Doanh nghiệp cần được hỗ trợ xây dựng, bảo hộ thương hiệu
Chuyên gia nông nghiệp Hoàng Trọng Thủy |
Câu chuyện gạo ST25 bị nhiều DN Mỹ, Australia đăng ký bảo hộ thương hiệu mới đây một lần nữa gióng lên hồi chuông cảnh tỉnh về vấn đề xây dựng, bảo hộ thương hiệu nông sản. Ông nhìn nhận như thế nào về vai trò, trách nhiệm của các bên liên quan trong trường hợp trên?
Theo quy định pháp luật của Việt Nam, đăng ký bảo hộ thương hiệu gạo ở thị trường XK là trách nhiệm của DN. Cơ quan quản lý nhà nước đóng vai trò hỗ trợ, tư vấn, dẫn dắt DN. Rõ ràng, trong vụ việc gạo ST25, trách nhiệm đầu tiên, lớn nhất là của DN. Đối với thị trường có tiềm năng XK, DN phải bảo hộ thương hiệu ở thị trường đó. Tuy nhiên phải nói thêm rằng, ông Hồ Quang Cua và DN tư nhân Hồ Quang Trí chưa được tư vấn, hướng dẫn thấu đáo nên mới dẫn tới tình trạng để DN ngoại đăng ký bảo hộ thương hiệu. Rõ ràng ở đây có cả trách nhiệm của Nhà nước, cụ thể là của 2 bộ gồm Bộ Công Thương và Bộ NN&PTNT.
Xây dựng thương hiệu là ở 3 cấp, có 3 loại thương hiệu gồm: Thương hiệu tập thể, thương hiệu DN và thương hiệu của quốc gia. Nếu lấy 3 thương hiệu đó áp vào câu chuyện cụ thể của gạo ST25 thấy rằng, Bộ Công Thương, Bộ NN&PTNT chưa thực hiện được liên kết ngang với nhau để xây dựng thương hiệu quốc gia sau khi gạo ST25 đã trở nên nổi tiếng. Nói thẳng thắn thì 2 bộ này chưa chủ tâm trong xây dựng thương hiệu gạo quốc gia.
Một số ý kiến cho rằng không chỉ với ngành lúa gạo, hiện nay nhiều ngành hàng, DN nông sản khác cũng chưa nhận thức đủ tầm quan trọng trong xây dựng, bảo hộ thương hiệu. Đây là lý do quan trọng khiến cho công cuộc xây dựng, bảo hộ thương hiệu nông sản XK chưa đạt kết quả như mong muốn. Xin ông cho biết quan điểm của mình?
Xin nhắc lại rằng trong câu chuyện của ông Hồ Quang Cua và gạo ST25, không thể nói rằng ông Cua không đủ tiền để đeo đuổi việc bảo hộ thương hiệu ở thị trường XK trọng điểm mà chủ yếu do kiến thức về nhãn hiệu, thương hiệu và chưa được sự tư vấn, hỗ trợ, giúp đỡ đầy đủ của luật sư, Nhà nước.
Tôi chủ yếu đánh giá ở góc độ kiến thức về kinh doanh, chiến lược phát triển thị trường của DN với các sản phẩm chủ lực. Quan điểm của tôi là về luật của Việt Nam còn hạn chế, bên cạnh đó sự vào cuộc giúp đỡ DN của cơ quan quản lý nhà nước cũng như sự nhận thức, nỗ lực của bản thân DN trong xây dựng, bảo hộ thương hiệu chưa tương xứng.
Đây cũng là câu chuyện đáng lưu ý của nhiều ngành hàng nông sản XK, nhiều DN XK nông sản của Việt Nam chứ không riêng gì mặt hàng gạo. Ví dụ, với mặt hàng hồ tiêu, quý 1/2021, Trung Quốc thu mua tới hơn 11.800 tấn với giá 1.400 USD/tấn. Sau chế biến và xây dựng thương hiệu, họ bán ra với giá 4.800 USD/tấn. Từ trước tới nay các hiệp hội, ngành hàng chỉ chú trọng tới phần giá trị cuối cùng kinh doanh để lấy lãi chứ không quan tâm nhiều đến sản xuất. Rõ ràng, đến thời điểm hiện tại các hiệp hội, ngành hàng phải tập trung hơn giúp các thành viên, giúp phát triển thương hiệu cho các sản phẩm XK chủ lực.
Trong suốt thời gian dài, có đến 80% nông sản Việt XK dưới cái tên của DN nước ngoài. Ảnh: Nguyễn Thanh |
Bộ NN&PTNT đang dự kiến sẽ sử dụng kinh phí trong Chương trình phát triển giống 2021 – 2025 để mua lại quyền sở hữu giống lúa ST24, ST25. Khi giống được Nhà nước quản lý, nhiều cơ quan, tổ chức sẽ được khai thác sử dụng và đảm bảo ổn định hơn về chất lượng, diện tích. Điều này được đánh giá sẽ tạo đà tốt hơn cho bảo hộ thương hiệu gạo ST25 tại thị trường XK. Theo ông, có nên nhân rộng cách làm này với nhiều loại nông sản khác trong tương lai?
Hiện nay, Việt Nam có nhiều mặt hàng nông sản chủ lực để XK. Muốn tăng xây dựng thương hiệu và bảo hộ ở nước ngoài, rõ ràng phải phát triển sản xuất, tối ưu hoá sản phẩm. Trong câu chuyện của gạo ST25, tôi ủng hộ tư duy và cách làm này, điều đó tương tự nhự cách Thái Lan làm với gạo Hom Mali.
Tôi cho rằng nên phát triển cách làm này ở những ngành hàng có điều kiện. Hiện nay đối với các bộ, ngành hãy chọn ra một số sản phẩm trong 10 sản phẩm nông sản XK chủ lực của Việt Nam đang đạt kim ngạch XK trên 1 tỷ USD để làm thử, thành công rồi mới nhân dần lên.
Ông có thể chia sẻ thêm về những giải pháp, chiến lược dài hạn nhằm nâng cao hiệu quả xây dựng, bảo hộ thương hiệu cho nông sản XK thời gian tới?
Trước hết, Bộ Công Thương và các tổ chức như Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam (VCCI) phải cập nhật các thông lệ quốc tế, đào tạo, tập huấn cho đội ngũ DN để DN am tường, hiểu được về luật của từng nước và thông lệ quốc tế. Trên cơ sở đó, DN mới hoạch định được chiến lược, nếu duy trì kiểu đi từng bước “mưa lúc nào mát mặt lúc ấy” thì không thể xây dựng được thương hiệu.
Thứ hai là phải quay lại vấn đề của sản xuất nông nghiệp. Nếu chỉ tư duy khối lượng mà không tối ưu hoá sản phẩm thì không thể có tư tưởng xây dựng thương hiệu, bởi vậy phải có những chiến lược chuyển từ vùng nguyên liệu sang phát triển sản xuất, phát triển sản xuất sang tối ưu hoá sản phẩm. Vai trò của Nhà nước là phải phát triển sản xuất, chọn ra ngành hàng chủ lực và chọn ra thương hiệu chủ lực trong ngành hàng chủ lực đó để làm từng bước, ví dụ, cá tra, hồ tiêu, gỗ và sản phẩm gỗ…
Thứ ba là phải nhận rõ rằng trong thời kỳ hội nhập, chiến tranh thương mại là chiến tranh giành thương hiệu chứ không phải chuyện của khối lượng và chất lượng ổn định nữa. Thắng lợi trong mở rộng thị trường XK là bằng thương hiệu cho nên trong Bộ Công Thương, Bộ NN&PTNT phải có cơ quan chuyên trách để giúp cho các hiệp hội, ngành hàng và các DN làm việc này.
Giải pháp cuối cùng là phải nâng cao năng lực của các hiệp hội, ngành hàng. Hiệp hội, ngành hàng phải là “bà đỡ” để cho các thành viên tìm đến được nghe tư vấn, được có không gian để thực hiện những ý tưởng. DN muốn xây dựng, bảo hộ thương hiệu nhưng phải đi hỏi 5-7 bộ thì không ăn thua. Hiệp hội hoạt động như Cơ chế 1 cửa, ở đó DN có thể tìm được câu trả lời cho các thắc mắc về xây dựng, bảo hộ thương hiệu như chất lượng, phân tích, đánh giá thị trường,...
Kết hợp đầy đủ các yếu tố nêu trên là giải pháp quan trọng để làm thay đổi, chuyển động vấn đề xây dựng, bảo hộ thương hiệu nông sản Việt Nam.
Xin cảm ơn ông!
Tin liên quan
Trên 200 tấn nông sản đầu tiên năm Giáp Thìn khởi hành từ ga Sóng Thần đi Trung Quốc
19:18 | 21/02/2024 Kinh tế
Hải quan Lạng Sơn đẩy mạnh các giải pháp tạo thuận lợi cho hàng nông sản XK theo chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ
11:35 | 03/06/2023 Hải quan
Lạng Sơn: Giải quyết tình trạng ùn ứ xe nông sản ở khu vực cửa khẩu
20:05 | 29/05/2023 Hải quan
Chính sách về thuỷ sản chưa sát thực tế, lo doanh nghiệp xuất khẩu bế tắc
20:15 | 04/11/2024 Kinh tế
Đại biểu Quốc hội đề nghị gỡ khó cho điều nhập khẩu, cải thiện hạ tầng cho xuất khẩu
16:23 | 04/11/2024 Kinh tế
Giá căn hộ chung tại Hà Nội tiếp tục tăng ở cả dự án mới và cũ
15:30 | 04/11/2024 Kinh tế
Xuất nhập khẩu 10 tháng đạt gần 650 tỷ USD
15:29 | 04/11/2024 Xuất nhập khẩu
Xuất khẩu nông sản đòi hỏi sự linh hoạt của doanh nghiệp
08:43 | 04/11/2024 Kinh tế
The Trinity Forum 2024: Cơ hội cho ngành hàng không và thương mại bán lẻ Việt Nam
20:43 | 03/11/2024 Kinh tế
Hoa Kỳ khởi xướng điều tra kép với sản phẩm đúc bằng sợi nhập khẩu từ Việt Nam
15:28 | 03/11/2024 Kinh tế
Lạng Sơn đẩy mạnh triển khai các dự án trọng điểm phát triển kinh tế cửa khẩu
10:26 | 03/11/2024 Kinh tế
Sản phẩm làng nghề chinh phục thế giới
07:33 | 03/11/2024 Kinh tế
Doanh nghiệp cần gì cho công cuộc chuyển đổi số?
19:31 | 02/11/2024 Kinh tế
Mỗi ngày dệt may xuất khẩu mang về hơn 100 triệu USD
12:40 | 02/11/2024 Xuất nhập khẩu
Tối ưu hóa chuỗi cung ứng, thúc đẩy giao thương Việt Nam - Trung Quốc
12:39 | 02/11/2024 Kinh tế
Cơ hội bứt tốc xuất khẩu nông sản sang Trung Quốc
08:35 | 02/11/2024 Kinh tế
Vấn đề Bạn quan tâm
Tin mới
Kiến nghị “cởi trói” thủ tục cho các “anh cả đỏ” về tăng vốn
FTSE Rusell và Morgan Stanley làm việc với Uỷ ban Chứng khoán về nâng hạng thị trường
Những thông tin hấp dẫn trên Tạp chí Hải quan số 89 phát hành ngày 5/11/2024
Chính sách về thuỷ sản chưa sát thực tế, lo doanh nghiệp xuất khẩu bế tắc
Cuộc đua sít sao chưa từng có
Tuyên bố chung giữa Việt Nam và UAE về nâng cấp quan hệ lên Đối tác Toàn diện
08:35 | 29/10/2024 Sự kiện - Vấn đề
(INFOGRAPHICS) 32 tỷ USD kim ngạch xuất nhập khẩu nửa đầu tháng 10
09:14 | 29/10/2024 Infographics
Phiên họp Ủy ban Kỹ thuật thường trực WCO tại Bỉ: Dấu ấn điều hành của đại diện Hải quan Việt Nam
09:25 | 29/10/2024 Hải quan
Hành vi buôn lậu “khí cười” tại Công ty Hoa Việt diễn ra thế nào?
10:18 | 29/10/2024 An ninh XNK