Doanh nghiệp chủ động nguồn nguyên liệu, xuất khẩu cá ngừ sẽ cán mốc 1 tỷ USD
Nhiều doanh nghiệp xuất khẩu cá ngừ có nhà máy chế biến công nghệ cao |
Quay lại mốc 1 tỷ USD
Cách đây 10 năm, Việt Nam chỉ đứng thứ 8 trên Bản đồ xếp hạng các quốc gia XK cá ngừ thế giới, nhưng tới năm 2023 Việt Nam đã trở thành nước XK cá ngừ lớn thứ 5 xét về kim ngạch, chỉ sau Thái Lan, Ecuador, Tây Ban Nha và Trung Quốc.
Và mốc đáng ghi nhận là kỷ lục 1 tỷ USD XK cá ngừ năm 2022 cho thấy tiềm năng phát triển của ngành chế biến và XK cá ngừ Việt Nam. Doanh nghiệp Việt Nam có các nhà máy chế biến cá ngừ có công nghệ cao, có kinh nghiệm, có kỹ năng, sản phẩm có uy tín ở cả trăm thị trường.
Bà Cao Thị Kim Lan, Tổng Gám đốc Công ty CP Thủy sản Bình Định chia sẻ: “Với kinh nghiệm hơn 30 năm trong ngành cá ngừ, tôi tin rằng tiềm năng và dư địa cho ngành cá ngừ Việt Nam còn lớn hơn nhiều nếu như chúng ta nỗ lực vượt qua những thách thức nội tại và giải quyết được những khó khăn với sự quan tâm và hỗ trợ của các cơ quan quản lý nhà nước.”
Theo báo cáo của Hiệp hội Chế biến và Xuất khẩu thủy sản Việt Nam (VASEP), tính tới cuối tháng 5/2024, XK cá ngừ đạt 388 triệu USD, tăng 22%, ước nửa đầu năm sẽ đạt 457 triệu USD. Các doanh nghiệp xuất khẩu cá ngừ kỳ vọng, có thể năm 2024, cá ngừ Việt Nam sẽ có cơ hội quay lại mốc 1 tỷ USD nếu những bất cập về vấn đề nguyên liệu được tháo gỡ.
Theo số liệu thống kê của Bộ Nông nghiệp Mỹ, Việt Nam hiện đang là nguồn cung cá ngừ đóng hộp lớn thứ 2 cho thị trường Mỹ, chiếm 16% tổng khối lượng nhập khẩu của nước này, sau Thái Lan.
Mặc dù Mỹ đang tăng nhập khẩu cá ngừ đóng hộp từ Việt Nam, nhưng tổng nhập khẩu của nước này trong quý 1/2024 đang giảm nhẹ so với cùng kỳ, chỉ đạt gần 33 nghìn tấn. Nguyên nhân là do Mỹ giảm nhập khẩu từ Thái Lan, nguồn cung cá ngừ lớn nhất cho thị trường này, chiếm tới 51% tổng khối lượng nhập khẩu.
Phụ thuộc nhiều vào nguyên liệu nhập khẩu
Theo VASEP, trong cơ cấu giá trị XK cá ngừ những năm gần đây, có tới hơn 50% giá trị được tạo ra từ nguồn nguyên liệu nhập khẩu do khai thác trong nước không đáp ứng đủ nhu cầu cho chế biến XK và không ổn định.
Liên quan nguyên liệu khai thác trong nước, nhiều doanh nghiệp trong ngành cá ngừ phản ánh khó làm giấy xác nhận nguyên liệu (S/C), dù doanh nghiệp đã tăng cường làm việc với các đầu mối và kiểm tra kỹ lưỡng, nhưng vẫn vô cùng thấp thỏm sau khi đã chốt mua xong nguyên liệu
Có nhiều lý do khiến các doanh nghiệp mua nguyên liệu xong không được cấp S/C do một số vấn đề ở các khâu trước mà doanh nghiệp rất khó để biết rõ, như vấn đề xác nhận điều kiện an toàn thực phẩm tàu cá hay vấn đề tàu cá khai thác ở vùng biển không đúng quy định… Dù những tàu cá này vẫn được phép ra khơi khai thác bình thường, được kiểm tra và cho phép cập cảng bình thường.
Hay một tình trạng xảy ra trong 2-3 tháng gần đây, khá nhiều các tàu cá lắp đặt hệ thống giám sát qua mạng bưu chính viễn thông bị lỗi liên tục làm cho tàu cá mất kết nối giám sát hành trình từ 6 tiếng trở lên, có tàu mất đến 2-3 ngày - ảnh hưởng trực tiếp đến khâu làm giấy S/C của doanh nghiệp.
Từ thực tế trên, doanh nghiệp đề nghị, các tỉnh và địa phương triển khai tốt và kịp thời việc xác nhận điều kiện an toàn thực phẩm tàu cá, cảng cá theo quy định cũng như thực hiện nghiêm việc cho phép xuất bến-cập bến của tàu cá khi không đủ các điều kiện như pháp luật đã quy định;
Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn xem xét sửa đổi quy định để có thể cấp giấy xác nhận nguyên liệu S/C ngay cho doanh nghiệp khi đã hoàn thành việc bốc dỡ nguyên liệu từ tàu cá có sự giám sát của nhân viên cảng về chủng loại, khối lượng... tại cảng cá; có hướng dẫn, chỉ đạo việc giải quyết giấy S/C cho những trường hợp tàu cá bị mất kết nối do lỗi của nhà cung cấp dịch vụ được xác nhận.
Theo bà Cao Thị Kim Lan, nhìn lại 10 năm trước đây, ngành cá ngừ Việt Nam chỉ với vài doanh nghiệp nhỏ lẻ, nguyên liệu nhập khẩu từ các nước toàn bộ phải "mua lại" qua rất nhiều công ty trung gian nước ngoài, giá thành và chi phí nguyên liệu cao.
Đến nay, doanh nghiệp Việt Nam đã hình thành được một ngành hàng cá ngừ "tỷ đô", đứng vào top đầu thế giới. Các doanh nghiệp đã lớn mạnh cả về quy mô lẫn công nghệ và đủ bản lĩnh để chiếm lĩnh thị trường toàn cầu, trong đó đặc biệt là thị trường nguồn cung nguyên liệu.
Yếu tố quyết định tới sự phát triển của ngành hàng. Các doanh nghiệp đã tiến đến việc "mua tận gốc - mua trực tiếp nguyên liệu các tàu đánh bắt của các nước trên vùng các biển quốc tế", bỏ qua khâu trung gian, rút ngắn chuỗi cung ứng, từ đó giảm đáng kể chi phí nguyên liệu đầu vào. Đây là yếu tố quyết định đến năng lực cạnh tranh trên toàn cầu mà không phải quốc gia nào cũng có thể làm được như Việt Nam.
Hằng năm, Việt Nam đón trung bình trên 20 tàu đánh bắt, tàu cấp đông của nước ngoài chuyên chở hàng trăm nghìn tấn cá ngừ nguyên liệu trực tiếp vào Việt Nam để bán cho các doanh nghiệp. Chuỗi cung ứng nguyên liệu khu vực Đông Nam á đã dịch chuyển sang Việt Nam thay vì chỉ có Thái Lan như trước đây.
Việt Nam đang là điểm đến được ưu tiên lựa chọn của các nhà cung ứng nguyên liệu toàn cầu bởi doanh nghiệp có năng lực sản xuất lớn, công nghệ vượt trội và hơn hết là chính sách nhập khẩu nguyên liệu đã được linh hoạt thông thoáng, ưu đãi về thuế quan, tạo thuận lợi về thủ tục nhập khẩu… đã tạo uy tín với các nhà cung cấp lớn.
Tin liên quan
(INFOGRAPHICS) Xuất nhập khẩu nửa đầu tháng 12 có chiều hướng giảm
10:54 | 22/12/2024 Infographics
Xuất nhập khẩu chính thức đạt gần 750 tỷ USD
18:24 | 20/12/2024 Xuất nhập khẩu
Xuất khẩu dừa bước vào chu kỳ tăng tốc
09:52 | 22/12/2024 Kinh tế
Cơ hội bền vững để hàng Việt Nam thâm nhập thị trường toàn cầu
08:00 | 20/12/2024 Kinh tế
Nắm bắt xu thế chuyển đổi xanh - Cơ hội sống còn của doanh nghiệp Việt Nam
07:53 | 20/12/2024 Kinh tế
Diễn biến nào của lãi suất cho vay trong năm 2025?
21:39 | 19/12/2024 Kinh tế
Nhập khẩu từ Trung Quốc cao kỷ lục đạt hơn 130 tỷ USD
14:40 | 19/12/2024 Xuất nhập khẩu
TP Hồ Chí Minh: Đa dạng hình thức hỗ trợ doanh nghiệp xuất khẩu hàng hóa
07:46 | 19/12/2024 Kinh tế
Phòng vệ thương mại bảo vệ các ngành sản xuất trong nước
16:40 | 18/12/2024 Kinh tế
Chuyển đổi số thúc đẩy kinh tế tuần hoàn và tiêu dùng bền vững trong bán lẻ
21:18 | 17/12/2024 Kinh tế
Không tạo cơ chế xin cho trong cấp tín dụng, tiếp tục giảm lãi suất cho vay
17:17 | 17/12/2024 Kinh tế
Tổng mức bán lẻ hàng hóa và doanh thu dịch vụ tiêu dùng tăng 8,8%
09:47 | 17/12/2024 Kinh tế
Xuất khẩu nông sản năm 2024 vượt 60 tỷ USD?
08:33 | 17/12/2024 Kinh tế
Yêu cầu thực hiện tốt công tác thanh toán, phối hợp thu dịp "cao điểm" cuối năm
17:17 | 16/12/2024 Kinh tế
Xuất siêu nông, lâm, thủy sản tăng trưởng hơn 50%
16:50 | 16/12/2024 Xuất nhập khẩu
Xuất khẩu cá tra sắp cán đích 2 tỷ USD
14:56 | 16/12/2024 Xuất nhập khẩu
Vấn đề Bạn quan tâm
Tin mới
(INFOGRAPHICS) Xuất nhập khẩu nửa đầu tháng 12 có chiều hướng giảm
Phát hành trái phiếu chính phủ đã đáp ứng vốn ngân sách với chi phí hợp lý
Ngụy trang ma túy trong bình đựng măng ớt
Ban Chỉ đạo 389 quốc gia đánh giá cao kết quả chống buôn lậu của Hải quan sân bay Tân Sơn Nhất
Xuất khẩu dừa bước vào chu kỳ tăng tốc
(Infographics) Tổng thu từ xuất nhập khẩu các tỉnh, thành vùng Tây Nguyên
10:50 | 15/12/2024 Hải quan
(INFOGRAPHICS) Kim ngạch hơn 67 tỷ USD, Hàn Quốc là đối tác thương mại lớn thứ 3 của Việt Nam
11:29 | 04/12/2024 Infographics
(INFOGRAPHICS): Tiêu chí lựa chọn doanh nghiệp tham gia chương trình tự nguyện tuân thủ
16:30 | 06/12/2024 Infographics
(INFOGRAPHICS) Tổng thu từ XNK các tỉnh vùng Bắc Trung Bộ và Duyên hải Trung Bộ
16:33 | 06/12/2024 Xuất nhập khẩu
(INFOGRAPHICS) 66 tỷ USD kim ngạch xuất nhập khẩu tháng 11
14:29 | 12/12/2024 Infographics