Doanh nghiệp cà phê đẩy mạnh chế biến hướng đến xuất khẩu
Theo Vicofa, dự báo, từ nay đến cuối năm, Việt Nam sẽ xuất khẩu được thêm trên 200.000 tấn cà phê, nâng tổng số lượng xuất khẩu của cả năm 2016 lên gần 1,7 triệu tấn, tương ứng kim ngạch khoảng 3 tỷ USD.
Ông Lương Văn Tự, Chủ tịch Vicofa cho biết, hiện cà phê Việt Nam chiếm khoảng 15% thị phần toàn cầu. Việt Nam cũng đang đứng thứ 2 trên thế giới về xuất khẩu cà phê nói chung và đứng đầu thế giới về xuất khẩu cà phê Robusta.
Tuy nhiên, ông Tự phân tích, giá trị của cà phê nhân chỉ chiếm 1/20 trong chuỗi giá trị ngành cà phê, phần còn lại nằm ở các khâu chế biên sâu và phân phối. Do đó, ngành cà phê đang triển khai đề án cơ cấu lại và nâng cao sức cạnh tranh của cà phê Việt Nam. Trong đó tập trung vào khâu chế biến, rang, xay, hòa tan và các sản phẩm khác để xuất khẩu, từ đó nâng kim ngạch xuất khẩu đến năm 2030 lên 5-6 tỷ USD.
Ông Lương Văn Tự thông tin thêm, Công ty TNHH Nestle đã đầu tư 300 triệu USD vào các dự án cà phê hòa tan tại Việt Nam. Ngoài ra, nhiều doanh nghiệp trong nước khác như Vinacafe, Mê Trang, Tín Nghĩa… cũng đang triển khai các dự án sản xuất cà phê hòa tan để xuất khẩu. Hiện tại, nhiều doanh nghiệp Việt Nam đã có các sản phẩm cà phê 2 trong 1, cà phê 3 trong 1 xuất khẩu đi Trung Quốc và nhiều thị trường với kim ngạch xuất khẩu cà phê chế biến sâu ước đạt 350 triệu USD trong năm 2016.
Theo lãnh đạo Vicofa, trước đây các nước chỉ nhập khẩu cà phê nhân của Việt Nam làm nguyên liệu và bảo hộ khâu chế biến trong nước. Do đó, các sản phẩm cà phê rang xay, cà phê hòa tan của Việt Nam thường bị áp thuế 20% khi xuất khẩu vào các thị trường này. Tuy nhiên, gần đây với việc tham gia các hiệp định tự do thương mại, mức thuế đã được giảm về 0%. Từ đó tạo ra cơ hội rất lớn cho các sản phẩm cà phê chế biến sâu của Việt Nam.
Tuy nhiên, những lợi thế nêu trên đã thu hút sự quan tâm rất lớn của các doanh nghiệp FDI vào ngành chế biến cà phê của Việt Nam. Theo ông Đỗ Hà Nam, Phó chủ tịch Vicofa, Chủ tịch Công ty CP Intimex, tất cả các hãng cà phê rang xay hàng đầu trên thế giới đều đã có mặt tại Việt Nam. Với nhiều lợi thế về vốn và thị trường tiêu thụ, không ít thời điểm các doanh nghiệp FDI đã tự đẩy giá thu mua nguyên liệu, gây khó khăn rất lớn cho các doanh nghiệp trong nước. Tuy nhiên, ông Nam cũng cho hay, các doanh nghiệp Việt Nam hiện đã tích lũy được khá nhiều kinh nghiệm và xây dựng được hệ thống bạn hàng ổn định. Ngoài ra, việc tìm tòi các thị trường ngách cũng giúp gia tăng lợi thế cạnh tranh của các doanh nghiệp Việt Nam.
Để quảng bá và góp phần thúc đẩy sự phát triển của ngành cà phê Việt Nam, từ ngày 9 đến ngày 11-12 tới, Vicofa sẽ tổ chức lễ hội “Ngày cà phê Việt Nam lần thứ 3 năm 2016” tại Nhà văn hóa Thanh niên – TP.HCM. Lễ hội được tổ chức trong bối cảnh hướng tới kỷ niệm 55 năm ngày Bác Hồ về thăm nông trường cà phê Đông Hiếu, Nghệ An ngày 10-12-1961 và công bố Quyết định của Thủ tướng Chính phủ về việc lấy ngày 10-12 hàng năm là “Ngày cà phê Việt Nam”. Tại lễ hội sẽ có các chương trình: trưng bày quảng bá, giới thiệu các sản phẩm cà phê chất lượng đến từ các vùng trồng cà phê nổi tiếng trên cả nước; thử nếm cà phê của các thương hiệu nổi tiếng; tôn vinh sản phẩm cà phê uy tín chất lượng cao. Ngoài ra, Vicofa cũng sẽ tiến hành công bố các doanh nghiệp trong nước có các sản phẩm cà phê rang xay và chế biến đạt chuẩn các chứng chỉ, chứng nhận cà phê an toàn thực phẩm đã được cơ quan chuyên ngành cấp giấy chứng nhận. Chương trình sẽ có sự tham dự của lãnh đạo các bộ, ban ngành, các địa phương trồng cà phê của cả nước, các sứ quán của nước ngoài tại Việt Nam, các chuyên gia trong lĩnh vực cà phê đến từ nhiều nước trên thế giới, các tổ chức, doanh nghiệp trong nước và nước ngoài, các doanh nghiệp sản xuất kinh doanh và chế biến cà phê trên cả nước, các cơ quan báo chí, truyền thông và đông đảo người tiêu dùng yêu thích cà phê. Tham gia lễ hội, doanh nghiệp sẽ có cơ hội nắm bắt thông tin thị trường, chia sẻ kinh nghiệm sản xuất, kinh doanh cà phê thành công, tìm kiếm đối tác kinh doanh, đặc biệt đây cũng là dịp để doanh nghiệp quảng bá sản phẩm của doanh nghiệp mình tới người tiêu dùng trong nước và quốc tế. |
Tin liên quan
4 thách thức gây áp lực lên điều hành chính sách tiền tệ
18:29 | 08/11/2024 Kinh tế
Xuất khẩu thủy sản sang Mỹ tác động ra sao sau bầu cử Mỹ?
13:58 | 08/11/2024 Kinh tế
Giải bài toán về giá và cung cầu vàng trong nước
08:27 | 08/11/2024 Kinh tế
Đổi mới tư duy quản lý thị trường vàng
07:25 | 08/11/2024 Kinh tế
Giảm 1% lãi suất cho các khoản vay trong đề án 1 triệu ha lúa phát thải thấp
20:17 | 07/11/2024 Kinh tế
Chỉ số sản xuất công nghiệp tăng ở 59/63 địa phương
19:58 | 06/11/2024 Kinh tế
Sửa quy định về đầu tư PPP, BT: Tính toán đầy đủ để không thất thoát tài sản nhà nước
19:49 | 06/11/2024 Kinh tế
Thương mại Việt Nam - Hoa Kỳ thế nào giữa 2 lần ông Trump đắc cử?
15:12 | 06/11/2024 Xuất nhập khẩu
Giải pháp thiết thực phát triển ngành nước và môi trường bền vững
13:57 | 06/11/2024 Kinh tế
Thấy gì từ bức tranh xuất nhập khẩu hàng hóa tháng 10/2024?
12:04 | 06/11/2024 Xuất nhập khẩu
Sử dụng các FTA hiệu quả giúp đa dạng hóa nguồn nguyên liệu đầu vào
10:40 | 06/11/2024 Kinh tế
Hàng Việt Nam có lợi thế xuất khẩu sang thị trường Indonesia
10:39 | 06/11/2024 Kinh tế
Doanh nghiệp đón cơ hội “vàng” xuất khẩu cá ngừ sang UAE
10:22 | 06/11/2024 Kinh tế
Vấn đề Bạn quan tâm
Tin mới
Tránh lãng phí 22.450 tỷ đồng vốn cho Chương trình phòng, chống ma túy đến năm 2030
Bắt thêm 2 đối tượng trong đường dây lập 300 doanh nghiệp "ma" chuyển trái phép tiền tệ
Samsung Việt Nam tổ chức Ngày hội Trách nhiệm xã hội lần thứ 2
Hải quan Khánh Hòa công nhận địa điểm kiểm tra đá xây dựng gần 9.000 m2
4 thách thức gây áp lực lên điều hành chính sách tiền tệ
(INFOGRAPHICS): Thu ngân sách tại 10 đơn vị hải quan tăng 11,86%
14:03 | 04/11/2024 Infographics
(INFOGRAPHICS) 32 tỷ USD kim ngạch xuất nhập khẩu nửa đầu tháng 10
09:14 | 29/10/2024 Infographics
Phiên họp Ủy ban Kỹ thuật thường trực WCO tại Bỉ: Dấu ấn điều hành của đại diện Hải quan Việt Nam
09:25 | 29/10/2024 Hải quan
Hành vi buôn lậu “khí cười” tại Công ty Hoa Việt diễn ra thế nào?
10:18 | 29/10/2024 An ninh XNK