Doanh nghiệp phải nắm vững các quy định để được hưởng ưu đãi thuế XNK
Các diễn giả tại Tọa đàm. |
Xây dựng môi trường chính sách ổn định, dễ dự đoán
Theo ông Phạm Tuấn Anh, hoạt động kinh tế luôn luôn vận động tạo ra yêu cầu sửa đổi đối với danh mục thực hiện phân loại hàng hóa xuất nhập khẩu. Theo đó, danh mục HS của Tổ chức Hải quan thế giới (WCO) và Danh mục AHTN của ASEAN được định kỳ sửa đổi theo lộ trình 5 năm một lần.
Tương ứng như vậy, các Nghị định biểu thuế xuất khẩu ưu đãi, nhập khẩu ưu đãi cũng được ban hành theo lộ trình thực thi tương ứng nhằm nội luật hóa các cam kết thuế quan, phù hợp phân loại hàng hóa theo chuẩn mực quốc tế trên cơ sở theo Danh mục hàng hóa xuất nhập khẩu theo HS/AHTN, giảm vướng mắc về phân loại, thuận thiện cho công tác kê khai, tính thuế hải quan.
Các Nghị định này ban hành biểu thuế xuất khẩu ưu đãi, nhập khẩu ưu đãi đặc biệt cho giai đoạn 2022 – 2027 phù hợp với Danh mục hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu Việt Nam triển khai Danh mục HS của Tổ chức Hải quan thế giới và AHTN 2022 của ASEAN.
“Sự phù hợp và thống nhất về danh mục hàng hóa với tiêu chuẩn quốc tế sẽ giúp công tác thực thi được minh bạch, tạo thuận lợi cho hoạt động trao đổi thương mại. Đây cũng là cơ sở pháp lý về thuế nhập khẩu ưu đãi đặc biệt của Việt Nam thực thi các FTA với lộ trình cụ thể, áp dụng ổn định trong 5 năm tới. Điều này góp phần xây dựng môi trường chính sách ổn định, dễ dự đoán cho các doanh nghiệp tham gia hoạt động xuất nhập khẩu của Việt Nam”, ông Phạm Tuấn Anh khẳng định. .
Thông tin thêm về vấn đề này, ông Phạm Tuấn Anh cho hay, theo thực tiễn trên thế giới, một số quốc gia như Hoa Kỳ, Canada thuế suất được cập nhật hàng năm, tuy nhiên, để làm cơ sở cho việc lập kế hoạch sản xuất, kinh doanh của DN, Bộ Tài chính đã trình Chính phủ ban hành các biểu thuế với lộ trình 5 năm tương ứng theo HS/AHTN cùng với đó là duy trì ổn định các điều kiện hưởng ưu đãi đảm bảo tính thống nhất, dễ theo dõi, thực thi của hệ thống văn bản quy phạm pháp luật.
“Bên cạnh đó, các văn bản cũng đảm bảo được lộ trình xử lý các yêu cầu cập nhật, bổ sung và “nâng cấp” các hiệp định để tránh phát sinh các vướng mắc trong thực thi”, lãnh đạo Vụ Hợp tác quốc tế nhấn mạnh.
Cũng theo ông Phạm Tuấn Anh, việc ban hành Nghị định biểu thuế xuất khẩu ưu đãi, biểu thuế nhập khẩu ưu đãi đặc biệt của Việt Nam để thực hiện cam kết tại các FTA/PTA tiếp tục thể chế hóa mục tiêu, quan điểm chỉ đạo về công tác hội nhập kinh tế quốc tế, thực hiện nghiêm túc các cam kết tại các điều ước quốc tế mà Việt Nam là thành viên, góp phần tiếp tục tạo thuận lợi, thúc đẩy trao đổi thương mại giữa Việt Nam và các nước, dự kiến sẽ tiếp tục đem lại những hiệu ứng tích cực cho phát triển kinh tế Việt Nam.
Các Nghị định đảm bảo tính ổn định trong áp dụng, đặc biệt là quy định về điều kiện hưởng ưu đãi
Theo lãnh đạo Vụ Hợp tác quốc tế, về cơ bản, các quy định tại các Nghị định được kế thừa, đảm bảo tính ổn định trong áp dụng, đặc biệt là các quy định về điều kiện hưởng ưu đãi. Bên cạnh đó, Nghị định cũng có một số điểm mới nhằm đảm bảo việc thực thi như: chuyển đổi cam kết thuế quan tại tại các Hiệp định để phù hợp với Danh mục hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu trên cơ sở AHTN 2022; bổ sung phạm vi các nước được hưởng ưu đãi với một số Hiệp định đối với các quốc gia vừa thông báo điều ước quốc tế có hiệu lực như Peru với CPTPP hay bổ sung Ceuta và Melila tại EVFTA; hoàn thiện, chỉnh lý một số nội dung để tăng tính rõ ràng về pháp lý, tránh vướng mắc trong thực thi như quy định về cho hưởng ưu đãi với khu phi thuế quan, quy định về điều kiện hưởng ưu đãi.
“Về thuế quan, so với danh mục AHTN 2017 với 10.813 dòng thuế, AHTN 2022 đã được mở rộng phạm vi với 11.414 dòng thuế, tương ứng với đó là số dòng thuế tại các Nghị định cũng được tăng lên”, ông Phạm Tuấn Anh cho biết.
Ông Phạm Tuấn Anh, Phó Vụ trưởng Vụ Hợp tác quốc tế (Bộ Tài chính) chia sẻ tại Tọa đàm. |
Bên cạnh đó, ngoài một số FTA đã kết thúc lộ trình cắt giảm thuế quan như ATIGA (2018), ASEAN – Trung Quốc (2020), ASEAN – Hàn Quốc (2021) và AANZFTA (2022), các FTA khác vẫn tiếp tục lộ trình cắt giảm thuế quan. Cùng với đó, để bảo lưu quyền lợi của Việt Nam khi thực thi FTA/PTA, các biểu thuế tiếp tục duy trì việc tách các dòng thuế ở cấp độ 10 số quốc gia, tuy nhiên, do quá trình thực thi cơ bản đã ổn định, số lượng các dòng thuế cấp 10 số giảm xuống chỉ còn 497 dòng (giảm 124 dòng so với phiên bản cũ).
Tuy vậy, quá trình chuyển đổi thuế tuân thủ hoàn toàn các cam kết mà ta đang thực thi, không tạo ra các ảnh hưởng tiêu cực đến việc tận dụng ưu đãi của DN.
Cơ quan quản lý và DN cùng phối hợp để đem lại lợi ích tối đa cho DN
Để DN có thể tận dụng tối đa các ưu đãi đặc biệt tại các biểu thuế XK, NK ưu đãi, thúc đẩy sản xuất kinh doanh, ông Phạm Tuấn Anh cho biết, trước hết, qua điều tra thì thấy hạn chế lớn nhất của việc tận dụng hiệu quả các ưu đãi thuế của các hiệp định FTA chính là vấn đề về nhận thức, vấn đề về năng lực tiếp cận thông tin và năng lực phân tích thông tin của các đối tượng có khả năng thu lợi.
Từ góc độ cơ quan quản lý nhà nước, qua phân tích, đánh giá cả một giai đoạn, các cơ quan này cũng đã đưa ra những biện pháp, giải pháp và được quan tâm từ các cấp.
“Hiện nay, các hệ thống về các cẩm nang phân tích chiều ngang, chiều dọc các cam kết quốc tế, trong đó có cam kết về thuế xuất nhập khẩu đã được chỉ đạo khá đầy đủ, được cập nhật thường xuyên, đây sẽ là tài liệu rất giá trị mà các DN, dù là DN có kiến thức về lĩnh vực này còn hạn chế vẫn có thể sử dụng được”, ông Phạm Tuấn Anh cho biết.
Các hiệp hội DN của Việt Nam trong đó có cả DN FDI đang hoạt động tại Việt Nam cũng rất tích cực, chủ động trong việc xây dựng các cẩm nang hướng dẫn và cập nhật thông tin.
Những công cụ, những thông tin đó cùng với Luật Ban hành văn bản quy phạm pháp luật đòi hỏi cơ quan ban hành phải thực hiện rất nghiêm túc và đầy đủ quy trình đăng tải thông tin và thu thập ý kiến, giải trình ý kiến của tất cả các đối tượng có liên quan trong quá trình lấy ý kiến xây dựng văn bản quy phạm pháp luật.
“Đối với DN thì tri thức là sức mạnh, là cơ sở để tạo nên khả năng cạnh tranh, do đó bản thân các DN phải tận dụng được những cơ hội tiếp cận với những thông tin, những hỗ trợ cũng như quyền được góp ý với các văn bản quy phạm pháp luật”, ông Phạm Tuấn Anh khuyến nghị.
Bên cạnh đó, đại diện lãnh đạo Vụ Hợp tác quốc tế cũng nhấn mạnh, DN cần nâng cao năng lực hiểu biết, DN có quyền tác động tới chính sách phục vụ mình, do đó, doanh nghiệp phải có năng lực tham gia vào quá trình hoàn thiện thể chế; phải nắm vững các quy định để được hưởng những ưu đãi mà mình có thể hưởng. Cơ quan quản lý và DN có thể cùng nhau phối hợp để đem lại lợi ích tối đa cho DN.
Để hỗ trợ các DN tiếp cận và tận dụng tốt các quy định tại 17 Nghị định về biểu thuế ưu đãi, ông Phạm Tuấn Anh cho biết, về mặt chủ trương, đường lối, hướng dẫn thì các cơ quan phân tích, đánh giá về triển khai thực thi FTA đã thực hiện thường xuyên, liên tục.
Về công cụ triển khai thực hiện thì các cơ quan, cụ thể như Tổng cục Hải quan, cơ sở dữ liệu về thuế suất theo từng đối tác và cơ sở pháp lý của từng dòng thuế đó, điều kiện được hưởng… đã được Tổng cục Hải quan đăng tải trên trang thông tin điện tử của Tổng cục. DN muốn tra cứu mã số của hàng hóa hoặc mô tả hàng hóa thì tự gõ vào tra cứu theo mã số HS. Sâu hơn, DN có thể tìm hiểu về các điều kiện để được hưởng ưu đãi, trong đó điều kiện được hưởng đòi hỏi trí thức nhiều nhất chính là về quy tắc xuất xứ.
“Những công cụ đó được sử dụng, tận dụng lặp đi lặp lại sẽ tạo ra kỹ năng, tạo tri thức cho DN trong việc tận dụng tối đa ưu đãi”, ông Phạm Tuấn Anh nhấn mạnh.
Tin liên quan
Ford Việt Nam khuyến mại giảm giá lớn trong tháng 11
14:22 | 07/11/2024 Xe - Công nghệ
Nỗ lực thu thuế xuất nhập khẩu trước tác động từ FTA
08:21 | 06/11/2024 Hải quan
Hoàn thiện pháp luật về thuế xuất nhập khẩu theo hướng miễn giảm đúng đối tượng
09:31 | 02/11/2024 Hải quan
Số liệu chính xác giúp quản lý hiệu quả tài sản công
16:42 | 22/11/2024 Tài chính
Quốc hội xem xét bổ sung, tăng thuế tiêu thụ đặc biệt với thuốc lá, bia rượu
12:59 | 22/11/2024 Tài chính
Sửa Luật Thuế thu nhập doanh nghiệp, không ưu đãi cho các ngành nghề trùng lắp, dàn trải
12:52 | 22/11/2024 Tài chính
Nguồn thu tiền sử dụng đất chưa đạt, chưa đủ chi cho đầu tư công
11:16 | 22/11/2024 Tài chính
Ra mắt sản phẩm trợ lý ảo hỗ trợ người nộp thuế
16:27 | 21/11/2024 Thuế - Kho bạc
Ngành Thuế phấn đấu tiết kiệm thêm 10% chi thường xuyên tăng thêm dự toán 2025
16:20 | 20/11/2024 Thuế - Kho bạc
Các công ty chứng khoán sẵn sàng cho “sân chơi Non-Prefunding”
13:15 | 20/11/2024 Tài chính
Quản lý chặt chẽ nợ công, đảm bảo an toàn tài chính quốc gia năm 2025
08:39 | 20/11/2024 Tài chính
Học viện Tài chính tiếp tục đổi mới, nâng cao chất lượng giáo dục và đào tạo
19:43 | 19/11/2024 Tài chính
Sửa tên gọi dự thảo 1 luật sửa 7 luật thuộc lĩnh vực tài chính
16:24 | 19/11/2024 Tài chính
Bộ Tài chính Mỹ tiếp tục xác định Việt Nam không thao túng tiền tệ
14:50 | 17/11/2024 Tài chính
Minh bạch thông tin giúp nâng cao vị thế của doanh nghiệp niêm yết
10:40 | 16/11/2024 Tài chính
Triệt để cắt giảm các nhiệm vụ chi không thực sự cấp bách để dành chi đầu tư phát triển
20:39 | 15/11/2024 Tài chính
Vấn đề Bạn quan tâm
Tin mới
Thách thức chuyển đổi số trong chống hàng giả, xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ
Xuất khẩu dệt may lạc quan nhờ cơ hội thị trường
Cơ hội để 500 triệu người thoát nghèo
Ra mắt Bộ quy tắc đạo đức, ứng xử nghề nghiệp môi giới bất động sản
Sẽ có nhiều điểm mới quản lý loại hình gia công, sản xuất xuất khẩu
Chương trình Chuyển động Hải quan kỳ 2 tháng 11/2024
14:31 | 21/11/2024 Hải quan
(LONGFORM) Sứ mệnh phát triển quan hệ đối tác Hải quan- Doanh nghiệp
10:58 | 11/11/2024 Hải quan
Podcast Hải quan Online tổng hợp tuần 2 tháng 11/2024 (từ ngày 4/10 đến 10/11/2024)
08:52 | 11/11/2024 Multimedia
(INFOGRAPHICS): Thu ngân sách tại 10 đơn vị hải quan tăng 11,86%
14:03 | 04/11/2024 Infographics
(INFOGRAPHICS) 32 tỷ USD kim ngạch xuất nhập khẩu nửa đầu tháng 10
09:14 | 29/10/2024 Infographics