Diễn đàn Kinh tế tư nhân: Doanh nghiệp tư nhân cần được trao cơ hội để phát triển
Diễn đàn kinh tế tư nhân hiến kế phát triển ngành du lịch | |
Hiến kế khơi thông dòng vốn trung - dài hạn | |
Nhiều điểm mới tại Diễn đàn Kinh tế tư nhân Việt Nam 2019 |
Phiên toàn thể Diễn đàn Kinh tế tư nhân Việt Nam 2019. Ảnh: H.Anh |
Diễn đàn Kinh tế tư nhân Việt Nam 2019 được tổ chức tại Trung tâm Hội nghị Quốc gia Hà Nội với chủ đề "Phát triển kinh tế tư nhân Việt Nam trở thành một động lực quan trọng của nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa theo Nghị quyết 10-NQ/TW của Hội nghị TW 5 khoá XII và Nghị quyết 98-NQ/CP của Chính phủ" do Chính phủ và Ban Kinh tế Trung ương đồng chủ trì và chỉ đạo tổ chức.
Sau 7 phiên Hội thảo chuyên đề diễn ra đồng thời vào sáng 2/5 tại Trung tâm Hội nghị Quốc gia (Hà Nội), Diễn đàn Kinh tế tư nhân 2019 bước vào phiên toàn thể trong buổi chiều.
Theo Ban Kinh tế Trung ương, sự kiện này được tổ chức nhằm hướng tới 3 mục tiêu lớn: Đánh giá kết quả sau gần 2 năm thực hiện Nghị quyết 10 của Hội nghị Trung ương 5, Nghị quyết 98-NQ/CP của Chính phủ, nhận diện các mặt được để phát huy và các mặt chưa được để khắc phục; quán triệt quan điểm, đường lối của Đảng và nâng cao nhận thức của xã hội về vai trò, vị trí của kinh tế tư nhân trong sự nghiệp phát triển kinh tế - xã hội, xây dựng và bảo vệ Tổ quốc; tạo cơ hội cho các doanh nhân tư nhân, cơ quan, tổ chức đối thoại, hiến kế, kiến nghị, đề xuất với Đảng, Nhà nước về các cơ chế, chính sách và giải pháp cải thiện môi trường kinh doanh, hỗ trợ phát triển kinh tế tư nhân.
Đây là phiên đối thoại lớn với sự tham gia của Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Xuân Phúc cùng Ủy viên Bộ Chính trị, Bí thư Trung ương Đảng, Trưởng Ban Kinh tế Trung ương Nguyễn Văn Bình; Ủy viên Bộ Chính trị, Phó Thủ tướng Thường trực Chính phủ Trương Hòa Bình; Ủy viên Bộ Chính trị, Bí thư Thành ủy Hà Nội Hoàng Trung Hải; Ủy viên Bộ Chính trị, Bí thư Thành ủy TPHCM Nguyễn Thiện Nhân; Phó Chủ tịch Quốc hội Phùng Quốc Hiển và lãnh đạo các bộ ngành, địa phương.
Phiên đối thoại còn có sự tham gia của đại diện cho cộng đồng doanh nghiệp là các Hiệp hội, ngành hàng, các doanh nghiệp lớn tiêu biểu như Vietjet Air, VinFast, Tập đoàn TH... cùng 2.500 doanh nghiệp khác.
Phát biểu tại phiên toàn thể, Thủ tướng Chính phủ nhấn mạnh, năm 2018 là năm thứ 4 liên tiếp cả nước có số doanh nghiệp thành lập mới và số vốn đăng ký đạt kỷ lục.
Trong sự phát triển đó có vai trò quan trọng của các tập đoàn kinh tế nhà nước, các doanh nghiệp đầu tư nước ngoài, các loại hình hợp tác xã và kinh tế hộ. Đặc biệt, kinh tế tư nhân nổi lên như một trong những động lực quan trọng, dẫn dắt sự tăng trưởng của nền kinh tế.
Theo đó, khu vực kinh tế tư nhân trong nước đang tạo ra khoảng 42% GDP, 30% NSNN, thu hút khoảng 85% lực lượng lao động cả nước. Nhiều doanh nghiệp tư nhân đã khẳng định giá trị thương hiệu của mình trên thị trường và được người dân trong nước tin tưởng.
“Nhất là, sau khi có Nghị quyết TW 5, Khóa XII về phát triển kinh tế tư nhân, mặc dù chưa có sự đánh giá tổng kết đầy đủ những kết quả đạt được nhưng 2 năm qua chúng ta đã chứng kiến sự lớn mạnh, tinh thần đổi mới và khát vọng vươn lên của khu vực tư nhân”, Thủ tướng nói.
Với tinh thần “nhìn thẳng vào sự thật, đánh giá đúng sự thật và nói sự thật”, Thủ tướng cũng nêu một số vấn đề có tính gợi mở cho việc thảo luận tại Diễn đàn.
Đó là làm thế nào để các doanh nghiệp Việt Nam đa phần có quy mô còn nhỏ có thể vươn ra cạnh tranh quốc tế, có thương hiệu toàn cầu? Làm sao có được đột phá thực sự ở các điểm nghẽn trong môi trường kinh doanh? Cần những giải pháp đột phá nào, cơ chế hợp tác công - tư thế nào trong những ngành, lĩnh vực mà Việt Nam có nhiều tiềm năng như du lịch, dịch vụ, kinh tế số, kinh tế chia sẻ, mô hình kinh doanh mới, phát triển chuỗi giá trị nông nghiệp?
Chia sẻ về chủ trương, quan điểm, định hướng lớn về phát triển kinh tế tư nhân, những quyết sách tạo điều kiện cho kinh tế tư nhân góp phần phát triển kinh tế, Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc cho rằng tiềm năng thế mạnh lẫn điều kiện của kinh tế tư nhân còn nhiều ràng buộc. Vì vậy, Thủ tướng cho rằng, cần tạo điều kiện không gian, nguồn lực, cơ hội cho khu vực tư nhân phát triển thuận lợi hơn. Theo đó, DN tư nhân cần sự bình đẳng, được bảo vệ, khích lệ và trao cơ hội cho kinh tế tư nhân.
Phát biểu tại Diễn đàn, ông Nguyễn Văn Bình, Trưởng Ban Kinh tế Trung ương khẳng định, phát triển kinh tế tư nhân lành mạnh là yêu cầu trong tiến trình xây dựng kinh tế. Đây được xem là phương thức quan trọng để giải phóng sức sản xuất; huy động nguồn lực xã hội. Nghị quyết này là kết tinh tinh hoa, đúc kết kinh nghiệm từ trước và tiếp thu có chọn lọc những thành tựu của thế giới.
Lãnh đạo Ban Kinh tế Trung ương đề cập nhiều nội dung cốt lõi. Đầu tiên, đó là thống nhất trong nhận thức thì mới có hành động thống nhất. "Có nhận thức đầy đủ thấu đáo các quan điểm của Đảng thì mới đủ bản lĩnh quyết tâm xóa bỏ mọi rào cản, mọi mặc cảm để phát triển kinh tế tư nhân", ông Bình nói.
Tại diễn đàn, ông Phùng Quốc Hiển, Ủy viên Trung ương Đảng, Phó Chủ tịch Quốc hội chia sẻ những vấn đề then chốt để hoàn thiện thể chế các chính sách kinh tế liên quan đến kinh tế tư nhân.
Theo ông, thời gian qua, Quốc hội và Chính phủ đã tập trung thể chế hoá về các chính sách kinh tế liên quan đến kinh tế tư nhân. Nhờ cơ chế chính sách tạo ra, kinh tế tư nhân đã có bước phát triển tích cực. Hết năm 2018, Việt Nam có 715.000 doanh nghiệp tư nhân, chiếm vị trí rất quan trọng trong nền kinh tế.
Tuy nhiên, ông Hiển nhận định vẫn còn một số vấn đề cần giải quyết. Thứ nhất là việc thực thi pháp luật còn nhiều hạn chế trong tạo điều kiện cho doanh nghiệp phát triển.
Một vấn đề nữa là những chi phí tuân thủ pháp luật thời gian qua chưa được giải quyết tốt. Thời gian làm thủ tục quản lý còn nhiều. Mục tiêu đặt ra đến năm 2020 phải có một triệu doanh nghiệp tư nhân hoạt động nhưng hiện tại mới đạt 715.000 doanh nghiệp, đây là một thách thức.
Theo ông Phùng Quốc Hiển, điều đó đặt ra bài toán cần phải rà soát lại hệ thống pháp luật, nhất là những luật liên quan đến thể chế, luật công chức viên chức, chế độ kinh tế, chính sách kinh tế như Luật Đầu tư, Luật Sở hữu trí tuệ, Luật Đất đai.
Những luật này phải phá vỡ rào cản và tạo điều kiện cho các doanh nghiệp tư nhân tiếp cận được với nguồn lực về đất đai, tài chính, yếu tố sản xuất... Ngoài ra, cần cố gắng để giảm những chi phí tuân thủ pháp luật như lệ phí kinh doanh, cùng với đó là những chi phí không chính thức gây khó khăn cho các doanh nghiệp.
Tin liên quan
Tháo gỡ điểm nghẽn
08:07 | 06/11/2024 Người quan sát
Gỡ nhiều điểm nghẽn trong chi thường xuyên để mua sắm tài sản, trang thiết bị
10:29 | 27/10/2024 Tài chính
Tối đa hóa tiềm năng xuất khẩu công nghệ số
07:31 | 07/10/2024 Kinh tế
Xuất khẩu dệt may lạc quan nhờ cơ hội thị trường
08:16 | 23/11/2024 Kinh tế
(INFOGRAPHICS) Hơn 33 tỷ USD kim ngạch xuất nhập khẩu nửa đầu tháng 11/2024
15:46 | 22/11/2024 Infographics
“Thời khắc vàng” để các thương hiệu Việt vươn tầm thế giới
15:27 | 22/11/2024 Kinh tế
Xuất khẩu tăng hơn 45 tỷ USD, ngành hàng nào đóng góp nhiều nhất?
11:02 | 22/11/2024 Xuất nhập khẩu
Nâng dự báo tăng trưởng GDP của Việt Nam do xu hướng phục hồi mạnh mẽ
08:17 | 22/11/2024 Kinh tế
Chính sách đột phá phát triển nhà ở xã hội
20:34 | 21/11/2024 Kinh tế
10 tháng chi hơn 117 tỷ USD nhập hàng Trung Quốc
14:35 | 21/11/2024 Xuất nhập khẩu
(INFOGRAPHICS) Malaysia: Đối tác chục tỷ đô của Việt Nam ở Đông Nam Á
11:01 | 21/11/2024 Infographics
(INFOGRAPHICS) Thương mại Việt Nam - Campuchia đạt hơn 8 tỷ USD
08:37 | 21/11/2024 Infographics
Đường sắt tốc độ cao Bắc – Nam: Cần được đánh giá rất kỹ với góc nhìn đa chiều
22:33 | 20/11/2024 Kinh tế
Giữa tháng 11, xuất nhập khẩu đạt hơn 681 tỷ USD bằng cả năm 2023
15:50 | 20/11/2024 Xuất nhập khẩu
Nhập khẩu nguyên liệu dệt may da giày tăng mạnh
14:49 | 20/11/2024 Xuất nhập khẩu
“Thủ phủ” xuất khẩu đồ gỗ trước nhiều cơ hội bứt phá
13:30 | 20/11/2024 Kinh tế
Vấn đề Bạn quan tâm
Tin mới
Trình dự án Luật thay thế "Luật 69", nâng cao tính tự chủ của doanh nghiệp nhà nước
Trình dự án Luật Công nghiệp công nghệ số với quy định về AI, tài sản số
Stress khi chạy deadline mùa Tết: Người trẻ làm gì để giảm căng thẳng?
Kiến nghị thay đổi thời gian áp dụng quy định mới về nhập khẩu vật liệu xây dựng
Cảnh sát biển bắt giữ tàu cá vận chuyển 55.000 lít dầu DO trái phép
Chương trình Chuyển động Hải quan kỳ 2 tháng 11/2024
14:31 | 21/11/2024 Hải quan
(LONGFORM) Sứ mệnh phát triển quan hệ đối tác Hải quan- Doanh nghiệp
10:58 | 11/11/2024 Hải quan
Podcast Hải quan Online tổng hợp tuần 2 tháng 11/2024 (từ ngày 4/10 đến 10/11/2024)
08:52 | 11/11/2024 Multimedia
(INFOGRAPHICS): Thu ngân sách tại 10 đơn vị hải quan tăng 11,86%
14:03 | 04/11/2024 Infographics
(INFOGRAPHICS) 32 tỷ USD kim ngạch xuất nhập khẩu nửa đầu tháng 10
09:14 | 29/10/2024 Infographics