Điều hành giá, kiểm soát lạm phát trước những “biến số”
Kiểm soát lạm phát kỳ vọng Giảm áp lực cho kiểm soát lạm phát và thị trường giá cả năm 2024 KBNN: Kiểm soát chi sẽ đạt mục tiêu, tiếp tục điều hành ngân quỹ hiệu quả |
Cần thận trọng và linh hoạt trong điều hành thị trường giá cả và kiểm soát lạm phát. Ảnh: HD |
Kiểm soát để duy trì sức hấp dẫn nền kinh tế
Năm 2023 là năm thứ 10 liên tiếp Việt Nam đạt được mục tiêu về kiểm soát lạm phát. Đặc biệt, chỉ số giá tiêu dùng (CPI) năm 2023 tăng 3,25% so với bình quân năm 2022. Đây là mức tăng cao hơn của bình quân các năm 2015, 2016, 2019 đến 2022 nhưng lại thấp hơn khá nhiều so với mức tăng CPI bình quân của các năm còn lại trong giai đoạn 2008-2023.
Vì thế, đây được xem là một trong những “điểm sáng” trong điều hành kinh tế vĩ mô năm qua, nhất là trong bối cảnh tình hình lạm phát, giá cả thị trường tại nhiều quốc gia ở mức cao, ảnh hưởng lớn đến đời sống xã hội và kinh tế. Hơn nữa, đây cũng là “bệ đỡ” để nước ta tiếp tục kiểm soát lạm phát và thị trường giá cả trong năm 2024 và thời gian tới theo đúng mục tiêu đề ra.
Về vấn đề này, PGS.TS. Vũ Duy Nguyên, Viên trưởng Viện Kinh tế - Tài chính (Học viên Tài chính) cho rằng, việc kiểm soát lạm phát và thị trường giá cả năm 2024 cần đặt trong bối cảnh Việt Nam tiếp tục nỗ lực thúc đẩy phục hồi kinh tế, duy trì tốc độ tăng trưởng GDP cao theo kế hoạch phát triển 5 năm của giai đoạn 2021-2025; đồng thời duy trì mức độ tăng trưởng GDP cao trong khu vực ASEAN, khu vực châu Á và trên thế giới nhằm duy trì sức thu hút các nhà đầu tư nước ngoài vào Việt Nam trong thời gian tới.
Thực tế cho thấy, Việt Nam đang có nhiều thuận lợi cho điều hành thị trường giá cả ổn định trong năm 2024. Cụ thể, chính sách tài khóa và chính sách tiền tệ tiếp tục được phối hợp chặt chẽ và duy trì theo hướng nới lỏng trên cơ sở bệ đỡ của dự trữ ngoại hối, nguồn thu ngân sách, thặng dư cán cân thương mại, thu hút và thực hiện giải ngân vốn FDI tiếp tục tăng, thanh khoản ngân hàng dồi dào, lãi suất tiếp tục được chỉ đạo giảm… Đặc biệt, công tác quản lý, điều hành giá một số mặt hàng quan trọng đã liên tục được chú trọng thực hiện cùng với việc chủ động trong công tác dự báo, đánh giá tác động, xây dựng kịch bản điều hành giá và tăng cường sự phối hợp giữa các bộ, ngành, địa phương.
Năm 2024, Chính phủ đặt mục tiêu ưu tiên thúc đẩy tăng trưởng kinh tế (6-6,5%), giữ vững ổn định vĩ mô, kiểm soát lạm phát (4-4,5%), bảo đảm các cân đối lớn. Tuy nhiên, với bối cảnh kinh tế cùng những thuận lợi như đã nói ở trên, nhiều chuyên gia nhận định, tình hình lạm phát tại Việt Nam sẽ có xu hướng giảm, ở mức dưới 4%.
Không chủ quan khi còn nhiều áp lực lên lạm phát
Mặc dù đạt được nhiều kết quả tích cực nhưng Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính vẫn liên tục đưa ra khuyến nghị là không được chủ quan, thoả mãn bởi nhiều khó khăn vẫn còn, nhiều “biến số” khó lường trong năm 2024 sẽ tạo áp lực lớn lên lạm phát và công tác điều hành giá cả thị trường. Theo báo cáo của Quỹ Tiền tệ quốc tế (IMF), dự báo lạm phát toàn cầu năm 2024 ở mức 5,8%, lạm phát ở nhiều quốc gia vẫn duy trì trên mức lạm phát mục tiêu cho đến năm 2025 khiến lãi suất có thể hạ nhưng vẫn ở mức cao trong thời gian tới, cản trở tăng trưởng kinh tế toàn cầu.
Báo cáo của Cục Quản lý giá (Bộ Tài chính) cũng nhận định, dự báo bức tranh kinh tế thế giới nửa đầu năm 2024 còn ít khởi sắc do diễn biến xung đột chính trị - quân sự giữa Nga và Ukraine, giữa Israel và Hamas vẫn gia tăng gây tác động lan tỏa đến nhiều nền kinh tế, các ngân hàng trung ương cũng đang tiếp tục chống lạm phát, kiên trì chính sách lãi suất cao, siết chặt tiêu chuẩn cho vay… Đối với Việt Nam, tốc độ phát triển kinh tế cũng đang gặp trở ngại do xuất khẩu giảm khi nhu cầu tiêu dùng giảm, trong khi đó, kinh tế của nước ta phụ thuộc nhiều vào nhập khẩu nguyên vật liệu và có độ mở cao, vì thế, diễn biến giá trong nước gắn bó mật thiết với biến động giá nguyên nhiên vật liệu thế giới khi vẫn đang ở mức cao và diễn biến khó lường.
Ngoài ra, theo các chuyên gia, trong năm 2024, nước ta cũng thực hiện điều chỉnh giá dịch vụ do Nhà nước quản lý theo hướng tính đúng, tính đủ các yếu tố, các chi phí thực hiện vào giá dịch vụ y tế và học phí giáo dục, từ đó tác động làm tăng CPI. Tập đoàn Điện lực Việt Nam (EVN) có thể tiếp tục tăng giá điện khi nguyên liệu đầu vào như xăng, dầu, than đều đang ở mức cao. Việc thực hiện cải cách tiền lương và tăng lương tối thiểu vùng từ giữa năm 2024 sẽ kéo theo giá các hàng hóa và dịch vụ tiêu dùng trong gia đình tăng lên. Các chương trình hỗ trợ phục hồi, giải ngân đầu tư công của Chính phủ, dịch vụ du lịch... dự kiến cũng sẽ gây áp lực lên mặt bằng giá trong thời gian tới.
Từ những vấn đề này, các chuyên gia nhấn mạnh phải thận trọng trong công tác điều hành giá và kiểm soát lạm phát. Trong đó, cần thực hiện đồng bộ chính sách tiền tệ linh hoạt, thận trọng, bảo đảm tính chủ động, hiệu quả, phối hợp với điều hành chính sách tài khóa mở rộng hợp lý, có trọng tâm, trọng điểm. Hơn nữa, phải theo dõi chặt chẽ diễn biến giá cả, lạm phát trên thế giới, kịp thời cảnh báo các nguy cơ ảnh hưởng đến giá cả, lạm phát của Việt Nam. Đảm bảo thông suốt hoạt động cung ứng, lưu thông, phân phối hàng hóa.
Còn theo Cục Quản lý giá, tiếp tục phát huy các thành công vừa qua, Bộ Tài chính sẽ chủ động phối hợp với các bộ, ngành để tham mưu Thủ tướng Chính phủ, Phó Thủ tướng Chính phủ - Trưởng Ban Chỉ đạo điều hành giá và thực hiện theo thẩm quyền đồng bộ các giải pháp, biện pháp chủ động ứng phó với những thách thức trong công tác quản lý giá. Trong đó sẽ tăng cường công tác kiểm tra, giám sát, chú trọng thông tin, tuyên truyền để kiểm soát lạm phát kỳ vọng…
Chuyên gia kinh tế PGS.TS. Ngô Trí Long: Cần tránh đầu cơ, trục lợi Áp lực lạm phát năm 2024 không quá lớn, vẫn nằm trong tầm kiểm soát song vẫn tiềm ẩn rủi ro tăng mạnh. Thành công của Việt Nam trong việc kiểm soát lạm phát năm 2023 đã tạo đà cho việc giữ ổn định lạm phát trong năm 2024. Do vậy, các bộ, ngành và các địa phương cần chủ động phối hợp chặt chẽ theo dõi sát diễn biến kinh tế thế giới, tình hình lạm phát chung, diễn biến giá cả của các mặt hàng, đặc biệt là mặt hàng thiết yếu để có giải pháp ứng phó. Cộng đồng doanh nghiệp cần chủ động chuẩn bị đầy đủ các điều kiện đẩy mạnh sản xuất kinh doanh, bảo đảm nguồn cung và lưu thông hàng hóa. Các cơ quan chức năng cũng cần xây dựng, thực hiện chương trình bình ổn giá; đồng thời chỉ đạo lực lượng Quản lý thị trường phối hợp tăng cường kiểm tra, giám sát hoạt động của các thương nhân mua bán các mặt hàng thiết yếu nhằm tránh tình trạng đầu cơ, trục lợi…
Chuyên gia kinh tế PGS.TS. Đinh Trọng Thịnh: Tránh tình trạng “té nước theo mưa” Chính phủ, Bộ Tài chính, Ngân hàng Nhà nước (NHNN) cần theo dõi chặt chẽ về sự biến động trên cả thị trường bất động sản, thị trường chứng khoán và thị trường trái phiếu doanh nghiệp, có các biện pháp xử lý kịp thời nhằm tránh các tình huống đột xuất có thể ảnh hưởng xấu đến thị trường tài chính tiền tệ và lạm phát. NHNN cần tiếp tục chủ động, thực hiện điều hành linh hoạt lãi suất, công cụ thị trường mở, tích cực quản lý và điều chỉnh tỷ giá hối đoái linh hoạt, phù hợp, từng bước ổn định và nâng cao giá trị đồng Việt Nam, góp phần kìm giữ lạm phát cơ bản để làm cơ sở cho việc kìm giữ chỉ số CPI. Tổng cục Quản lý thị trường (Bộ Công Thương) và Cục Quản lý giá (Bộ Tài chính) trong năm 2024 cần tăng cường kiểm tra, giám sát hoạt động giá cả, thị trường, tránh tình trạng “té nước theo mưa” của một số chủ thể, nhất là với các hàng hóa, dịch vụ thiết yếu, đảm bảo ổn định mặt bằng giá cả, đặc biệt, thời điểm sau 1/7/2024 khi việc tăng lương khu vực được thực hiện.
Chuyên gia kinh tế Vũ Vinh Phú: Hạn chế sự chênh lệch của giá hàng hóa Thị trường bán lẻ Việt Nam năm 2023 vẫn có sự sôi động, hàng hóa đa dạng, dồi dào và phong phú. Tuy nhiên, vẫn còn hiện tượng chênh lệch về giá cả giữa giá đầu ra của nhà sản xuất, người nông dân, các hợp tác xã nông nghiệp… với giá bán cho người tiêu dùng. Nguyên nhân chính là do hàng hóa qua nhiều khâu trung gian, nhà sản xuất không có kho dự trữ nên dẫn đến được mùa thì bị ép giá… Vì thế, để ổn định thị trường giá cả ở nội địa, góp phần kiềm chế lạm phát, các cơ quan quản lý cần xây dựng quy hoạch phát triển theo vùng một cách ổn định, sản xuất phải gắn với kho dự trữ và cơ sở chế biến sâu nhằm tăng giá trị cho sản phẩm tiêu thụ trong nước và xuất khẩu. Ngoài ra cần làm tốt công tác chống buôn lậu, gian lận thương mại, sản xuất và kinh doanh hàng giả, trốn thuế để bảo vệ những doanh nghiệp làm ăn chân chính, xử lý nghiêm, đủ sức răn đe với các tổ chức cá nhân vi phạm. Minh Chi (ghi) |
Tin liên quan
Vận tải xanh và Logistics xanh mang lại lợi ích kinh tế toàn diện
10:25 | 21/01/2025 Doanh nghiệp - Doanh nhân
Đổi mới sáng tạo nâng tầm thương hiệu cho doanh nghiệp Việt
17:02 | 19/01/2025 Doanh nghiệp - Doanh nhân
Sớm khởi công nhà máy lớn, cụ thể hoá chuỗi sản xuất toàn cầu tại HANSSIP
17:01 | 19/01/2025 Doanh nghiệp - Doanh nhân
Dự kiến phát hành 500.000 tỷ đồng trái phiếu chính phủ trong năm 2025
16:55 | 15/01/2025 Thuế - Kho bạc
TPHCM: Phấn đấu giải ngân vốn đầu tư công đạt trên 81%
13:58 | 15/01/2025 Tài chính
5 hình thức sắp xếp lại, xử lý nhà đất
07:42 | 15/01/2025 Tài chính
Nhiều bộ, ngành, địa phương có khối lượng đối tượng kiểm kê lớn
20:28 | 14/01/2025 Tài chính
Cải cách hành chính, hiện đại hóa góp phần nâng cao năng lực quản lý của KBNN
09:44 | 14/01/2025 Thuế - Kho bạc
TPHCM: Giải ngân gần 700.000 tỷ vốn cho sản xuất
10:38 | 13/01/2025 Tài chính
Vì sao lạm phát ở Việt Nam ở mức thấp trong 10 năm qua?
20:49 | 09/01/2025 Tài chính
Ngành Tài chính thi đua hoàn thành thắng lợi mục tiêu, nhiệm vụ năm 2025
19:16 | 08/01/2025 Tài chính
Bộ trưởng Tài chính: Tiếp tục đẩy mạnh cải cách thủ tục hành chính, chuyển đổi số
19:15 | 08/01/2025 Tài chính
Ngưỡng nợ thuế bị cấm xuất cảnh đang được đề xuất là phù hợp
21:32 | 07/01/2025 Thuế - Kho bạc
Báo chí: Nguồn thông tin quan trọng giúp người dân, doanh nghiệp nắm bắt kịp thời chính sách tài chính
21:31 | 07/01/2025 Tài chính
10 sự kiện nổi bật của ngành Thuế năm 2024
20:42 | 03/01/2025 Thuế - Kho bạc
Kỳ vọng thị trường chứng khoán năm 2025 sẽ phát triển đột phá cả về quy mô, chất lượng
16:44 | 02/01/2025 Chứng khoán
Vấn đề Bạn quan tâm
Tin mới
SHB dành hơn 13 tỷ đồng ưu đãi cho khách hàng mở mới và sử dụng tài khoản
Chi 380 tỷ USD nhập khẩu hàng hóa, Trung Quốc chiếm hơn 1/3
Xuất khẩu lập đỉnh hơn 400 tỷ USD, nhóm hàng nào đóng góp nhiều nhất?
Khách hàng cá nhân hưởng lãi vay ưu đãi từ BAC A BANK dịp đầu năm 2025
Cơ hội nào cho xuất khẩu cá tra sang EU năm 2025?
(Infographics) Tổng thu từ xuất nhập khẩu các tỉnh, thành vùng Tây Nguyên
10:50 | 15/12/2024 Hải quan
(INFOGRAPHICS) Kim ngạch hơn 67 tỷ USD, Hàn Quốc là đối tác thương mại lớn thứ 3 của Việt Nam
11:29 | 04/12/2024 Infographics
(INFOGRAPHICS): Tiêu chí lựa chọn doanh nghiệp tham gia chương trình tự nguyện tuân thủ
16:30 | 06/12/2024 Infographics
(INFOGRAPHICS) Tổng thu từ XNK các tỉnh vùng Bắc Trung Bộ và Duyên hải Trung Bộ
16:33 | 06/12/2024 Xuất nhập khẩu
(INFOGRAPHICS) 66 tỷ USD kim ngạch xuất nhập khẩu tháng 11
14:29 | 12/12/2024 Infographics