính khẳng định, việc này không giúp ngăn chặn đà giảm giá của TTCK mà còn có thể gây ra các tác động tiêu cực đối với lòng tin của nhà đầu tư.
“Việc duy trì sự hoạt động thông suốt, an toàn và minh bạch của TTCK trong giai đoạn dịch bệnh hiện nay đang diễn biến phức tạp vẫn cần tiếp tục được ưu tiên tại thời điểm hiện nay”, Bộ Tài chính khẳng định.
Tiếp tục điều chỉnh giảm giá dịch vụ chứng khoán
Thời gian qua, một trong những giải pháp để hỗ trợ TTCK trước ảnh hưởng của dịch Covid-19 chính là việc Bộ Tài chính đã ban hành Thông tư 14/2020/TT-BTC sửa đổi, bổ sung một số điều của Thông tư số 127/2018/TT-BTC quy định giá dịch vụ trong lĩnh vực chứng khoán theo hướng giảm giá và miễn hoàn toàn không thu đối với 15 loại dịch vụ chứng khoán.
Trước kiến nghị điều chỉnh giảm 50% đối với giá dịch vụ quản lý thành viên giao dịch, quản lý thành viên giao dịch chứng khoán phái sinh, quản lý thành viên lưu ký, thành viên bù trừ, Bộ Tài chính cho rằng các dịch vụ này tổ chức thu theo năm và đã thu từ đầu năm nên không điều chỉnh giảm giá.
Riêng đối với giá dịch vụ giao dịch chứng khoán, chứng khoán phái sinh cũng đã được giảm 10% theo Thông tư 14, theo đánh giá của Bộ Tài chính, đây là các dịch vụ tác động đến toàn bộ thị trường, đồng thời là khoản thu chiếm tỷ trọng lớn nhất trong doanh thu của 2 Sở giao dịch chứng khoán nên việc giảm giá dịch vụ phải được cân đối giữa lợi ích của các bên.
Đối với giá dịch vụ quản lý vị thẻ, quản lý tài sản ký quỹ trong giao dịch chứng khoán phái sinh, theo Bộ Tài chính các giá dịch vụ đã được giảm từ 15-20%, đây là giá dịch vụ áp dụng từ 15/2/2019 sau thời gian đầu triển khai TTCK phái sinh chưa thu giá dịch vụ.
“Như vậy, việc giảm giá dịch vụ để hỗ trợ thị trường chứng khoán đã được quy định tại Thông tư 14. Nguyên tắc giảm giá dịch vụ đã được thực hiện theo hướng không thu hoặc giảm giá đối với những dịch vụ có phạm vi tác động rộng, các loại giá dịch vụ tác động trực tiếp tới tổ chức phát hành, nhà đầu tư, đồng thời cũng phải xét tới khía cạnh cân đối giữa lợi ích của đối tượng sử dụng dịch vụ và đối tượng cung cấp là 2 sở giao dịch và Trung tâm lưu ký chứng khoán”, Bộ Tài chính khẳng định.
Tin liên quan
Các công ty chứng khoán sẵn sàng cho “sân chơi Non-Prefunding”
13:15 | 20/11/2024 Tài chính
Cách nào ngăn đà bán ròng của khối ngoại?
10:45 | 15/11/2024 Tài chính
Minh bạch thông tin giúp nâng cao vị thế của doanh nghiệp niêm yết
10:40 | 16/11/2024 Tài chính
FTSE Rusell và Morgan Stanley làm việc với Uỷ ban Chứng khoán về nâng hạng thị trường
21:13 | 04/11/2024 Chứng khoán
Nhà đầu tư cá nhân được quyền đầu tư trái phiếu doanh nghiệp riêng lẻ
17:41 | 01/11/2024 Chứng khoán
Thúc đẩy tăng trưởng ASEAN thông qua thị trường vốn bền vững, linh hoạt
10:25 | 22/10/2024 Chứng khoán
Thị trường trái phiếu doanh nghiệp có tốc độ phục hồi nhanh chóng
09:34 | 22/10/2024 Chứng khoán
Vốn ngoại đang đảo chiều?
15:43 | 11/10/2024 Tài chính
FTSE Russell tiếp tục giữ Việt Nam trong danh sách xem xét nâng hạng
15:42 | 09/10/2024 Chứng khoán
3 vấn đề trọng tâm trong sửa Luật Chứng khoán
17:09 | 08/10/2024 Chứng khoán
Đa dạng hóa, làm mới sản phẩm chứng khoán để hấp dẫn nhà đầu tư nước ngoài
08:14 | 04/10/2024 Chứng khoán
Bước chuyển quan trọng để sớm nâng hạng thị trường chứng khoán
14:30 | 30/09/2024 Chứng khoán
Truyền thông là trụ cột quan trọng để quản trị rủi ro trên thị trường trái phiếu
16:37 | 24/09/2024 Chứng khoán
Hoàn thiện thể chế thị trường chứng khoán nhằm bảo vệ quyền lợi của nhà đầu tư
09:39 | 24/09/2024 Chứng khoán
Nhà đầu tư tổ chức nước ngoài được đặt lệnh mua cổ phiếu mà không cần đủ 100% tiền
12:24 | 19/09/2024 Chứng khoán
Luật hóa quy định về hành vi thao túng thị trường chứng khoán
06:42 | 15/09/2024 Chứng khoán
Tin mới
Mạnh tới 398 mã lực Range Rover Velar 2024 có giá từ 3,7 tỷ đồng
Quan hệ Việt Nam-Malaysia phát triển mạnh mẽ trong giai đoạn mới
36 tỷ USD kinh tế internet
Giải thưởng Sách Quốc gia lần thứ 7 sẽ vinh danh 58 bộ sách, cuốn sách
Quốc hội yêu cầu sớm quy định về mức thuế cao với người nhiều nhà đất
Chương trình Chuyển động Hải quan kỳ 2 tháng 11/2024
14:31 | 21/11/2024 Hải quan
(LONGFORM) Sứ mệnh phát triển quan hệ đối tác Hải quan- Doanh nghiệp
10:58 | 11/11/2024 Hải quan
Podcast Hải quan Online tổng hợp tuần 2 tháng 11/2024 (từ ngày 4/10 đến 10/11/2024)
08:52 | 11/11/2024 Multimedia
(INFOGRAPHICS): Thu ngân sách tại 10 đơn vị hải quan tăng 11,86%
14:03 | 04/11/2024 Infographics
(INFOGRAPHICS) 32 tỷ USD kim ngạch xuất nhập khẩu nửa đầu tháng 10
09:14 | 29/10/2024 Infographics