Doanh nghiệp tiết kiệm 3.500 tỷ đồng tiền thuế mỗi năm nhờ UKVFTA
Bộ trưởng Bộ Công Thương Trần Tuấn Anh |
Bộ trưởng đánh giá như thế nào về cơ hội thúc đẩy XK hàng hóa vào thị trường Anh nhờ Hiệp định UKVFTA?
Bộ trưởng Thương mại Quốc tế Anh Liz Truss: Dự kiến Hiệp định sẽ có hiệu lực vào đầu năm 2021 Thỏa thuận thương mại tự do Việt Nam-Vương quốc Anh là một bước tiến quan trọng trong bối cảnh nước Anh sẽ chính thức xin gia nhập Hiệp định Đối tác Toàn diện và Tiến bộ xuyên Thái Bình Dương (CPTPP) vào đầu năm 2021. Cùng với đó, gia nhập CPTPP sẽ ngày càng thắt chặt hơn mối quan hệ của Vương quốc Anh với Việt Nam; đồng thời tạo điều kiện để hai nước tăng cường mối quan hệ với 11 nền kinh tế năng động trong khu vực Ấn Độ Dương-Thái Bình Dương, mang lại nhiều cơ hội cho Vương quốc Anh, cho nền kinh tế cũng như người dân Anh. Anh sẽ cùng với các đối tác đồng chí hướng như Việt Nam hiện thực hóa các vấn đề kinh tế thông qua thương mại tự do đem lại nhiều hứa hẹn, đặc biệt trong bối cảnh phục hồi từ Covid-19. Dự kiến, Hiệp định UKVFTA sẽ có hiệu lực vào đầu năm 2021. Các DN, chuỗi cung ứng và người tiêu dùng sẽ được hưởng lợi từ chính sách giảm thuế đối với các sản phẩm NK vào Anh như quần áo, vải và giày dép… Đây vốn là các mặt hàng XK có thế mạnh của Việt Nam. |
- Trong nhiều năm qua, Anh đã trở thành thị trường lớn thứ hai tại EU (sau Đức) đối với hàng XK Việt Nam. Quan hệ thương mại Việt Nam – Anh phát triển theo chiều hướng có lợi cho nhiều sản phẩm Việt Nam thể hiện qua mức xuất siêu khoảng gần 5 tỷ USD/năm.
Cơ cấu hàng hóa Việt Nam và Vương quốc Anh có độ bổ sung lớn. Các sản phẩm mà Việt Nam có thế mạnh tại thị trường Anh gồm: Nông sản nhiệt đới, thủy sản, giầy dép, dệt may, đồ da, đồ gỗ, đồ gốm, thuỷ tinh, đồ nhựa và sản phẩm cao su của Việt Nam và máy móc, mô tô, dược phẩm, sản phẩm từ giấy, sản phẩm từ gỗ và bột giấy, sản phẩm sắt thép, hóa chất. Điều này cho thấy trao đổi thương mại giữa hai quốc gia trong thời gian tới còn nhiều dư địa phát triển.
Do đó, UKVFTA được kỳ vọng sẽ tiếp nối động lực thúc đẩy quan hệ thương mại, đầu tư của hai bên trong những năm tới, trước hết là thúc đẩy XK các mặt hàng chủ lực của Việt Nam. Sau 6 năm có hiệu lực, Anh sẽ xóa bỏ thuế NK đối với 99,2% số dòng thuế, tương đương 99,7% kim ngạch XK của Việt Nam. Anh cũng cam kết dành cho Việt Nam hạn ngạch thuế quan với thuế 0% cho 10 mặt hàng như trứng gia cầm, ngô, gạo, tinh bột sắn, cá ngừ, đường, nấm...
Bộ trưởng có thể phân tích rõ hơn những ích lợi về mặt thuế quan định lượng thành con số mà DN, hàng hóa Việt Nam có thể được hưởng lợi khi UKVFTA có hiệu lực?
- UKVFTA vừa được hoàn tất đàm phán, ký kết có ý nghĩa lớn đảm bảo thương mại song phương giữa Việt Nam và Anh không bị gián đoạn sau khi giai đoạn chuyển tiếp của tiến trình Brexit kết thúc.
Với các cam kết mở cửa thị trường, cộng thêm hạn ngạch đối với những mặt hàng có lợi thế cạnh tranh, Hiệp định này giúp DN có thêm cơ hội XK vào Anh. Theo tính toán, giá trị thuế NK mà hàng hóa Việt Nam tiết kiệm được khi vào Anh ước đạt 3.500 tỷ đồng/năm. Điều này có ý nghĩa rất quan trọng trong bối cảnh đại dịch Covid-19.
Dẫn chứng thực tế từ đại dịch Covid-19 vừa qua cho thấy, dù kim ngạch XK chung vào Anh giảm nhưng nhu cầu nông sản, thực phẩm, sản phẩm điện tử, đồ vệ sinh, đồ bảo hộ cá nhân, thiết bị y tế... của thị trường Anh có xu hướng gia tăng. Do đó, kết hợp với những cơ hội về tiếp cận thị trường từ UKVFTA, XK hàng hóa sang thị trường Anh sẽ tiếp tục được thúc đẩy mạnh.
Hiện tại, XK của ngành dệt may của Việt Nam sang Anh chỉ chiếm 2,77% tổng lượng NK vào thị trường Anh. Do đó, ngành này vẫn còn dư địa rất lớn để phát triển và gia tăng kim ngạch nhờ UKVFTA. Ảnh: Nguyễn Thanh |
Hiệp định UKVFTA dù mở ra nhiều cơ hội thúc đẩy XK hàng hóa cho Việt Nam, đặc biệt là hàng nông, thủy sản, tuy nhiên không ít ý kiến cho rằng, các rào cản phi thuế quan, điển hình là tiêu chuẩn kỹ thật cũng như yêu cầu cao về chất lượng hàng hóa là điều không dễ vượt qua. Điều này có thể cản trở quá trình tận dụng cơ hội của DN Việt. Quan điểm của Bộ trưởng như thế nào?
- Thực tế tiêu chuẩn kỹ thuật và yêu cầu chất lượng đối với hàng hóa NK từ phía Anh là rất cao. Điển hình như với nông sản, dù UKVFTA kế thừa những ưu đãi với những quy định SPS (Hiệp định về việc áp dụng các biện pháp vệ sinh an toàn thực phẩm và kiểm dịch động thực vật-PV) linh hoạt trong EVFTA nhưng các ngành hàng nông sản của nước ta như chè, rau quả... cần cải thiện tính đồng nhất trong từng lô hàng, công tác thu hoạch bảo quản và chất lượng sản phẩm thì mới có thể chinh phục được thị trường “khó tính” này.
Cùng với đó, mặc dù Hiệp định tạo thuận lợi trong việc mở rộng nguồn cung trong các quy tắc xuất xứ trong Hiệp định UKVFTA, nhưng nguồn nguyên liệu cho sản xuất hàng XK hiện nay của Việt Nam chủ yếu được NK từ Trung Quốc hoặc ASEAN. Do đó trong thời gian tới, cần chuyển hướng NK nguồn nguyên liệu trong ngành này để tận dụng được những cơ hội từ các cam kết của Hiệp định.
Xin cảm ơn Bộ trưởng!
Anh là đối tác thương mại lớn thứ 3 của Việt Nam tại khu vực EU. Theo số liệu của Tổng cục Hải quan, năm 2019, tổng kim ngạch XNK hai nước đạt 6,6 tỷ USD, trong đó XK đạt 5,8 tỷ USD và NK đạt 857 triệu USD. Trong giai đoạn từ 2011-2019, tốc độ tăng trưởng kim ngạch XNK song phương Việt - Anh tăng trung bình 12,1%/năm, cao hơn mức trung bình chung của Việt Nam 10%/năm. Tăng trưởng tổng kim ngạch XNK với thị trường này cũng đạt mức cao (trên 10%). Mặt hàng XNK giữa hai quốc gia mang tính bổ sung thay vì cạnh tranh. |
Tin liên quan
Sửa Luật Thuế thu nhập doanh nghiệp, không ưu đãi cho các ngành nghề trùng lắp, dàn trải
12:52 | 22/11/2024 Tài chính
Xuất khẩu tăng hơn 45 tỷ USD, ngành hàng nào đóng góp nhiều nhất?
11:02 | 22/11/2024 Xuất nhập khẩu
Nâng dự báo tăng trưởng GDP của Việt Nam do xu hướng phục hồi mạnh mẽ
08:17 | 22/11/2024 Kinh tế
Chính sách đột phá phát triển nhà ở xã hội
20:34 | 21/11/2024 Kinh tế
10 tháng chi hơn 117 tỷ USD nhập hàng Trung Quốc
14:35 | 21/11/2024 Xuất nhập khẩu
(INFOGRAPHICS) Malaysia: Đối tác chục tỷ đô của Việt Nam ở Đông Nam Á
11:01 | 21/11/2024 Infographics
(INFOGRAPHICS) Thương mại Việt Nam - Campuchia đạt hơn 8 tỷ USD
08:37 | 21/11/2024 Infographics
Đường sắt tốc độ cao Bắc – Nam: Cần được đánh giá rất kỹ với góc nhìn đa chiều
22:33 | 20/11/2024 Kinh tế
Giữa tháng 11, xuất nhập khẩu đạt hơn 681 tỷ USD bằng cả năm 2023
15:50 | 20/11/2024 Xuất nhập khẩu
Nhập khẩu nguyên liệu dệt may da giày tăng mạnh
14:49 | 20/11/2024 Xuất nhập khẩu
“Thủ phủ” xuất khẩu đồ gỗ trước nhiều cơ hội bứt phá
13:30 | 20/11/2024 Kinh tế
(INFOGRAPHICS) 70 tỷ USD kim ngạch xuất nhập khẩu tháng 10/2024
10:33 | 20/11/2024 Xuất nhập khẩu
Sắt thép nhập khẩu tăng mạnh vào nhóm chục tỷ đô
09:03 | 20/11/2024 Xuất nhập khẩu
Triển vọng xuất khẩu tôm thời điểm cuối năm
08:41 | 20/11/2024 Kinh tế
Vấn đề Bạn quan tâm
Tin mới
Quốc hội xem xét bổ sung, tăng thuế tiêu thụ đặc biệt với thuốc lá, bia rượu
Sửa Luật Thuế thu nhập doanh nghiệp, không ưu đãi cho các ngành nghề trùng lắp, dàn trải
Nguồn thu tiền sử dụng đất chưa đạt, chưa đủ chi cho đầu tư công
Xuất khẩu tăng hơn 45 tỷ USD, ngành hàng nào đóng góp nhiều nhất?
Ô tô nhập từ Nhật Bản tăng đột biến trong tháng 10
Chương trình Chuyển động Hải quan kỳ 2 tháng 11/2024
14:31 | 21/11/2024 Hải quan
(LONGFORM) Sứ mệnh phát triển quan hệ đối tác Hải quan- Doanh nghiệp
10:58 | 11/11/2024 Hải quan
Podcast Hải quan Online tổng hợp tuần 2 tháng 11/2024 (từ ngày 4/10 đến 10/11/2024)
08:52 | 11/11/2024 Multimedia
(INFOGRAPHICS): Thu ngân sách tại 10 đơn vị hải quan tăng 11,86%
14:03 | 04/11/2024 Infographics
(INFOGRAPHICS) 32 tỷ USD kim ngạch xuất nhập khẩu nửa đầu tháng 10
09:14 | 29/10/2024 Infographics