Doanh nghiệp đồ uống lo bị “lấn sân”
Ngày 23-9, Bộ Công Thương đã tổ chức hội nghị kết nối các doanh nghiệp sản xuất và thương mại trong ngành đồ uống nhằm mục tiêu nâng cao năng lực cạnh tranh, mở rộng thị trường qua đó phục vụ tốt hơn nhu cầu người tiêu dùng.
Bà Lê Thị Việt Nga, Phó Vụ trưởng Vụ Thị trường trong nước (Bộ Công Thương) cho rằng, ngành đồ uống đã có sự phát triển vượt bậc, đáp ứng được nhu cầu tiêu dùng trong nước nhưng, cũng như tạo động lực quan trọng cho các lĩnh vực như nông nghiệp, vận tải, cơ khí, hóa sinh, sản xuất bao bì, dịch vụ... phát triển. Tuy nhiên, 2 năm gần đây, tốc độ tăng trưởng của ngành này dần chững lại, nhất là ngành bia.
Thống kê của Hiệp hội Bia- Rượu- Nước giải khát Việt Nam (VBA) cho thấy, tốc độ tăng trưởng bình quân đối với lĩnh vực nước giải khát giai đoạn từ 2008-2011 luôn ở mức 17,03%/năm, nhưng từ 2012 đến nay, tốc độ tăng trưởng đã chậm lại, chỉ đạt mức 6%/năm và đến năm 2014 tăng trưởng chỉ xấp xỉ 4%/năm.
Riêng với ngành bia, nguyên nhân suy giảm được ông Nguyễn Văn Việt, Chủ tịch VBA lý giải là do chi phí sản xuất tăng, đồ uống nước ngoài lấn sân. "Từ năm 2016, khi thị trường thương mại Việt Nam mở toang cửa, doanh nghiệp đồ uống nếu không nâng chất lượng và kênh phân phối, sẽ có nguy cơ thua ngay trên sân nhà", ông Việt nói.
Bổ sung thêm nhận định trên, ông Lê Hồng Xanh, Phó Tổng Giám đốc Tổng Công ty CP Bia- Rượu- Nước giải khát Sài Gòn (SABECO) lo ngại, nhiều hãng bia lớn trên thế giới đang có kế hoạch sản xuất và phân phối sản phẩm tại Việt Nam. Trong khi đó, doanh nghiệp nước ngoài có nhiều điểm hơn hẳn doanh nghiệp trong nước như kinh nghiệm, vốn, quản trị doanh nghiệp. Còn doanh nghiệp trong nước lại gặp vướng mặc về thủ tục hành chính.
Không chỉ vậy, theo ông Dương Như Quang, Giám đốc Công ty TNHH Hải Hà (doanh nghiệp phân phối sản phẩm của HABECO), còn có sự cạnh tranh không lành mạnh của các hãng bia, thậm chí các đại lý kinh doanh cùng một hãng cũng cạnh tranh không lành mạnh.
Do đó, để doanh nghiệp nội có khả năng cạnh tranh với doanh nghiệp thế giới, ngoài việc nâng cao sản xuất thì hệ thống thương mại sẽ là yếu tố quyết định sự thành công.
Đồng tình với quan điểm này, bà Nga cho rằng, trước áp lực cạnh tranh và xu hướng hội nhập sâu vào nền kinh tế thế giới, ngành đồ uống trong nước cũng đứng trước nhiều thách thức và là một trong những lo ngại lớn chính là khả năng thu hẹp quy mô sản xuất.
Chính vì vậy, việc liên kết giữa các doanh nghiệp sản xuất và thương mại là động lực quan trọng giúp ngành đồ uống có một vị thế lớn hơn, nhằm giảm chi phí cũng như có thể tạo ra một hệ thống khép kín từ sản xuất, phân phối cho đến lưu thông để phục vụ người tiêu dùng, từ đó có thể vươn lên chiếm lĩnh thị trường nội địa, hướng tới xuất khẩu.
Tin liên quan
Cơn khát căn hộ tại lõi trung tâm nội đô tiếp tục tiếp diễn
19:57 | 23/12/2024 Kinh tế
Công bố 10 sự kiện nổi bật ngành Công Thương năm 2024
19:19 | 23/12/2024 Kinh tế
Kim ngạch xuất nhập khẩu tiến tới mốc lịch sử khoảng 800 tỷ USD
15:45 | 23/12/2024 Xuất nhập khẩu
Xuất khẩu 2024 có thể lập đỉnh mới hơn 400 tỷ USD
09:38 | 23/12/2024 Xuất nhập khẩu
Đánh thức tiềm năng dược liệu vùng Đồng bằng sông Cửu Long
08:38 | 23/12/2024 Kinh tế
Trung Đông- thị trường tiềm năng xuất khẩu thủy sản của Việt Nam
15:28 | 22/12/2024 Kinh tế
(INFOGRAPHICS) Xuất nhập khẩu nửa đầu tháng 12 có chiều hướng giảm
10:54 | 22/12/2024 Infographics
Xuất khẩu dừa bước vào chu kỳ tăng tốc
09:52 | 22/12/2024 Kinh tế
Xuất nhập khẩu chính thức đạt gần 750 tỷ USD
18:24 | 20/12/2024 Xuất nhập khẩu
Cơ hội bền vững để hàng Việt Nam thâm nhập thị trường toàn cầu
08:00 | 20/12/2024 Kinh tế
Nắm bắt xu thế chuyển đổi xanh - Cơ hội sống còn của doanh nghiệp Việt Nam
07:53 | 20/12/2024 Kinh tế
Diễn biến nào của lãi suất cho vay trong năm 2025?
21:39 | 19/12/2024 Kinh tế
Nhập khẩu từ Trung Quốc cao kỷ lục đạt hơn 130 tỷ USD
14:40 | 19/12/2024 Xuất nhập khẩu
Vấn đề Bạn quan tâm
Tin mới
Cơn khát căn hộ tại lõi trung tâm nội đô tiếp tục tiếp diễn
Công bố 10 sự kiện nổi bật ngành Công Thương năm 2024
Những thông tin hấp dẫn trên Tạp chí Hải quan số 103 phát hành ngày 24/12/2024
Chìa khóa để TPHCM tiến vào kỷ nguyên mới, vươn lên cùng khát vọng dân tộc
Kim ngạch xuất nhập khẩu tiến tới mốc lịch sử khoảng 800 tỷ USD
(Infographics) Tổng thu từ xuất nhập khẩu các tỉnh, thành vùng Tây Nguyên
10:50 | 15/12/2024 Hải quan
(INFOGRAPHICS) Kim ngạch hơn 67 tỷ USD, Hàn Quốc là đối tác thương mại lớn thứ 3 của Việt Nam
11:29 | 04/12/2024 Infographics
(INFOGRAPHICS): Tiêu chí lựa chọn doanh nghiệp tham gia chương trình tự nguyện tuân thủ
16:30 | 06/12/2024 Infographics
(INFOGRAPHICS) Tổng thu từ XNK các tỉnh vùng Bắc Trung Bộ và Duyên hải Trung Bộ
16:33 | 06/12/2024 Xuất nhập khẩu
(INFOGRAPHICS) 66 tỷ USD kim ngạch xuất nhập khẩu tháng 11
14:29 | 12/12/2024 Infographics