Đối phó “áp lực kép”
TPHCM khắc phục nhiều tồn tại trong giải ngân vốn đầu tư công | |
Xuất khẩu đối mặt nhiều thách thức trong tình hình mới | |
Cách điều hành giá nên thay đổi để phù hợp với tình hình mới |
Theo dữ liệu từ Tổng cục Hải quan, trong 8 tháng đầu năm 2022, kim ngạch xuất khẩu hàng dệt may của Việt Nam đạt 26,28 tỷ USD, tăng 24,3% so với cùng kỳ. Nhưng tính theo từng tháng, trong tháng 8/2022, xuất khẩu dệt may đạt 4 tỷ USD, tăng 8,7% so với tháng 7, thì sang nửa đầu tháng 9, kim ngạch xuất khẩu hàng dệt may đạt 1,2 tỷ USD, giảm 48% so với nửa đầu tháng 8/2022, cho thấy sự chậm lại chú ý.
Theo thông tin từ một số doanh nghiệp dệt may, số lượng đơn đặt hàng trong quý 4/2022 thấp hơn 25-50% so với quý trước do lượng hàng tồn kho tại các thị trường nhập khẩu hiện ở mức cao. Không những số lượng đơn đặt hàng giảm mà giá bán còn đang bị “ép” xuống thấp.
Cùng với đó, việc nhiều ngân hàng trung ương lớn trên thế giới tăng lãi suất điều hành, trong đó có Việt Nam đã gây áp lực lớn lên tỷ giá hối đoái trong nước. Mặc dù hầu hết các công ty dệt may đều ghi nhận doanh thu bằng USD, nhưng nhiều chi phí được tính bằng USD, vay nợ bằng USD, nên từ quý 2, nhiều doanh nghiệp dệt may đã ghi nhận khoản lỗ tỷ giá. Một số dự báo cho rằng, tỷ giá VND và USD sẽ còn giảm trong những tháng cuối năm nên sẽ còn tiếp tục ảnh hưởng đến hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp. Hơn nữa, lãi suất cho vay đang trong xu hướng tăng nên cũng ảnh hưởng lớn đến chi phí tài chính của không ít doanh nghiệp nhiều nợ vay.
Bức tranh đầy khó khăn, ảm đạm của ngành dệt may hiện không phải duy nhất, một số lĩnh vực xuất khẩu lớn của Việt Nam cũng đang phải đối diện, không chỉ trong những tháng còn lại của năm 2022 mà có thể vắt sang nửa đầu năm 2023 bởi những lo ngại về lạm phát và suy thoái ở những thị trường nhập khẩu.
Nhưng với nền tảng kinh tế vĩ mô ổn định, khi GDP 9 tháng năm 2022 tăng 8,83% so với cùng kỳ năm trước - mức tăng cao nhất của 9 tháng trong giai đoạn 2011-2022; cán cân thương mại hàng hóa tiếp tục xuất siêu 6,52 tỷ USD… nên nhiều doanh nghiệp vẫn giữ lạc quan, nhận định xu hướng kinh doanh sẽ tốt lên. Điều quan trọng là các doanh nghiệp phải chủ động trong các kế hoạch sản xuất, kinh doanh để tận dụng tất cả cơ hội; sử dụng các công cụ phòng ngừa, dự báo cũng như gia tăng mở rộng thị trường, tìm kiếm thêm khách hàng…
Tin liên quan
Kinh tế đạt mục tiêu tăng trưởng GDP khoảng 7% là khả thi
09:02 | 08/10/2024 Kinh tế
Thủ tướng: Phấn đấu tăng trưởng GDP quý 4/2024 từ 7,5 đến 8%
18:27 | 07/10/2024 Sự kiện - Vấn đề
9 tháng qua, kinh tế tiếp đà tăng trưởng tích cực
14:54 | 06/10/2024 Kinh tế
Tháo gỡ điểm nghẽn
08:07 | 06/11/2024 Người quan sát
Mua bán thuốc online
19:30 | 02/11/2024 Người quan sát
Kẻ đáng gờm 2 tuổi
09:08 | 01/11/2024 Người quan sát
Lao động rời phố, về quê
07:51 | 29/10/2024 Người quan sát
Quản lý sàn thương mại điện tử xuyên biên giới
07:39 | 25/10/2024 Người quan sát
Đấu giá và đầu cơ
07:56 | 23/10/2024 Người quan sát
Du lịch y tế
06:34 | 20/10/2024 Người quan sát
AI và cảm xúc
09:00 | 15/10/2024 Người quan sát
Tiếp vốn cho nông nghiệp
15:21 | 13/10/2024 Người quan sát
Xóa nhà tạm, dột nát
08:41 | 13/10/2024 Người quan sát
Chậm ban hành văn bản
08:52 | 12/10/2024 Người quan sát
Hệ lụy “tour 0 đồng”
07:41 | 04/10/2024 Người quan sát
Thuế với bất động sản thứ hai
14:00 | 01/10/2024 Người quan sát
Tin mới
Xuất khẩu thủy sản sang Mỹ tác động ra sao sau bầu cử Mỹ?
Doanh nghiệp Đài Loan và Việt Nam mở rộng cơ hội phát triển bền vững ngành nước
Một doanh nghiệp chào bán hơn 1 tấn khô bò “bốn không”
Ngành Thuế thu ngân sách tăng 16%
BAC A BANK tài trợ 6 dự án truyền tải điện của EVN NPT
(INFOGRAPHICS): Thu ngân sách tại 10 đơn vị hải quan tăng 11,86%
14:03 | 04/11/2024 Infographics
(INFOGRAPHICS) 32 tỷ USD kim ngạch xuất nhập khẩu nửa đầu tháng 10
09:14 | 29/10/2024 Infographics
Phiên họp Ủy ban Kỹ thuật thường trực WCO tại Bỉ: Dấu ấn điều hành của đại diện Hải quan Việt Nam
09:25 | 29/10/2024 Hải quan
Hành vi buôn lậu “khí cười” tại Công ty Hoa Việt diễn ra thế nào?
10:18 | 29/10/2024 An ninh XNK