Điện năng lượng tái tạo cắt giảm nhiều, Bộ Công Thương làm gì gỡ khó?
Dư thừa điện năng lượng tái tạo, giá điện có giảm? | |
Vì sao ngành điện tiếp tục tiết giảm năng lượng tái tạo trong 5 năm tới? |
Dự kiến trong năm 2021 sẽ cắt giảm khoảng 1,68 tỷ kWh điện năng lượng tái tạo. Ảnh: Nguyễn Thanh |
Theo Cục Điện lực và Năng lượng tái tạo (Bộ Công Thương), thời gian qua, việc phát triển quá nóng của năng lượng tái tạo, cụ thể là điện mặt trời đã khiến việc truyền tải điện lên lưới không theo kịp.
Phát biểu tại toạ đàm “Nghịch lý thừa điện mặt trời: Giải pháp nào đảm bảo quyền lợi chính đáng của doanh nghiệp?” chiều nay 15/6, ông Lê Ngọc Hồ, Phó Giám đốc Ban Đầu tư, Công ty CP Tập đoàn Hoành Sơn cho biết, các nhà máy phải cắt giảm từ 30-50% công suất, thiệt hại lên đến hàng trăm triệu mỗi ngày.
Ngoài ra, vốn của các công ty là vốn tín dụng, do đó việc cắt giảm này gây khó khăn trong việc thu hồi vốn, chi trả lãi vay ngân hàng. Có công ty thậm chí lấy nguồn từ các dự án khác để chi trả ngân hàng. Điều này làm đảo lộn toàn bộ kế hoạch của doanh nghiệp.
Chuyên gia kinh tế Vũ Đình Ánh đánh giá có những vấn đề bất ổn liên quan đến chính sách tổng quan phát triển ngành điện trong 2 năm trở lại đây. Đầu tiên là tính toán công suất phải tăng khoảng 10% để đáp ứng tăng trưởng kinh tế và có nhiều phương án về phát triển điện gió, mặt trời, điện khí… nhưng do Covid-19 nên phụ tải không tăng như dự kiến.
Thứ 2 là đánh giá chưa đúng về điện mặt trời, vì vậy có cam kết ưu đãi lớn cho loại hình này. Do chính sách ưu đãi nên mới xảy ra việc ồ ạt đầu tư, công suất tăng lên gấp 20 lần so với dự tính trong quy hoạch… “Tóm lại ở đây có sự lúng túng và bị động trong phát triển năng lượng mặt trời. Khá nhiều vấn đề đã bộc lộ và cần có giải pháp xử lý trong thời gian tới”, ông Ánh nhận định.
Ông Phạm Nguyên Hùng, Phó Cục trưởng Cục Điện lực và Năng lượng tái tạo cho rằng, để giải quyết vấn đề giảm phát các dự án năng lượng tái tạo, thứ nhất là đầu tư và đưa vào vận hành các dự án truyền tải điện. Vấn đề này thời gian qua đã được ngành điện đầu tư, những sự cố tắc nghẽn lưới điện đã giải quyết.
Giai đoạn 2016-2020 tăng trưởng điện trung bình 9%/năm, riêng năm 2020 tăng trưởng điện chỉ trên 3%, thấp hơn kế hoạch rất nhiều. Trong ngắn hạn, muốn thúc đẩy tăng trưởng điện để đưa vào nhiều điện tái tạo hơn phải kiểm soát dịch và phục hồi kinh tế.
Vừa qua, Bộ Công Thương đã chỉ đạo Tập đoàn Điện lực Việt Nam, Trung tâm Điều độ Hệ thống điện Quốc gia có một số điều chỉnh giờ phát cao điểm của các thủy điện nhỏ miền Trung, Nam lệch ra, giúp tăng khả năng thâm nhập của năng lượng tái tạo cỡ 1.000 MW.
Tuy nhiên, ông Hùng cũng nhấn mạnh, để tối đa hóa sự tiếp nhận năng lượng tái tạo là khó vì liên quan đến sự an toàn hệ thống điện, vẫn phải có sự huy động nhiều nguồn điện khác nhau và cắt giảm điện năng lượng tái tạo nhất định.
Theo ông Lê Ngọc Hồ, để điện năng lượng tái tạo được vận hành tối đa, có thể tính đến giải pháp hệ thống như pin tích trữ phục vụ nạp-xả; ngoài ra, cần có chính sách để điện mặt trời bán trực tiếp cho các khách hàng. Điều này phụ thuộc vào các quy định của Nhà nước, có hướng dẫn cụ thể và có hạ tầng phục vụ.
Nhìn nhận tích trữ năng lượng cũng là một giải pháp, song ông Phạm Nguyên Hùng nhấn mạnh hiện giá thành hệ thống tích trữ vẫn còn cao. Do đó, việc áp dụng loại hình này còn chưa hiệu quả.
“Tuy nhiên, chúng ta cần chuẩn bị sẵn chính sách, khung pháp lý, kỹ thuật, kinh nghiệm phát triển từ các nước để cụ thể hóa thành quy định tại Việt Nam, trong tương lai đưa loại hình này vào tối đa. Bộ Công Thương với sự tài trợ các cơ quan quốc tế đang nghiên cứu cơ chế, đồng bộ chính sách khuyến khích để phát triển hệ thống tích trữ này”, ông Hùng nói.
Ngoài ra, trong các chính sách tiếp tục thu hút nhà đầu tư vào năng lượng tái tạo, Bộ Công Thương đang nghiên cứu chính sách về cơ chế hợp đồng mua bán điện trực tiếp (DPPA). Hiện, Cục Điện lực và Năng lượng tái tạo đang soạn thảo nội dung này và lấy ý kiến các tổ chức, ban, ngành, địa phương liên quan.
Trong 4 tháng đầu năm 2021, Trung tâm điều độ hệ thống điện quốc gia (A0) đã buộc phải cắt giảm gần 470 triệu kWh điện năng lượng tái tạo (trong đó đã cắt giảm 447,5 triệu kWh điện mặt trời trang trại, chiếm 13,3% khả năng phát của các nhà máy điện mặt trời và cắt giảm 19,7 triệu kWh điện gió, chiếm khoảng 4,8% khả năng phát của các nhà máy điện gió). Dự kiến trong năm 2021 sẽ cắt giảm khoảng 1,68 tỷ kWh điện năng lượng tái tạo (trong đó, sẽ cắt giảm 1,25 tỷ kWh điện mặt trời trang trại, chiếm khoảng 9% khả năng phát của các nhà máy điện mặt trời và cắt giảm khoảng 430 triệu kWh điện gió, chiếm khoảng 7% khả năng phát của các nhà máy điện gió). |
Tin liên quan
Tân Cảng Sài Gòn và Cảng Vũng Áng khai thác hàng siêu trường siêu trọng
07:55 | 24/09/2024 Doanh nghiệp - Doanh nhân
TP Hồ Chí Minh tìm giải pháp thu hút đầu tư năng lượng tái tạo
09:07 | 21/09/2024 Kinh tế
Những cơ hội mới cho tương lai ngành điện, năng lượng tái tạo Việt Nam
14:55 | 04/09/2024 Kinh tế
Xuất khẩu 2024 có thể lập đỉnh mới hơn 400 tỷ USD
09:38 | 23/12/2024 Xuất nhập khẩu
Đánh thức tiềm năng dược liệu vùng Đồng bằng sông Cửu Long
08:38 | 23/12/2024 Kinh tế
Trung Đông- thị trường tiềm năng xuất khẩu thủy sản của Việt Nam
15:28 | 22/12/2024 Kinh tế
(INFOGRAPHICS) Xuất nhập khẩu nửa đầu tháng 12 có chiều hướng giảm
10:54 | 22/12/2024 Infographics
Xuất khẩu dừa bước vào chu kỳ tăng tốc
09:52 | 22/12/2024 Kinh tế
Xuất nhập khẩu chính thức đạt gần 750 tỷ USD
18:24 | 20/12/2024 Xuất nhập khẩu
Cơ hội bền vững để hàng Việt Nam thâm nhập thị trường toàn cầu
08:00 | 20/12/2024 Kinh tế
Nắm bắt xu thế chuyển đổi xanh - Cơ hội sống còn của doanh nghiệp Việt Nam
07:53 | 20/12/2024 Kinh tế
Diễn biến nào của lãi suất cho vay trong năm 2025?
21:39 | 19/12/2024 Kinh tế
Nhập khẩu từ Trung Quốc cao kỷ lục đạt hơn 130 tỷ USD
14:40 | 19/12/2024 Xuất nhập khẩu
TP Hồ Chí Minh: Đa dạng hình thức hỗ trợ doanh nghiệp xuất khẩu hàng hóa
07:46 | 19/12/2024 Kinh tế
Phòng vệ thương mại bảo vệ các ngành sản xuất trong nước
16:40 | 18/12/2024 Kinh tế
Thị trường xuất khẩu đầu tiên cán mốc 100 tỷ USD
16:38 | 18/12/2024 Xuất nhập khẩu
Vấn đề Bạn quan tâm
Tin mới
Sau châu Á, Viettel High Tech tiếp tục mở rộng tại thị trường châu Mỹ
Malaysia triển khai nhiều sáng kiến thúc đẩy thịnh vượng trong suốt năm 2024
Cuộc "chiến tranh lạnh" mới
Ấn tượng Trung Nguyên E-Coffee tại Triển lãm Quốc phòng quốc tế Việt Nam 2024
Xuất khẩu 2024 có thể lập đỉnh mới hơn 400 tỷ USD
(Infographics) Tổng thu từ xuất nhập khẩu các tỉnh, thành vùng Tây Nguyên
10:50 | 15/12/2024 Hải quan
(INFOGRAPHICS) Kim ngạch hơn 67 tỷ USD, Hàn Quốc là đối tác thương mại lớn thứ 3 của Việt Nam
11:29 | 04/12/2024 Infographics
(INFOGRAPHICS): Tiêu chí lựa chọn doanh nghiệp tham gia chương trình tự nguyện tuân thủ
16:30 | 06/12/2024 Infographics
(INFOGRAPHICS) Tổng thu từ XNK các tỉnh vùng Bắc Trung Bộ và Duyên hải Trung Bộ
16:33 | 06/12/2024 Xuất nhập khẩu
(INFOGRAPHICS) 66 tỷ USD kim ngạch xuất nhập khẩu tháng 11
14:29 | 12/12/2024 Infographics