Đối diện 6 “cơn gió ngược”, cần ưu tiên tháo gỡ khó khăn cho sản xuất kinh doanh
Ngày 4/7, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính đã chủ trì hội nghị trực tuyến toàn quốc Chính phủ với các địa phương và phiên họp Chính phủ thường kỳ tháng 6/2023.
Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính chủ trì hội nghị. Ảnh: VGP |
Sẽ có nghị quyết về tháo gỡ khó khăn cho sản xuất, kinh doanh
Phát biểu tại hội nghị, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính đã nhấn mạnh đến 6 “cơn gió ngược” của tình hình kinh tế thế giới. Đó là sự suy giảm kinh tế toàn cầu, lạm phát gia tăng… khiến đời sống người dân gặp nhiều khó khăn; hậu quả của đại dịch Covid-19 còn kéo dài; cạnh tranh địa chiến lược, chủ nghĩa bảo hộ, phân tách, phân mảnh, thiếu sự liên kết chặt chẽ; các cuộc xung đột đe dọa an ninh lương thực, năng lượng toàn cầu; các nước đang phát triển có khả năng thích ứng và sức chống chịu hạn chế trước những cú sốc từ bên ngoài; biến đổi khí hậu, thiên tai, dịch bệnh phức tạp, khó lường.
Về tình hình trong nước, theo Thủ tướng, khó khăn, thách thức đang nhiều hơn thời cơ, thuận lợi do quy mô nền kinh tế còn khiêm tốn, độ mở cao, sức chống chịu với những cú sốc từ bên ngoài còn hạn chế. Nền kinh tế nước ta chịu tác động kép, yếu tố bất lợi từ bên ngoài và bên trong, sức chống chịu của doanh nghiệp bị bào mòn trong bối cảnh chi phí tăng, đơn hàng giảm, thị trường quốc tế chưa có dấu hiệu phục hồi, cạnh tranh gia tăng.
Bên cạnh đó, Thủ tướng nêu rõ, tình hình kinh tế - xã hội còn những hạn chế, bất cập, khó khăn, thách thức; trong đó, cần lưu ý 3 nhóm vấn đề lớn: tăng trưởng kinh tế thấp hơn kịch bản đề ra; tình hình sản xuất kinh doanh, thị trường lao động, việc làm gặp nhiều khó khăn, cần nỗ lực hơn; tình hình kỷ luật kỷ cương có lúc chưa nghiêm, còn tình trạng cán bộ công chức viên chức sợ sai, né tránh trách nhiệm.
Trong bối cảnh này, Thủ tướng Phạm Minh Chính cho biết, dự kiến sau phiên họp, Chính phủ sẽ ban hành nghị quyết phiên họp và nghị quyết chuyên đề về tháo gỡ khó khăn cho sản xuất, kinh doanh, tiếp tục đẩy mạnh cải cách thủ tục hành chính, siết chặt kỷ luật, kỷ cương.
Ngoài ra, Thủ tướng Chính phủ cũng yêu cầu các bộ, ngành phải kiên định, kiên trì tập trung thực hiện mục tiêu đề ra; ưu tiên tập trung tháo gỡ khó khăn cho sản xuất kinh doanh, đặc biệt là phải ưu tiên cho tăng trưởng gắn với ổn định kinh tế vĩ mô và bảo đảm đời sống nhân dân.
Thủ tướng yêu cầu ưu tiên cho tăng trưởng gắn với ổn định kinh tế vĩ mô. Ảnh: VGP |
Trong chỉ đạo điều hành, Thủ tướng yêu cầu cần đặc biệt lưu ý việc bảo đảm cân bằng hài hoà, hợp lý giữa lãi suất và tỉ giá; tăng trưởng và lạm phát, giữa cung và cầu; chính sách tiền tệ và chính sách tài khóa; theo dõi sát và nắm chắc tình hình bên trong và bên ngoài.
Trên cơ sở phân tích, đánh giá một cách đầy đủ, khoa học, bám sát diễn biến tình hình thực tiễn trong nước và quốc tế, Thủ tướng Chính phủ nhấn mạnh chính sách tiền tệ, tài khóa trong thời gian tới được điều chỉnh theo hướng: thực hiện chính sách tiền tệ chủ động, linh hoạt, nới lỏng, kịp thời, hiệu quả hơn; phối hợp đồng bộ, chặt chẽ, hài hoà với chính sách tài khoá mở rộng hợp lý, có trọng tâm, trọng điểm, hiệu quả, nhanh chóng, dứt khoát; chú trọng nâng cao hơn nữa hiệu quả phối hợp các chính sách.
Ngoài ra, Thủ tướng Phạm Minh Chính cũng yêu cầu thúc đẩy mạnh mẽ 3 động lực tăng trưởng: đầu tư, tiêu dùng, xuất khẩu, trong đó lưu ý cần đẩy mạnh hơn nữa giải ngân vốn đầu tư công và thực hiện các công trình hạ tầng trọng điểm…
Đẩy nhanh đầu tư công, gỡ vướng cho thị trường bất động sản
Cũng trong phiên họp, các bộ, ngành và địa phương đã trình bày nhiều vấn đề còn khó khăn, vướng mắc cho phát triển kinh tế - xã hội những tháng cuối năm và đề xuất nhiều giải pháp.
Bộ trưởng Bộ Kế hoạch và Đầu tư Nguyễn Chí Dũng nhận định, trong những tháng cuối năm, các bộ, cơ quan và địa phương cần tập trung triển khai quyết liệt hơn, hiệu quả các nhiệm vụ, giải pháp điều hành trọng tâm.
Về phía Ngân hàng Nhà nước (NHNN), Thống đốc Nguyễn Thị Hồng nhận định, tăng tiếp cận tín dụng đang là vấn đề được quan tâm. NHNN đã và sẽ tiếp tục điều hành linh hoạt, chỉ đạo các tổ chức tín dụng thực hiện các giải pháp nhưng Thống đốc cũng kiến nghị các giải pháp từ phía các cơ quan, bộ ngành khác cần được quan tâm, chẳng hạn như giải quyết đầu ra cho doanh nghiệp thông qua xúc tiến thương mại, khai thác thị trường trong nước, cải thiện điều kiện tiếp cận tín dụng thông qua bảo lãnh tín dụng; thúc đẩy đầu tư công để có sự lan tỏa đến hoạt động sản xuất, kinh doanh khác; tháo gỡ vướng mắc cho thị trường bất động sản…
Về phía các địa phương, Chủ tịch UBND TPHCM Phan Văn Mãi cho biết, trong 6 tháng đầu năm, Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ và các bộ, ngành đã rất quyết liệt trong việc hoàn thiện thể chế, tháo gỡ khó khăn và thúc đẩy các động lực, nhất là trong lĩnh vực đầu tư công. Nhờ đó, kinh tế - xã hội của TPHCM đã có sự chuyển biến tích cực, nhất là trong quý 2/2023.
Chủ tịch TPHCM cũng đặt nhiều kỳ vọng vào việc Quốc hội thông qua Nghị quyết thí điểm các cơ chế chính sách đặc thù đột phá phát triển TPHCM. Đây là cơ sở rất quan trọng để TPHCM triển khai trong thời gian sắp tới.
Chủ tịch UBND TP Hà Nội Trần Sỹ Thanh cũng nhấn mạnh, với những kết quả đã đạt được, Hà Nội sẽ nỗ lực phấn đấu để đạt được các mục tiêu đề ra, đồng thời bày tỏ mong muốn Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ và các bộ, ngành Trung ương tiếp tục quan tâm chỉ đạo thực hiện các nhiệm vụ được giao để hỗ trợ Thành phố hoàn thành các nhiệm vụ trong năm 2023 và những năm tiếp theo.
Một số tỉnh, thành phố khác thông qua Hội nghị đã đề xuất, kiến nghị Chính phủ, các bộ, ngành quan tâm chỉ đạo không để tình trạng thiếu điện quay trở lại, từ đó tạo điều kiện để sản xuất phát triển công nghiệp - động lực chính cho tăng trưởng; có những giải pháp cho thị trường bất động sản...
Tin liên quan
Lãnh đạo Việt Nam gửi thư chúc mừng Tổng thống thứ 47 của Hoa Kỳ Donald Trump
10:24 | 21/01/2025 Sự kiện - Vấn đề
Giá xăng dầu tiếp tục tăng trong kỳ điều hành ngày 16/1/2025
15:51 | 16/01/2025 Sự kiện - Vấn đề
Thủ tướng Phạm Minh Chính tới thủ đô Warsaw, bắt đầu thăm Ba Lan
15:12 | 16/01/2025 Sự kiện - Vấn đề
Cần có các giải pháp đột phá nhằm nâng cao giá trị thương mại hai chiều Việt-Nga
11:13 | 15/01/2025 Sự kiện - Vấn đề
Những thông điệp quan trọng trong chuyến công tác châu Âu của Thủ tướng
11:13 | 15/01/2025 Sự kiện - Vấn đề
Sớm nghiên cứu, đề xuất sửa đổi Luật Hải quan 2014 để đáp ứng yêu cầu đổi mới
09:45 | 15/01/2025 Hải quan
Phát biểu của Tổng Bí thư Tô Lâm tại Hội nghị toàn quốc về đột phá phát triển khoa học, công nghệ, đổi mới sáng tạo và chuyển đổi số quốc gia
09:04 | 14/01/2025 Sự kiện - Vấn đề
Chuyển thành Đại học Kinh tế Quốc dân: Hướng tới cơ cấu đa ngành hợp lý
21:09 | 12/01/2025 Sự kiện - Vấn đề
Du lịch Việt Nam đón tín hiệu lạc quan từ lượng lớn khách quốc tế đầu năm 2025
16:26 | 10/01/2025 Sự kiện - Vấn đề
Vingroup công bố chương trình hành động “Vì Thủ đô trong xanh”
14:53 | 10/01/2025 Sự kiện - Vấn đề
Giá xăng dầu tiếp tục tăng trong kỳ điều hành ngày 9/1
16:46 | 09/01/2025 Sự kiện - Vấn đề
Xây dựng và hoàn thiện thể chế để thực sự là "đột phá của đột phá" năm 2025
19:17 | 08/01/2025 Sự kiện - Vấn đề
Tổng Bí thư Tô Lâm: Cần khơi dậy tính năng động, sáng tạo và tinh thần dám nghĩ, dám làm
16:29 | 08/01/2025 Sự kiện - Vấn đề
Vấn đề Bạn quan tâm
Tin mới
SHB dành hơn 13 tỷ đồng ưu đãi cho khách hàng mở mới và sử dụng tài khoản
Chi 380 tỷ USD nhập khẩu hàng hóa, Trung Quốc chiếm hơn 1/3
Xuất khẩu lập đỉnh hơn 400 tỷ USD, nhóm hàng nào đóng góp nhiều nhất?
Khách hàng cá nhân hưởng lãi vay ưu đãi từ BAC A BANK dịp đầu năm 2025
Cơ hội nào cho xuất khẩu cá tra sang EU năm 2025?
(Infographics) Tổng thu từ xuất nhập khẩu các tỉnh, thành vùng Tây Nguyên
10:50 | 15/12/2024 Hải quan
(INFOGRAPHICS) Kim ngạch hơn 67 tỷ USD, Hàn Quốc là đối tác thương mại lớn thứ 3 của Việt Nam
11:29 | 04/12/2024 Infographics
(INFOGRAPHICS): Tiêu chí lựa chọn doanh nghiệp tham gia chương trình tự nguyện tuân thủ
16:30 | 06/12/2024 Infographics
(INFOGRAPHICS) Tổng thu từ XNK các tỉnh vùng Bắc Trung Bộ và Duyên hải Trung Bộ
16:33 | 06/12/2024 Xuất nhập khẩu
(INFOGRAPHICS) 66 tỷ USD kim ngạch xuất nhập khẩu tháng 11
14:29 | 12/12/2024 Infographics