Doanh nghiệp chưa chủ động tận dụng lợi ích từ cơ chế doanh nghiệp ưu tiên
Đề xuất kéo dài thời gian công nhận doanh nghiệp ưu tiên từ 3 lên 5 năm | |
Tổng cục Hải quan lắng nghe ý kiến về chương trình "Doanh nghiệp ưu tiên" |
Ông Bùi Ngọc Tuấn, Phó Tổng Giám đốc Dịch vụ Tư vấn Thuế và Hải quan. |
Xin ông cho biết những lợi ích cơ bản của cơ chế doanh nghiệp ưu tiên hiện nay?
Theo khung tiêu chuẩn SAFE về đảm bảo và tạo thuận lợi thương mại toàn cầu của Tổ chức Hải quan thế giới (WCO), những lợi ích của cơ chế DN ưu tiên được chia thành 2 nhóm. Thứ nhất là nhóm các lợi ích chung bao gồm các chính sách giảm thiểu thủ tục hành chính, giảm thời gian giao nhận, lưu kho hàng hóa, ưu tiên trong tiếp cận thông tin và trao đổi với chính phủ và các cơ quan… Thứ hai là nhóm các lợi ích cụ thể cho từng bên trong giao dịch XNK bao gồm người XK, người NK, đơn vị cung cấp dịch vụ kho bãi, đơn vị cung cấp dịch vụ logistics...
Quy định về DN ưu tiên hiện hành đã đưa ra một số lợi ích chung như miễn kiểm tra chứng từ, miễn kiểm tra thực tế hàng hoá trong quá trình làm thủ tục hải quan, thông quan bằng tờ khai chưa hoàn chỉnh, các lợi ích về thời hạn nộp hồ sơ hải quan, xử lý nộp thuế...
Đánh giá của ông về cơ chế DN ưu tiên đang được áp dụng tại Việt Nam, những tác động tích cực cụ thể của cơ chế này tới hoạt động của DN?
Theo đánh giá của Deloitte, dù còn nhiều không gian chính sách được yêu cầu để bổ sung lợi ích cho DN ưu tiên trong thời gian tới, nhưng cơ chế hiện nay đã giúp đơn giản hóa quy trình, tiết kiệm thời gian làm thủ tục hải quan, mang lại lợi ích không nhỏ về quản lý dòng tiền, cắt giảm đáng kể chi phí logistics, tạo điều kiện thúc đẩy hoạt động kinh doanh, XNK hàng hoá của các DN.
Cơ chế ưu tiên có thể xem là một trong những phương án khả thi để cắt giảm chi phí, tăng cường hiệu quả chuỗi cung ứng, đặc biệt đối với các DN trung bình và lớn trước tình hình Covid-19 vẫn đang diễn biến phức tạp. Ở thời điểm hiện tại, các điều kiện quy định áp dụng cho DN ưu tiên vẫn còn tương đối mở, các DN nếu thỏa mãn điều kiện về kim ngạch XNK sẽ có cơ hội rất lớn để áp dụng được cơ chế này.
Ngoài ra, khi được công nhận là DN ưu tiên, DN sẽ được tham gia vào cộng đồng DN ưu tiên. Đây là tập hợp của những DN, tổ chức có quy mô hàng đầu tại Việt Nam, và có ảnh hưởng lớn tới tình hình kinh tế - xã hội tại nhiều địa phương. Tham gia vào cộng đồng này sẽ giúp các DN có cơ hội hợp tác kinh doanh, chia sẻ kinh nghiệm thực tiễn về quản lý DN và hoạt động XNK, đóng góp vào quá trình xây dựng và điều chỉnh chính sách quản lý, trong đó có chính sách về thuế XNK và thủ tục hải quan.
Về thương mại quốc tế, cơ chế DN ưu tiên có thể coi như một chứng chỉ đảm bảo về độ tin cậy, năng lực kinh tế, và tính tuân thủ pháp luật của DN. Trong thời gian tới khi Việt Nam áp dụng Thỏa thuận Công nhận Lẫn nhau (MRA) với các nước như Hàn Quốc, ASEAN, DN ưu tiên của Việt Nam có thể tăng khả năng cạnh tranh trên thị trường quốc tế khi được tiếp cận gần hơn, nhanh hơn với nhiều khách hàng mới và tiềm năng tại các nước đối tác.
Là cơ chế rất ưu việt, tuy nhiên, theo đánh giá, số lượng DN ưu tiên tại Việt Nam vẫn khá khiêm tốn, theo ông lí do vì sao?
Không thể phủ nhận những lợi ích do cơ chế này đem lại, nhưng số lượng DN ưu tiên ở Việt Nam vẫn chỉ khiêm tốn dừng ở mức 2 chữ số (hơn 70 DN) sau hơn 10 năm triển khai. Phần lớn trong số đó là các DN FDI có kim ngạch XNK cao. Nguyên nhân dẫn đến tình trạng này là do các DN chưa nắm rõ quy định, chưa có cơ hội kiểm chứng những lợi ích.
Bên cạnh đó, điều kiện áp dụng DN ưu tiên được quy định tại Thông tư 72/2015/TT-BTC (Thông tư 72) và Thông tư 07/2020/TT-BTC vẫn còn nhiều điểm cần cụ thể hơn, tạo điều kiện cho DN trong việc đánh giá khả năng đáp ứng các điều kiện. Ví dụ, Thông tư 72 quy định cụ thể về kim ngạch XNK, nhưng lại chưa có hướng dẫn chi tiết về phương pháp tính. Điều này khiến một số DN với kim ngạch XNK ước tính xấp xỉ ở ngưỡng quy định có quan ngại về việc thỏa mãn điều kiện. Trải qua 6 năm thực thi, Thông tư 72 dần bộc lộ những điểm thiếu và chưa đạt được mục tiêu hỗ trợ cũng như tạo thuận lợi thương mại của Bộ Tài chính và Tổng cục Hải quan. Dù phần nào phản ánh được các nội dung trọng yếu theo Khung tiêu chuẩn SAFE của WCO về tạo thuận lợi thương mại quốc tế, nhưng vẫn tồn tại chênh lệch giữa những quy định về lợi ích đối với cơ chế DN ưu tiên tại Việt Nam và thông lệ quốc tế.
Ông có khuyến nghị gì để số DN được hưởng cơ chế DN ưu tiên tại Việt Nam sẽ đông đảo hơn trong thời gian tới?
Hiện nay, Chính phủ đang chỉ đạo Bộ Tài chính và Tổng cục Hải quan xem xét sửa đổi Nghị định 08/2015/NĐ-CP hướng dẫn thi hành Luật Hải quan cho phù hợp với thực tiễn các giao dịch và hoạt động của DN, trong đó có những nội dung liên quan tới DN ưu tiên.
Có thể thấy hiện nay nhiều DN đủ điều kiện nhưng chưa chủ động tìm hiểu, tận dụng các lợi ích từ cơ chế DN ưu tiên, thậm chí một số DN có tâm lý chờ đợi sự thay đổi của hành lang pháp lý. Trong tương lai gần, lợi ích từ cơ chế DN ưu tiên có thể sẽ rõ ràng và phổ cập hơn, nhưng đồng thời, điều kiện áp dụng cũng có thể sẽ tiệm cận hơn với thông lệ quốc tế. Nói cách khác số lượng tiêu chí sẽ tăng lên cùng với mức độ “khó” của tiêu chí. Bằng chứng là cơ quan Hải quan đã đình chỉ thực hiện chế độ ưu tiên của một số DN ưu tiên trong 2-3 năm gần đây, sau khi xác định DN không đáp ứng được các điều kiện quy định.
Xin cảm ơn ông!
Tin liên quan
"Thực chiến" trong đào tạo cho nguồn nhân lực hội nhập quốc tế
15:19 | 02/11/2024 Doanh nghiệp - Doanh nhân
Tối ưu hóa chuỗi cung ứng, thúc đẩy giao thương Việt Nam - Trung Quốc
12:39 | 02/11/2024 Kinh tế
Hải quan Đồng Nai: Cục trưởng trực tiếp gặp gỡ, trao đổi với doanh nghiệp hàng tháng
09:26 | 02/11/2024 Hải quan
Hải quan Hà Nam Ninh số hóa hồ sơ, thủ tục hành chính trong hoạt động nghiệp vụ
14:58 | 02/11/2024 Hải quan
Chính phủ điều chỉnh thuế xuất nhập khẩu một số mặt hàng
12:52 | 02/11/2024 Chính sách và Cuộc sống
Hoàn thiện pháp luật về thuế xuất nhập khẩu theo hướng miễn giảm đúng đối tượng
09:31 | 02/11/2024 Hải quan
Hải quan Bình Dương: Gỡ vướng cho DN trong XNK hóa chất, tiền chất công nghiệp
08:33 | 02/11/2024 Hải quan
Chương trình Chuyển động Hải quan kỳ 3 tháng 10/2024
20:09 | 01/11/2024 Hải quan
Hải quan Bà Rịa-Vũng Tàu: Phát triển quan hệ đối tác Hải quan-Doanh nghiệp thực chất, bền vững
13:30 | 01/11/2024 Hải quan
Hải quan Quảng Ninh: “Cầu nối” thúc đẩy hoạt động xuất nhập khẩu
08:52 | 01/11/2024 Hải quan
Hải quan Trà Lĩnh: Kim ngạch xuất nhập khẩu đạt 300 triệu USD
10:27 | 31/10/2024 Hải quan
Điều tiết hàng hóa qua cửa khẩu quốc tế Hữu Nghị vào thời gian cao điểm
09:49 | 31/10/2024 Hải quan
Đảng ủy cơ quan Tổng cục Hải quan tập huấn tổ chức Đại hội Đảng các cấp
22:37 | 30/10/2024 Hải quan
Doanh nghiệp FDI đóng góp ngân sách hơn 535 tỷ đồng tại Hải quan Móng Cái
10:26 | 30/10/2024 Hải quan
Sửa đổi quy định thực hiện thủ tục hành chính theo Cơ chế một cửa quốc gia
20:36 | 29/10/2024 Hải quan
Hải quan Quảng Ninh tìm giải pháp thúc đẩy xuất nhập khẩu
20:22 | 29/10/2024 Hải quan
Vấn đề Bạn quan tâm
Tin mới
"Thực chiến" trong đào tạo cho nguồn nhân lực hội nhập quốc tế
Hải quan Hà Nam Ninh số hóa hồ sơ, thủ tục hành chính trong hoạt động nghiệp vụ
Chính phủ điều chỉnh thuế xuất nhập khẩu một số mặt hàng
Cuối tháng 10/2024, còn hơn 2% vốn đầu tư công chưa được phân bổ
Mỗi ngày dệt may xuất khẩu mang về hơn 100 triệu USD
Tuyên bố chung giữa Việt Nam và UAE về nâng cấp quan hệ lên Đối tác Toàn diện
08:35 | 29/10/2024 Sự kiện - Vấn đề
(INFOGRAPHICS) 32 tỷ USD kim ngạch xuất nhập khẩu nửa đầu tháng 10
09:14 | 29/10/2024 Infographics
Phiên họp Ủy ban Kỹ thuật thường trực WCO tại Bỉ: Dấu ấn điều hành của đại diện Hải quan Việt Nam
09:25 | 29/10/2024 Hải quan
Hành vi buôn lậu “khí cười” tại Công ty Hoa Việt diễn ra thế nào?
10:18 | 29/10/2024 An ninh XNK