Định vị thương hiệu gỗ, nội thất Việt Nam trên bản đồ thế giới
Việt Nam - ngôi sao đang lên trong ngành công nghiệp chế biến gỗ và sản xuất đồ nội thất | |
Nhiều thương hiệu quốc tế lớn tìm mua đồ nội thất Việt Nam |
Hầu hết các DN chế biến gỗ Việt Nam phải xuất khẩu gỗ và sản phẩm gỗ thông qua thương hiệu của các DN nước ngoài. Ảnh: N.H |
Chưa được người tiêu dùng thế giới biết đến
Theo Tổng cục Lâm nghiệp, hiện cả nước có trên 2.600 DN xuất khẩu gỗ và sản phẩm gỗ. Trong đó có 750 DN FDI, 1.850 DN trong nước. Thương hiệu gỗ và sản phẩm gỗ Việt Nam đã khẳng định được vị thế tuyệt đối tại thị trường trong nước, xây dựng hình ảnh Việt Nam là quốc gia sản xuất gỗ và sản phẩm gỗ hàng đầu trên thị trường quốc tế. Theo đó, số lượng DN trong ngành đã tăng từ 3.120 DN năm 2008 lên 4.580 DN năm 2021.
Thị trường trong nước đã ghi nhận nhiều thương hiệu đồ gỗ mạnh như Làng nghề đồ gỗ mỹ nghệ Đồng Kỵ - Bắc Ninh; Làng nghề đồ gỗ nội thất Hố Nai – Biên Hoà và các thương hiệu thuộc sở hữu của DN như Công ty Cổ phần gỗ Hoàng Anh Gia Lai (Gia Lai); Công ty Cổ phần Gỗ An Cường (Bình Dương); Công ty Cổ phần Nội Thất Hoà Phát, Hưng Yên; Công ty Cổ Phần gỗ Thuận An (Bình Dương)…
Bên cạnh việc đáp ứng nhu cầu tiêu dùng trong nước bình quân khoảng 3-4 tỷ USD/năm, ngành gỗ Việt Nam xuất khẩu bình quân mỗi năm trên 10 tỷ USD, đưa Việt Nam trở thành quốc gia thứ 5 trên thế giới, thứ 2 châu Á, thứ nhất Đông Nam Á về xuất khẩu gỗ và sản phẩm gỗ. Hiện thị trường xuất khẩu của đồ gỗ Việt Nam đã được mở rộng từ 60 quốc gia và vùng lãnh thổ năm 2008 lên trên 120 quốc gia và vùng lãnh thổ vào năm 2022; từ xuất khẩu các sản phẩm thô, đến sản phẩm mẫu mã đẹp, phong phú về chủng loại.
Tuy nhiên, ở các thị trường xuất khẩu, các DN xuất khẩu gỗ và sản phẩm gỗ Việt Nam mới chỉ chiếm được niềm tin của các khách hàng là nhà bán buôn, đại lý nước ngoài, chưa tạo được ấn tượng và thu hút khách hàng là người tiêu dùng. Vì vậy, các DN chế biến gỗ Việt Nam đều phải xuất khẩu gỗ và sản phẩm gỗ thông qua thương hiệu của các DN nước ngoài.
Theo Tổng cục Lâm nghiệp, nguyên nhân của tình trạng này là do chính sách phát triển thương hiệu ngành chế biến gỗ chưa được thực hiện. Trong khi đó, các DN gỗ và sản phẩm gỗ Việt Nam chưa có kinh nghiệm, không đủ nguồn lực về vốn, con người, trình độ quản lý để phát triển hệ thống bán hàng ở nước ngoài, cơ sở nền tảng để xây dựng thương hiệu. Việc phát triển thị trường ở nước ngoài đòi hỏi năng lực sản xuất quy mô lớn, ít có DN Việt Nam đáp ứng được yêu cầu này.
Xây dựng thương hiệu để tăng giá trị
Theo ông Nguyễn Quốc Khanh, Chủ tịch Hội Mỹ nghệ và Chế biến gỗ TPHCM (HAWA), Chủ tịch HĐQT Công ty AA, đã đến lúc DN Việt cần thay đổi tư duy kiếm tiền bằng sự cần mẫn trong sản xuất, lấy công làm lời, mà cần phải xây dựng thương hiệu cho riêng mình. Xây dựng thương hiệu sẽ giúp DN có điều kiện phát triển tầm nhìn, định hướng, tăng nguồn khách hàng tự tìm đến, dễ tiếp cận thị trường quốc tế và tối ưu hóa lợi nhuận. Chính thương hiệu sẽ làm tăng giá trị thương mại, không những góp phần nâng cao kim ngạch xuất khẩu, giá trị bán buôn nội địa mà còn định vị ngành đồ gỗ nội thất của Việt Nam trên bản đồ thế giới. Xây dựng thương hiệu cho chính mình, các DN sẽ góp phần tạo nên thương hiệu cho ngành gỗ Việt Nam.
Ông Nguyễn Văn Diện, Vụ trưởng Vụ Phát triển sản xuất Lâm nghiệp - Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn cho rằng, thương hiệu là linh hồn của DN, thể hiện niềm tin của khách hàng đối với sản phẩm và không chỉ về chất lượng mà còn cả về chính sách hậu mãi. Thương hiệu tầm quốc gia giúp DN mở rộng thị trường một cách căn cơ nhất. Để xây dựng được thương hiệu quốc gia, từng DN phải xây dựng nền móng tốt. Hiện Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn đang giao cho cục Chế biến và phát triển thị trường nông sản xây dựng nghị định về xây dựng thương hiệu những mặt hàng chủ đạo của ngành nông nghiệp. “Khi nghị định này được ban hành thì quy trình cũng như việc xây dựng thương hiệu của các DN sẽ tốt hơn bởi làm một cách bài bản và khoa học thì chắc chắn hiệu quả sẽ tốt hơn” – ông Diện cho biết.
Ngoài ra, để hỗ trợ các DN phát triển thương hiệu, Tổng cục Lâm nghiệp kiến nghị Bộ Ngoại giao chỉ đạo các Tham tán thương mại tại nước ngoài hỗ trợ các DN chế biến gỗ trong các hoạt động liên quan đến việc xây dựng, phát triển thương hiệu gỗ Việt tại nước ngoài. Về phía các DN, cần thực hiện sản xuất có trách nhiệm với xã hội, môi trường, không sử dụng gỗ bất hợp pháp để nâng cao hình ảnh, uy tín của sản phẩm gỗ Việt trên thị trường quốc tế.
Tin liên quan
Xuất khẩu gỗ khởi đầu thuận lợi
09:37 | 10/04/2024 Kinh tế
Doanh nghiệp chế biến gỗ nỗ lực nâng cao tỷ trọng hàng thiết kế riêng
08:23 | 09/03/2024 Kinh tế
Xuất khẩu gỗ và sản phẩm gỗ tới thị trường Hoa Kỳ dần phục hồi
12:37 | 18/10/2023 Xuất nhập khẩu
Giữ thị trường xuất khẩu tôm trong năm 2025
15:18 | 05/02/2025 Kinh tế
Xuất khẩu tăng 1 tỷ USD trong 15 ngày đầu năm
09:38 | 05/02/2025 Xuất nhập khẩu
Mỹ hay Trung Quốc giữ ngôi đầu nhập khẩu cá tra Việt Nam?
13:54 | 04/02/2025 Kinh tế
15 ngày đầu năm 2025 tổng kim ngạch xuất nhập khẩu đạt hơn 34 tỷ USD
10:07 | 04/02/2025 Xuất nhập khẩu
Khai thác giá trị văn hóa của sản phẩm để chinh phục khách hàng quốc tế
10:29 | 02/02/2025 Kinh tế
Sẵn sàng cho sự bứt phá của cụm cảng Cái Mép - Thị Vải
10:31 | 01/02/2025 Kinh tế
FTA - bệ phóng cho xuất khẩu Việt Nam
15:07 | 31/01/2025 Kinh tế
Diện mạo mới của nông nghiệp Việt Nam
20:45 | 30/01/2025 Kinh tế
Tấp nập tàu chở hàng hóa cập cảng những ngày đầu năm mới
20:45 | 30/01/2025 Kinh tế
Logistics xanh: Hướng đi tất yếu của doanh nghiệp trong kỷ nguyên số
17:32 | 28/01/2025 Kinh tế
4 thị trường mục tiêu và tiềm năng của thủy sản Việt Nam năm 2025
10:16 | 24/01/2025 Kinh tế
Năm 2025, kỳ vọng kiều hối về TPHCM sẽ đạt trên 10 tỷ USD
21:13 | 23/01/2025 Kinh tế
Chi 380 tỷ USD nhập khẩu hàng hóa, Trung Quốc chiếm hơn 1/3
16:04 | 22/01/2025 Xuất nhập khẩu
Vấn đề Bạn quan tâm
Tin mới
Central Retail Việt Nam giảm giá hàng ngàn mặt hàng tiêu dùng thiết yếu sau Tết
Giữ thị trường xuất khẩu tôm trong năm 2025
Đạo luật AI của EU chính thức có hiệu lực
Tổng thống Mỹ Donald Trump xác nhận kế hoạch đóng cửa USAID
Hải quan Khánh Hòa xếp hạng tốt về cải cách hành chính
(Infographics) Tổng thu từ xuất nhập khẩu các tỉnh, thành vùng Tây Nguyên
10:50 | 15/12/2024 Hải quan
(INFOGRAPHICS) Kim ngạch hơn 67 tỷ USD, Hàn Quốc là đối tác thương mại lớn thứ 3 của Việt Nam
11:29 | 04/12/2024 Infographics
(INFOGRAPHICS): Tiêu chí lựa chọn doanh nghiệp tham gia chương trình tự nguyện tuân thủ
16:30 | 06/12/2024 Infographics
(INFOGRAPHICS) Tổng thu từ XNK các tỉnh vùng Bắc Trung Bộ và Duyên hải Trung Bộ
16:33 | 06/12/2024 Xuất nhập khẩu
(INFOGRAPHICS) 66 tỷ USD kim ngạch xuất nhập khẩu tháng 11
14:29 | 12/12/2024 Infographics