Điều chỉnh chính sách tiền tệ, phối hợp gỡ khó cho doanh nghiệp
Ngành Tài chính chủ động, tiên phong trong điều hành chính sách tài khóa hỗ trợ nền kinh tế Thị trường hoài nghi khả năng BoJ điều chỉnh chính sách tiền tệ |
Rủi ro rất lớn nếu quá dựa vào chính sách tiền tệ trong bối cảnh tổng cầu đang suy giảm. Ảnh: ST |
Kịp thời và “đúng bệnh”
Tại Hội nghị Chính phủ với địa phương để đánh giá công tác 6 tháng đầu năm và triển khai kế hoạch 6 tháng cuối năm 2023, Chính phủ đã thống nhất cao chuyển chính sách tiền tệ từ trạng thái kiểm soát “chặt chẽ, chắc chắn” ở những thời điểm trước đó sang trạng thái “linh hoạt, nới lỏng”. Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính cũng lưu ý, thực hiện chính sách tiền tệ linh hoạt, nới lỏng hơn cần có trọng tâm, trọng điểm và có kiểm soát.
Thống đốc Ngân hàng Nhà nước Nguyễn Thị Hồng: Dư địa chính sách tiền tệ hạn hẹp
Ngành ngân hàng bước vào năm 2023 với nhiều khó khăn thách thức. Trong nước, thị trường trái phiếu, bất động sản gặp nhiều khó khăn càng đặt áp lực, rủi ro đối với hoạt động ngân hàng. Cùng với đó, hoạt động sản xuất, kinh doanh của doanh nghiệp, người dân suy giảm, nợ xấu tăng cao trong khi yêu cầu thực hiện các giải pháp tháo gỡ khó khăn cho doanh nghiệp, người dân vẫn được đặt ra. Trong bối cảnh đó, ngành ngân hàng được giao các nhiệm vụ tại nghị quyết của Chính phủ, Quốc hội là điều hành chính sách tiền tệ kiểm soát lạm phát, ổn định kinh tế vĩ mô, ổn định thị trường tiền tệ, ngoại hối. Song song với đó, điều hành chính sách tiền tệ đảm bảo có thể giảm lãi suất trong khi phải ổn định tỷ giá, thực hiện các giải pháp tháo gỡ khó khăn cho nền kinh tế. Đặc biệt, thực hiện các chỉ đạo của Chính phủ để cân bằng giữa tăng trưởng và lạm phát, tỷ giá và lãi suất, chính sách tiền tệ và tài khoá… Đây là yêu cầu vô cùng khó, nhất là khi dư địa chính sách tiền tệ rất hạn hẹp, thị trường tiền tệ, ngoại hối thường chịu tác động của tâm lý kỳ vọng... (Phát biểu tại Hội nghị sơ kết hoạt động ngân hàng 6 tháng đầu năm và triển khai nhiệm vụ 6 tháng cuối năm vào ngày 15/7) Ông Nguyễn Quốc Hùng, Tổng thư ký Hiệp hội Ngân hàng Việt Nam: Tăng sức hấp thụ vốn
NHNN đã điều hành chính sách tiền tệ một cách linh hoạt phù hợp với thực trạng nền kinh tế, các giao dịch trên thị trường liên ngân hàng được thông suốt, tỷ giá ổn định góp phần ổn định kinh tế vĩ mô, kiểm soát lạm phát. Hiệp hội Ngân hàng Việt Nam đã kêu gọi các tổ chức tín dụng cùng đồng thuận giảm lãi suất huy động trên cơ sở đó giảm lãi suất cho vay đối với khách hàng, tập trung vốn vào lĩnh vực sản xuất kinh doanh, dành 120.000 tỷ đồng đầu tư cho nhà ở xã hội góp phần tháo gỡ khó khăn cho lĩnh vực bất động sản… Tuy nhiên, sức hấp thụ vốn nền kinh tế thấp, tốc độ tăng trưởng tín dụng chỉ đạt trên 4%. Vì thế, để tăng sức hấp thụ vốn, Hiệp hội kiến nghị Chính phủ chỉ đạo các bộ, ngành địa phương đẩy mạnh đầu tư công, tháo gỡ khó khăn về thủ tục pháp lý đối với những dự án dở dang, nhà ở xã hội, triển khai hiệu quả Luật Hỗ trợ doanh nghiệp nhỏ và vừa, nâng cao vai trò của các quỹ bảo lãnh tín dụng cho doanh nghiệp. Đặc biệt là cần rà soát hiệu quả giữa các quỹ hỗ trợ doanh nghiệp nhỏ và vừa… để trên cơ sở đó bổ sung vốn cho quỹ này nhằm hỗ trợ doanh nghiệp chưa đáp ứng được điều kiện vay vốn tại ngân hàng, giúp khởi nghiệp hoặc khôi phục sản xuất kinh doanh. Chi Mai (ghi) |
Sau Hội nghị này, giữ đúng “lời hứa”, ngày 15/7, Chính phủ đã ban hành Nghị quyết 105/NQ-CP về các nhiệm vụ, giải pháp tháo gỡ khó khăn cho sản xuất kinh doanh, tiếp tục đẩy mạnh cải cách thủ tục hành chính, siết chặt kỷ luật, kỷ cương. Trong đó, Chính phủ yêu cầu Ngân hàng Nhà nước (NHNN) chủ trì, phối hợp với các bộ, cơ quan điều hành các công cụ chính sách tiền tệ chủ động, linh hoạt, nới lỏng phù hợp, kịp thời, hiệu quả để tạo điều kiện thanh khoản cho các tổ chức tín dụng; tiếp tục giảm mặt bằng lãi suất, nhất là giảm lãi suất cho vay (phấn đấu giảm ít nhất khoảng 1,5-2%), nghiên cứu, thực hiện áp dụng đối với cả khoản vay mới và đang còn dư nợ.
Trước đó, chỉ trong 6 tháng đầu năm, NHNN đã 4 lần giảm từ 0,5-2% cho các mức lãi suất điều hành, từ đó đưa mức lãi suất huy động bình quân giảm từ 0,7-0,8%, lãi suất cho vay bình quân giảm từ 1-1,2% so với hồi cuối năm 2022. Vừa qua, NHNN cũng đã điều chỉnh chỉ tiêu tăng trưởng tín dụng năm 2023 cho các tổ chức tín dụng với mức giao toàn hệ thống khoảng 14%.
Với con số này, Công ty Chứng khoán Maybank IB (MSVN) ước tính, theo chỉ tiêu mới, quy mô tín dụng có thể giải ngân trong nửa cuối năm 2023 bình quân khoảng 180.000 tỷ đồng mỗi tháng, cao hơn so với con số 122.000 tỷ đồng nếu tính theo chỉ tiêu tăng trưởng 11% công bố trước đó. Thậm chí, nhiều chuyên gia còn kỳ vọng NHNN sẽ còn ít nhất một đợt giảm lãi suất điều hành nữa từ nay đến cuối năm để hỗ trợ nền kinh tế.
Theo các chuyên gia, những động thái này là rất kịp thời, “bắt đúng mạch và kê đơn đúng thuốc”, đáp ứng yêu cầu cấp thiết tháo gỡ khó khăn về thanh khoản, tín dụng, thúc đẩy phục hồi, phát triển sản xuất kinh doanh và phù hợp với thực tiễn.
Ông Đậu Anh Tuấn, Phó Tổng Thư ký, Trưởng ban Pháp chế, Liên đoàn Thương mại và công nghiệp Việt Nam (VCCI) đã chia sẻ: “Tôi hình dung bối cảnh doanh nghiệp lúc này như là các “mảnh ruộng đang khô hạn” và Chính phủ đang cố gắng tạo nguồn nước để tưới các mảnh ruộng này. Bởi vì hoạt động kinh doanh thì cần vốn, vốn với doanh nghiệp như trồng trọt cần nước vậy. Khi bị thiếu nước thì rõ ràng nông nghiệp không thể phát triển, giống như doanh nghiệp thiếu vốn thì chắc chắn gặp khó khăn”.
Vị này cũng nêu rõ, cả trong năm 2022, dòng vốn đối với doanh nghiệp gặp rất nhiều khó khăn, trong đó có dòng vốn từ trái phiếu doanh nghiệp. Từ đó đến bây giờ, hàng loạt khó khăn lại dồn dập đổ lên các doanh nghiệp từ thị trường thế giới, đó là đơn hàng giảm, nhiều hoạt động kinh doanh khó khăn, doanh nghiệp đối mặt với nhiều khó khăn, vay vốn ngân hàng thì lãi suất rất cao…
“Trong giai đoạn vừa rồi, lãi suất có giai đoạn mười mấy phần trăm, mà đối với hoạt động kinh doanh bình thường thì mười mấy phần trăm đã khó chứ chưa nói đến tích lũy và phát triển”, Phó Chủ tịch VCCI nêu rõ.
Phối hợp và lựa chọn đúng “liều lượng”
Hiện cung tiền (M2) của cả nước mới tăng 2,7%, thấp hơn so với mức 3,8% cùng kỳ năm trước và thấp hơn rất nhiều mức 7% của năm 2019. Vòng quay tiền 6 tháng đầu năm của Việt Nam cũng chỉ đạt 0,67 lần, tức là tương đương vòng quay tiền thấp của cả năm 2022. Cùng với đó, tính đến cuối tháng 6, tăng trưởng tín dụng mới tăng 4,73%, trong khi mục tiêu cho cả năm được đề ra là 14-15%. Như vậy, dù đã hết nửa năm nhưng tín dụng mới chỉ đi được chưa đến 1/4 chặng đường, cho thấy khả năng hấp thụ vốn của nền kinh tế đang yếu.
Từ thực tế này, nhiều chuyên gia nhận định, chính sách tiền tệ không phải “chìa khóa vạn năng” để giải quyết bài toán khó khăn của doanh nghiệp cũng như nền kinh tế. Thậm chí, có chuyên gia cho rằng, sẽ là rủi ro lớn nhất nếu quá dựa vào chính sách tiền tệ trong bối cảnh tổng cầu đang suy giảm, bởi sẽ làm chất lượng tài sản của hệ thống tài chính tiền tệ kém đi, đồng thời có thể lan truyền đến khu vực kinh tế thực, gây ra rủi ro về lạm phát. Chuyên gia kinh tế TS. Võ Trí Thành, Viện trưởng Viện Nghiên cứu phát triển thương hiệu và cạnh tranh cho rằng, muốn đa mục tiêu thì phải đa công cụ, nên chính sách tiền tệ dù quan trọng nhưng không phải là tất cả.
Trong bối cảnh như vậy, việc phối hợp chính sách đã tiếp tục được nhấn mạnh từ những khuyến nghị của các chuyên gia cho đến chỉ đạo, điều hành của Chính phủ, Quốc hội. Theo TS. Võ Trí Thành, phục hồi kinh tế cần kết hợp với nhiều chính sách như kích cầu tiêu dùng, hỗ trợ người lao động, kích cầu du lịch, đẩy mạnh đầu tư công, giải quyết khó khăn cho xuất khẩu…
Thực tế cho thấy, việc lựa chọn, sử dụng công cụ nào nhiều hơn còn phụ thuộc vào từng thời điểm. Chẳng hạn ở thời điểm xây dựng Nghị quyết 43/2022/QH15 của Quốc hội: Về chính sách tài khóa, tiền tệ hỗ trợ Chương trình phục hồi và phát triển kinh tế - xã hội vào cuối năm 2021, gần như các hoạt động kinh tế xã hội ngừng trệ. Nên chính sách tiền tệ trong bối cảnh đó phát huy hiệu quả rất thấp, do vậy, chính sách tiền tệ thắt chặt và chính sách tài khóa nới lỏng là phù hợp. Còn trong giai đoạn hiện nay, sản xuất, kinh doanh đã phần nào phục hồi nhưng có thể thay đổi trạng thái và những khó khăn của doanh nghiệp về vốn, về dòng tiền là rất rõ, nên phải nới lỏng linh hoạt tiền tệ.
Ngoài ra, không ít doanh nghiệp đã nhấn mạnh, vấn đề quan trọng còn là sự hấp thụ khi phối hợp chính sách tiền tệ với các chính sách khác. Sự phối hợp chính sách còn phải tính đến việc khơi thông rào cản, đẩy nhanh giải quyết thủ tục hành chính. Nhiều chuyên gia còn nhìn nhận, chính sách tiền tệ phải chú ý về “liều lượng” khi nới lỏng trước những tác động từ bối cảnh khi phải kiểm soát lạm phát, điều hành tỷ giá, an toàn hệ thống… Hơn nữa, linh hoạt, nới lỏng tiền tệ chứ không hạ chuẩn, phải kiểm soát không thể để dòng tiền “dễ dãi” chảy vào những lĩnh vực rủi ro.
Điều đáng mừng là từ nay đến cuối năm, do yếu tố mùa vụ và kinh tế bớt những tiêu cực, lượng cung tiền được dự báo mạnh hơn, vòng quay tiền sẽ nhanh hơn. Câu chuyện lạm phát tại Việt Nam được nhận định là “yên tâm”, nên việc sử dụng các chính sách để phục hồi và kích thích tăng trưởng sẽ có thuận lợi. Hiện dòng vốn vẫn đang được cố gắng bơm ra nền kinh tế qua các gói tín dụng ưu đãi, cùng với đó là các chính sách về giảm thuế, phí đã được ban hành. Tuy nhiên, các doanh nghiệp kiến nghị cần rút ngắn độ trễ của chính sách để những hỗ trợ nhanh chóng đi vào cuộc sống. Đồng thời, bản thân doanh nghiệp cũng cần có những chuyển đổi, tái cơ cấu, tìm kiếm thị trường… để những hỗ trợ đạt hiệu quả và đi đúng hướng.
Doanh nghiệp cần nâng cao khả năng tiếp cận vốn và hấp thụ vốn
Để hỗ trợ doanh nghiệp phục hồi, TS. Tô Hoài Nam, Phó Chủ tịch Thường trực kiêm Tổng thư ký Hiệp hội doanh nghiệp nhỏ và vừa Việt Nam cho rằng, doanh nghiệp cần nâng cao khả năng tiếp cận vốn và hấp thụ vốn, nên đòi hỏi có sự phối hợp chặt chẽ giữa chính sách tiền tệ và chính sách tài khóa cũng như các chính sách hỗ trợ khác. Từ nay đến cuối năm, dự báo sẽ có một lượng vốn lớn được bơm ra nền kinh tế nhờ linh hoạt, nới lỏng chính sách tiền tệ, ông nhận xét như thế nào về khả năng hấp thụ vốn của các doanh nghiệp? Phải thẳng thắn nhìn nhận, hiện nay chuẩn tín dụng rất cao khiến nhiều doanh nghiệp, nhất là doanh nghiệp nhỏ và vừa khó tiếp cận vốn. Theo khảo sát nhanh của Hiệp hội vào tháng 6/2023 thì có tới hơn 70% doanh nghiệp nhỏ và vừa cho biết đang thiếu vốn và khó tiếp cận vốn. Vì thế, việc Ngân hàng Nhà nước (NHNN) nới chỉ tiêu tín dụng cho các ngân hàng, vận động ngân hàng giảm lãi suất là tín hiệu rất tích cực, nhưng các doanh nghiệp nhỏ và vừa sẽ quan tâm nhiều hơn đến các điều kiện vay vốn. Hiện nay trên thị trường có 3 nhóm doanh nghiệp khó tiếp cận vốn tín dụng. Thứ nhất là nhóm các doanh nghiệp không đáp ứng được các điều kiện tổ chức tín dụng đưa ra, đây là nhóm có tỷ lệ rất cao. Nên họ sẽ quan tâm nhiều hơn tới điều kiện được vay vốn, rồi mới tới chuyện giảm lãi suất. Nhóm thứ hai là nhóm các doanh nghiệp vay vốn bằng phương án sản xuất kinh doanh, nhưng phía ngân hàng thương mại rất ít có khả năng đánh giá một phương án kinh doanh nào đó là khả thi hay không khả thi, nhất là trong bối cảnh kinh tế đang chịu nhiều biến động khó lường. Hơn nữa, các doanh nghiệp nhỏ và vừa lại gặp thách thức về khả năng minh bạch dòng tiền, đa phần không có hệ thống tài chính, chuẩn mực kế toán theo quy định… nên cũng khó tiếp cận vốn. Nhóm doanh nghiệp thứ ba là khi đàm phán đánh giá tài sản, ngân hàng luôn ở thế thượng phong, khiến giá trị tài sản đảm bảo luôn bị đánh giá thấp hơn so với thực tế, trong khi ngân hàng chỉ cho vay khoảng 70% giá trị tài sản được định giá. Do đó, để tiếp cận vốn vay, nhóm doanh nghiệp này cần được nới thêm tỷ lệ cho vay. Trước khó khăn này, các doanh nghiệp cần thêm những giải pháp nào để hỗ trợ về vốn, thưa ông? Tất nhiên, nếu chỉ trông chờ vào kênh ngân hàng thì sẽ làm khó cho cả phía ngân hàng và doanh nghiệp, bởi các tổ chức tín dụng ngoài trách nhiệm cung ứng tiền cho nền kinh tế, còn phải đảm bảo an ninh tiền tệ, bảo toàn nguồn vốn và kinh doanh có lãi vì họ cũng là doanh nghiệp. Do đó, các doanh nghiệp cần huy động vốn từ các quỹ hỗ trợ, quỹ tín dụng ở địa phương… đồng thời các cơ quan chức năng cần khuyến khích các quỹ đầu tư tư nhân, quỹ đầu tư mạo hiểm, để đầu tư kinh doanh, khởi nghiệp, đổi mới sáng tạo. Các quỹ này sẽ phù hợp với năng lực cũng như điều kiện của các doanh nghiệp nhỏ và vừa. Hiện Chính phủ đã chỉ đạo linh hoạt, nới lỏng chính sách tiền tệ, phối hợp đồng bộ với chính sách tài khóa, theo ông, động thái này sẽ hỗ trợ doanh nghiệp như thế nào? Đây là những chỉ đạo mang tính chiến lược, giúp tháo gỡ khó khăn cho doanh nghiệp, tạo động lực cho doanh nghiệp phục hồi. Hiện bên cạnh việc khó tiếp cận vốn, kinh tế khó khăn còn dẫn đến việc các doanh nghiệp khó hấp thụ vốn. Nên vấn đề quan trọng hiện nay là cần nâng cao khả năng hấp thụ vốn của nền kinh tế. Khi đó thì việc giảm lãi suất hay nới chỉ tiêu tín dụng của các ngân hàng mới phát huy hiệu quả thực sự trong việc giúp doanh nghiệp tiếp cận vốn. Để làm được điều này, đòi hỏi có sự phối hợp chặt chẽ giữa chính sách tiền tệ và chính sách tài khóa cũng như các chính sách hỗ trợ khác. Trong đó, chính sách tài khóa cần thực hiện hiệu quả về giảm thuế, phí cho doanh nghiệp và đẩy mạnh giải ngân vốn đầu tư công để tạo hiệu ứng lan tỏa. Cùng với đó, bản thân doanh nghiệp cũng cần nâng cao giá trị, nâng cao kỹ năng quản trị điều hành, hiệu quả hoạt động kinh doanh… để vừa tăng sức chống chịu, vừa tăng khả năng tiếp cận vốn. Xin cảm ơn ông! Minh Chi (thực hiện) |
Tin liên quan
Chú trọng hỗ trợ thuế cho các lĩnh vực mang tính động lực tăng trưởng
20:20 | 22/11/2024 Chính sách và Cuộc sống
QUATEST 3 đủ điều kiện thực hiện quan trắc môi trường lao động
15:33 | 22/11/2024 Doanh nghiệp - Doanh nhân
(INFOGRAPHICS) Hơn 33 tỷ USD kim ngạch xuất nhập khẩu nửa đầu tháng 11/2024
15:46 | 22/11/2024 Infographics
“Thời khắc vàng” để các thương hiệu Việt vươn tầm thế giới
15:27 | 22/11/2024 Kinh tế
Xuất khẩu tăng hơn 45 tỷ USD, ngành hàng nào đóng góp nhiều nhất?
11:02 | 22/11/2024 Xuất nhập khẩu
Nâng dự báo tăng trưởng GDP của Việt Nam do xu hướng phục hồi mạnh mẽ
08:17 | 22/11/2024 Kinh tế
Chính sách đột phá phát triển nhà ở xã hội
20:34 | 21/11/2024 Kinh tế
10 tháng chi hơn 117 tỷ USD nhập hàng Trung Quốc
14:35 | 21/11/2024 Xuất nhập khẩu
(INFOGRAPHICS) Malaysia: Đối tác chục tỷ đô của Việt Nam ở Đông Nam Á
11:01 | 21/11/2024 Infographics
(INFOGRAPHICS) Thương mại Việt Nam - Campuchia đạt hơn 8 tỷ USD
08:37 | 21/11/2024 Infographics
Đường sắt tốc độ cao Bắc – Nam: Cần được đánh giá rất kỹ với góc nhìn đa chiều
22:33 | 20/11/2024 Kinh tế
Giữa tháng 11, xuất nhập khẩu đạt hơn 681 tỷ USD bằng cả năm 2023
15:50 | 20/11/2024 Xuất nhập khẩu
Nhập khẩu nguyên liệu dệt may da giày tăng mạnh
14:49 | 20/11/2024 Xuất nhập khẩu
“Thủ phủ” xuất khẩu đồ gỗ trước nhiều cơ hội bứt phá
13:30 | 20/11/2024 Kinh tế
(INFOGRAPHICS) 70 tỷ USD kim ngạch xuất nhập khẩu tháng 10/2024
10:33 | 20/11/2024 Xuất nhập khẩu
Vấn đề Bạn quan tâm
Tin mới
Ra mắt Bộ quy tắc đạo đức, ứng xử nghề nghiệp môi giới bất động sản
Sẽ có nhiều điểm mới quản lý loại hình gia công, sản xuất xuất khẩu
Chú trọng hỗ trợ thuế cho các lĩnh vực mang tính động lực tăng trưởng
TP Hồ Chí Minh: Phổ biến pháp luật cho người Việt Nam ở nước ngoài
Giúp người tiêu dùng “Hiểu hàng thật - Tránh hàng giả”
Chương trình Chuyển động Hải quan kỳ 2 tháng 11/2024
14:31 | 21/11/2024 Hải quan
(LONGFORM) Sứ mệnh phát triển quan hệ đối tác Hải quan- Doanh nghiệp
10:58 | 11/11/2024 Hải quan
Podcast Hải quan Online tổng hợp tuần 2 tháng 11/2024 (từ ngày 4/10 đến 10/11/2024)
08:52 | 11/11/2024 Multimedia
(INFOGRAPHICS): Thu ngân sách tại 10 đơn vị hải quan tăng 11,86%
14:03 | 04/11/2024 Infographics
(INFOGRAPHICS) 32 tỷ USD kim ngạch xuất nhập khẩu nửa đầu tháng 10
09:14 | 29/10/2024 Infographics